Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dung Trương hihi

mấy bạn giải giúp mình bài này với mình cảm ơn

1. Ba miếng đồng, sắt, nhôm hình vuông có cùng diện tích ở 200C. Khi tăng nhiệt độ của chúng lên 300C thì diện tích miếng nào lớn nhất.

2. Ba dây cáp điện bằng đồng, nhôm và sắt được kéo căng như nhau trên hai đầu cột điện. Hỏi về mùa đông dây nào căng nhất.

3. Khi đun nóng cùng một lượng ba chất lỏng rượu, dầu hoả và nước từ 200C lên 700C. Hỏi chất lỏng nào tăng nhiều nhất.

4. Đun ngóng hai bình khí có cùng dung tích không khí và oxy từ 200C lên 400C. Hỏi thể tích bình nào tăng nhiều hơn?

5. Để đo nhiệt độ sôi của nước người ta sử dụng:

A. Nhiệt kế rượu.

B. Nhiệt kế y tế.

C. Nhiệt kế thuỷ ngân.

D. Cả ba nhiệt kế đều dùng được.

Chọn một nhiệt kế để đo nhiệt độ chính xác nhất.

6. Khi nung tới nhiệt độ tới nhiệt độ 20000F các chất sau đây sẽ nóng chảy:

A. Thép, vàng, đồng và nhôm.

B. Vàng, đồng, nhôm và bạc.

C. Thép, đồng, vàng, bạc.

D. Thép, bạc, vàng, nhôm và đồng.

E. Thép và đồng không nóng chảy.

Nhận định nào trên đây đúng?

7. Bằng kiến thức vật lý hãy giải thích câu tục ngữ: “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”.

8. Tại sao về ban đêm hoặc sáng sớm thường có sương đọng trên lá cây?

9. Tại sao lại có các đám mây trên cao mà không có nơi gần mặt đất?

10. Có hai bình đựng chất lỏng đang sôi tại mặt đất. Nhiệt độ của của chúng là 800C và 1000C. Hỏi đó là những chất lỏng gì?

11. Tại sao khi nấu thức ăn người thường đậy kín vung nồi?

Mai Nguyễn Quang Minh
4 tháng 4 2020 lúc 16:35

Câu 1:

Khi tăng nhiệt độ của chúng lên 300oC thì diện tích miếng nhôm là lớn nhất sau đó đến miếng đồng, sắt.

Câu 2:

Khi về đông dây nhôm căng nhất.

Câu 3:

Khi đun nóng cùng 1 lượng 3 chất lỏng rượu, dầu hỏa, nước thì rượu tăng nhiều nhất vì rượu nở ra vì nhiệt nhiều nhất.

Câu 4: Mình chưa có đáp án

Câu 5:

Để đo nhiệt độ nước sôi người ta sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của hơi nước.

Câu 6:

Khi nung tới nhiệt độ 20000F thì các chất: thép, vàng, đồng, bạc, nhôm đều nóng chảy

Câu 7:

Lửa thử vàng có nghĩa là vàng càng chịu được ngọn lửa có nhiệt độ cao thì càng chứng tỏ được giá trị của vàng. Gian nan thử sức là người khi gặp gian nan hoạn nạn đều phải vượt lên, vượt qua.

Câu 8:

Vào ban đêm hoặc sáng sớm thường lạnh nên làm cho hạt sương ngưng tụ ngay trên lá

Câu 9:

Hơi nước vốn nhẹ hơn không khí nên bốc lên trên không khí nhưng nó vẫn là vật chất nên bị lực hút của trái đất giữ lại ở phía trên không khí do đó ta nhìn thấy các đám mây lơ lửng trên bầu trời.

Câu 10:Mình chưa có đáp án

Câu 11:

Khi nấu ăn người ta thường đậy kín vung nồi để làm cho nhiệt độ trong nồi tăng nhanh và ta còn thấy trên nắp nồi có lỗ nhỏ, điều đó giúp cho nồi giảm áp suất để phòng trường hợp áp suất bật văng vung nồi

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nhu Quynh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Trâm
Xem chi tiết
Lovely
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Phát
Xem chi tiết