Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Tập làm văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lưu Tâm

Mấy bạn giúp mình nhe !

Gợi ý cho mình dựa vào đề văn sau :

Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của một lời nói.

nguyenthihab
3 tháng 12 2017 lúc 7:07

Trên đời này, có một thứ mà sức mạnh của nó không thua kém gì một loại máy móc tối tân, một quả bom hiện đại hay một cục nam châm khổng lồ, đó chính là lời nói ♫. Con người ta sinh ra, rồi lớn lên, ai cũng sẽ qua tuổi tập nói, sẽ qua cái tuổi “ nghĩ gì nói nấy” để đến với cái tuổi “nói thì phải nghĩ và nghĩ rồi mới nói”, họ sẽ đủ để nhận ra rằng, sức mạnh của lời nói thực sự ghê gớm, hơn cả những gì họ đang nghĩ. Lời nói có khi là kẹo ngọt dịu dàng, có khi là hoa hồng chứa gai nhọn nhưng nó cũng có thể là con dao sắc gây cho người khác bị tổn thương... Lời nói có thể đưa một con người lên tận đỉnh của vinh quang, của sự sung sướng, có thể giúp cho họ thêm sức mạnh, niềm tin, hạnh phúc, giúp cho một người trong cơn tuyệt vọng trở thành người vững tâm, có thể giúp cho một đứa trẻ trưởng thành, một bệnh nhân thấy trong lòng ấm áp, quên đi nỗi sợ hãi – đau đớn của bệnh tật... Ngược lại, lời nói cũng có thể khiến cho người ta từ tuyệt vọng trở nên suy sụp hoàn toàn, làm tổn thương nặng nề, hay thậm chí, nó mang đến cái chết cho một người nào đó... Có khi ta lỡ lời, nhưng có những khi ta trở nên “độc ác”, ta muốn người nào đó thật đau khổ với điều mà ta đang nói nhưng ta không hề nghĩ tới hậu quả sau đó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Đọc qua những bài báo, những cái chết có khi chỉ do một lời nói, một sự nghi oan không bằng chứng cũng đủ để tạo nên hồi chuông cảnh báo... Những bạn trẻ ở tuổi dậy thì, còn thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý hay những người luôn phải chịu tiếng dư luận, mà bây giờ gọi là “ném đá”. Liệu ta có phải người trong cuộc? Liệu ta có phải là người hiểu rõ mọi chuyện? Đôi khi không! Nói cũng chỉ để nói, để thỏa mãn nhu cầu nói của mình mà không để ý tới cảm giác của người khác. Chỉ mong tới một ngày nào đó, bạn đặt mình vào vị trí của người kia, và hiểu cảm giác của họ khi họ phải chịu tổn thương, đau đớn do lời nói gây ra, bạn mới có thể biết rằng bạn sợ hãi, đau khổ cùng cực biết bao.
Hãy suy nghĩ trước khi nói, nói chậm, chắc một chút còn hơn nhanh nhảu mà hỏng chuyện. Hãy chấm dứt những cơn giận vô lý, sự nóng giận cũng sẽ làm cho lời nói sai lệch đi, không thể kềm chế được... Lời nói không phải là dao nhưng cũng có thể người khác tổn thương nặng nề, nó cũng không phải là liều thuốc tiên nhưng có thể giúp người khác thoát ra khỏi sự tuyệt vọng, bệnh tật và mang lại hạnh phúc cho cuộc đời này .

BẠN KHAM KHẢO ĐỀ NÀY LÀ SỨC MẠNH CS LỜI NS

Thư Soobin
3 tháng 12 2017 lúc 13:16

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì con người ngày càng phải rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức của mình, bởi lời ăn tiếng nói là một trong những công cụ hữu ích để giao tiếp, chính vì thế những lời mà chúng ta phát ra cũng cần phải được rèn luyện cẩn thận.

Lời ăn tiếng nói từ xưa đến nay vẫn được dân tộc của chúng ta tu dưỡng, rèn luyện và phát triển mỗi ngày, nó là công cụ hữu ích cho mỗi chúng ta, rèn luyện, học tập, cũng như tu dưỡng mỗi ngày. Lời nói là phương tiện mà con người dùng để giao tiếp với nhau. Chính vì thế dân gian mới có câu “ người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Những lời nói khi phát ra cần phải được rèn luyện, chắt chiu và phát ra những ngôn ngữ dễ nghe, lọt tai không nên nói những lời suồng sã khó nghe.

Chính vì thế dân ra luôn đề cập đến lời nói của những người thanh lịch, bởi họ luôn nói những lời nói ngọt ngào, dễ nghe, những ngôn ngữ khi họ phát ra luôn được chăm chút, nhẹ nhàng và khiến người khác cảm thích thú mỗi khi được nghe những lời nói từ những người này.

Lời nói nhẹ nhàng làm dịu dàng và khiến cho người nghe cảm thấy thích thú, ngôn ngữ của mỗi người đều được học như nhau, nhưng lời ăn tiếng nói mà mỗi người phát ra lại hoàn toàn khác nhau, có người thì nói những lời nói nhẹ nhàng, làm dịu tai người nghe. Luôn nói những điều tích cực, lời tốt với người khác, đó là một trong những ưu điểm mà người khác cảm thấy thích thú và đáng khen ngợi.

Trong xã hội ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, xã hội không chỉ cần những người có tài mà họ còn cần những người có đức cho xã hội, những ngôn ngữ mà họ phát ra cũng vô cùng ngọt ngào, dễ nghe, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho mỗi người không phải công việc riêng của mỗi cá nhân nào, mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội, điều đó mới cùng đáp ứng và tạo nên một xã hội giàu đẹp, văn minh và hiện đại hơn.

Ngôn ngữ là thứ mà chúng ta dùng để giao tiếp, chính vì thế việc lựa chọn ngôn ngữ mà chúng ta lựa chọn để phát triển bản thân mình mỗi ngày, đem lại cho chúng ta những bản lĩnh, cái riêng của mỗi cá nhân, điểm riêng biệt của mỗi chúng ta đó là tạo nên những điều hữu ích, thực tế, đem lại cho mỗi cá nhân những giá trị to lớn, cao đẹp cho bản thân mỗi con người.

Người khôn luôn phát ngôn những lời ngọt ngào, dễ nghe, khi nói ra khiến người xung quanh cảm thấy yêu quý, thích thú, đó là sự thành công to lớn của những con người biết cách cư xử, biết giao tiếp trong cuộc sống.

Luôn biết cải thiện và phát triển bản thân mình mỗi ngày, biết tu dưỡng và phát triển bản thân, cải thiện cuộc sống của mỗi chúng ta, luôn biết tạo nên những giá trị hữu ích quan trọng cho cuộc sống của mỗi người. Luôn nâng cao và phát triển bản thân mình mỗi ngày.

Qua đó rèn luyện về trí tuệ, đạo đức và cách sống của chúng ta mỗi ngày, điều đó tạo nên những giá trị cao đẹp cho mỗi cá nhân, đạo đức xã hội, cũng như những giá trị văn hóa cao đẹp cho mỗi con người, biết xây dựng và làm mới bản thân mình, nhưng không sai chuẩn mực của xã hội.

cảm-ơn

Từ xưa đến nay dân tộc ta vẫn luôn coi trọng và giữ gìn những truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc, phát triển những giá trị văn hóa, đạo đức, những giá trị cao đẹp, cao quý và đem lại cho mỗi chúng ta những điều hữu ích nhất cho cuộc sống, yêu thương và tạo nên những giá trị cao đẹp của dân tộc, phát triển bản thân của mình mỗi ngày.

Lời nói và giá trị bản thân luôn được đánh giá từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống, lời nói phải được rèn rũa và cân nhắc trước khi phát ra bên ngoài, đúng như dân tộc ra có câu “ uốn mười tấc lưỡi trước khi nói”, những ngôn ngữ mà chúng ta nói ra cần phải được cân nhắc, không phải thích nói gì ra cũng được, những ngôn ngữ đó cũng cần phải đuộc rèn luyện và chăm chút mỗi ngày.

Những giá trị đó đem lại cho cuộc sống của mỗi người những giá trị to lớn trong cuộc sống, chính vì thế lời ăn tiếng nói là ngôn ngữ quan trọng và có đóng góp to lớn cho cuộc sống, phải sống đúng đắn và rèn luyện bản thân mình mỗi ngày, phát triển bản thân mình hơn nữa, nâng cao cả về trí tuệ và đạo đức của bản thân.

Lời ăn tiếng nói hàng ngày là những điều có ý nghĩa to lớn cho mỗi chúng ta, chính vì thế chúng ta cần phải biết trân trọng và rèn luyện bản thân mỗi ngày. Không ngừng nâng cao về trí tuệ và đạo đức.


Các câu hỏi tương tự
Ánh Dương Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Thanh Trúc
Xem chi tiết
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
potato
Xem chi tiết
Nguyễn Yến Vy
Xem chi tiết
Hằng Viên Diệu
Xem chi tiết
Hunter Nguyễn
Xem chi tiết