Mở đầu

tran van bang

minh dố các bạn:

Tại sao bầu trời lại có màu xanh?

Bài tập Sinh học

Thế giới của tôi gọi tắt...
6 tháng 9 2016 lúc 12:50

 

Bài tập Sinh học

Ánh sáng phát ra từ mặt trời bao gồm nhiều màu sắc, mỗi màu lại có một sóng ánh sáng khác nhau.

Bầu khí quyển tác động tới mỗi màu ánh sáng xuyên qua khi sóng của nó chạm vào phân tử, các giọt nước nhỏ và những mẩu bụi.

Ánh sáng màu xanh dương có sóng ngắn nên các phân tử trong không khí phán tán đi nó đi xung quanh, làm cho bầu trời có màu xanh dương. Ánh sáng đỏ có sóng ánh sáng dài hơn, vì thế hoạt động mạnh hơn và không bị phân tán đi nhiều như thế.

Bầu trời lúc hoàng hôn có màu đỏ là bởi vào buổi tối, ánh sáng đi xuyên qua bầu khí quyển dày hơn để tới mắt người và chỉ có ánh sáng đỏ mới lọt qua được.

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
6 tháng 9 2016 lúc 13:01

Nhìn từ mặt đất, ai trong chúng ta cũng đã có đôi lần ngất ngây trước bầu trời rộng lớn, xanh ngắt và màu vàng cam rực rỡ của mặt trời. Thế nhưng, các phi hành gia trên trạm vũ trụ lại nhìn thấy mặt trời trắng trên nền trời tối đen. Tại sao như vậy?

Ánh sáng di chuyển trong không gian theo các bước sóng khác nhau. Ánh sáng nhìn thấy được thường có bước sóng khá ngắn, màu đỏ có bước sóng dài nhất còn màu tím có bước sóng ngắn nhất. Mặt trời tạo ra đủ mọi ánh sáng có các màu khác nhau và trộn lẫn tất cả các màu này lại thì chúng ta sẽ có ánh sáng trắng. Đó là lý do tại sao ở ngoài vũ trụ chúng ta nhìn thấy mặt trời có màu trắng.

Khi ánh sáng từ mặt trời đi vào trái đất, chúng đi qua khí quyển của trái đất trước khi chạm vào chúng ta. Bầu khí quyển của trái đất chứa rất nhiều Oxy và Nytrogen. Các phân tử Oxy và Nytrogen này nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng ánh sáng. Ánh sáng đập vào các phân tử này sẽ không bị phản chiếu nhưng bị tán xạ đi khắp mọi hướng. Ánh sáng có bước sóng dài hơn (ví dụ như màu đỏ và màu vàng) sẽ ít bị tán xạ hơn, còn ánh sáng có bước sóng ngắn (như màu xanh hoặc tím) sẽ bị tán xạ nhiều hơn. Khi nhìn thấy nền trời màu xanh có nghĩa là ánh sáng màu xanh đã được tán xạ và “chạy lung tung” khắp nơi cho tới khi đập vào mắt chúng ta từ mọi hướng.

Vào lúc hoàng hôn và bình minh thì ánh sáng mặt trời không chiếu thẳng mà phải đi một đoạn đường xa hơn mới tới được mắt người. Lúc đó ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị tán xạ đi và mắt người chỉ còn nhìn thấy ánh sáng có bước sóng dài, do vậy bình minh và hoàng hôn thì bầu trời lại có màu đỏ.

Bình luận (7)
Nguyễn Ngọc Linh
3 tháng 4 2017 lúc 14:40

vì đây là 1 hiệu ứng vật lý rất quen thuộc - sự tán xạ. Ánh sáng mặt trời phải đi qua bầu khí quyển của trái đất,nơi có rất nhiều tầng khí và vật chất.Đóng vai trò rải ánh sáng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thảo My
Xem chi tiết
Không Có
Xem chi tiết
Kaitou Kid
Xem chi tiết
tran van bang
Xem chi tiết
trần lê ngọc huyền
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
Xem chi tiết
Ngô Châu Bảo Oanh
Xem chi tiết
Phú Đào Tấn
Xem chi tiết
Công Chúa Mùa Đông
Xem chi tiết