Chương II- Nhiệt học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Bảo Trâm

Câu 1: Tại sao khi lắp khâu ở đầu cán dao, cán liềm bằng gỗ, người thơ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Câu 2: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?

Câu 3: Khi nhiệt kế thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì cả bầu thủy ngân (hoặc rượu) đều nóng lên. Tại sao thủy ngân (hoặc rượu) vẫn dâng lên trong ống?

Câu 4: Giải thích tại sao vào mùa hè, khi ta chạy trên đường thì không nên bơm bánh xe quá căng?

Câu 5: Nêu sự giống nhau và khá nhau giữa sự sôi và sự bay hơi?

Câu 6: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí?

Câu 7: Tại sao bảng chia độ của nhiệt kế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC?

 

Câu 1: Người thợ nung nóng nó vì sau khi nung nóng vòng đai sẽ to ra giúp ta tra vừa lưỡi dao. Sau đó người thợ rèn lại bỏ nó vào chậu nước để nó co lại, vừa khít với lưỡi dao.

Câu 2: 

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

d = 10.

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

Câu 3: vì thủy ngân(hoặc rượu) là chất lỏng và bầu chứa là chất rắn

mà chất lỏng sẽ dãn nở khi nóng lên nhiều hơn chất rắn, nên vì thế mà thủy ngân( hoặc rượu) sẽ vẫn đâng lên trong ống thủy tinh

Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:30

Câu 1: Vì khi nung nóng khâu nở ra rông hơn, tra vào cán dễ dàng, để nguội, khâu co lại ép vào cán dao, cán liềm chặt hơn.

 

  
Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:31

Câu 2 : Vì Khi nóng lên thể tích khí tăng dẫn đến khối lương riêng, trọng lượng riêng của khí giảm nếu xét trên cùng một thể tích như nhau thì khí nóng thường nhẹ hơn khí lạnh.

 

Câu 4: Về mùa hè, nhiệt độ lên rất cao. Nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng chênh lệch nhau khá nhiều. nếu bơm căng xe trong bóng râm và đi xe ra ngoái nắng một lúc không khí trong ruột xe bị nóng lên mạnh, nhưng không nở ra được, ruột xe cản trở sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe.

Câu 5: 

- Điểm giống nhau : Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi
- Điểm khác nhau :
+ Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào
+ Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng

Câu 6: 

* Giống nhau: Các chất rắn, lỏng, khí đều mở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

* Khác nhau:

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Câu 7:

Do nhiệt độ cơ thể con người là từ 34oC -> 42oC.

Vì thế bảng chia độ của nhiệt kế y tế lại không có nhiệt độ dưới 34oC và trên 42oC.

Tốn công quá !

Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:31

Câu 3: Do thủy ngân và rượu (là chất lỏng) nở ra vì nhiệt nhiều hơn bình chứa (là chất rắn nên mực nước vẫn dâng trong ống 

 

Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:31

Câu 4: Về mùa hè, nhiệt độ lên rất cao. Nhiệt độ trong bóng râm và ngoài nắng chênh lệch nhau khá nhiều. nếu bơm căng xe trong bóng râm và đi xe ra ngoái nắng một lúc không khí trong ruột xe bị nóng lên mạnh, nhưng không nở ra được, ruột xe cản trở sự nở vì nhiệt của chất khí gây ra một lực lớn làm nổ lốp xe.

 
Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:32
Câu 5: Sự sôi chính là sự bay hơi xảy ra cả trong lòng chất lỏng và cả mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.Sự bay hơi chỉ xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng và xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.  
Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:32
Câu 6: Giống nhau: các chất đó đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh điKhác nhau; Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhauCác chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhauCác chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau 
Nguyễn Thế Bảo
21 tháng 5 2016 lúc 15:32

Câu 7: Vì nhiệt độ của cơ thể con người chỉ nằm trong khoảng từ 34 đến 42 độ C

Nhiều quá bạn ơi!khocroi

Nguyễn Bảo Trâm
21 tháng 5 2016 lúc 15:38

Cảm ơn 2 bạn Nguyễn Thế Bảo và ๖ۣۜPresident ๖ۣۜof ๖ۣۜclass ღ7A ◕♌Lớp ♫trưởng ღ7A◕ nhiều lắm!yeu

hoàng Anh Thư
21 tháng 5 2016 lúc 21:26

câu 5:

Giống nhau:

- Sự bay hơi và sự sôi đều chuyển từ thể lỏng sang thể khí.

khác nhau:

- Sự sôi là sự bay hơi xảy ra ở trong lòng chất lỏng và nó ở một nhiệt độ xác định. Còn sự bay hơi là xảy ra trên bề mặt của chất lỏng và ở bất kì nhịêt độ nào.

Linh Phạm Khánh
22 tháng 5 2016 lúc 9:00

Câu 6 : chất rắn, lỏng giống nhâu thì sự nở vì nhiệt khác nhau. Chất khí giống nhau thì sự nở vì nhiệt giống nhau

Kudo Shinichi
25 tháng 5 2016 lúc 9:52

câu 4: vì vào mùa hè nhiệt độ trong bóng râm(nơi bơm lốp xe) và nhiệt độ ngoài trời chênh lệch nhau khá nhiều, nếu như bơm xe căng trong bóng râm và chạy ra ngoài trời thì không khí trong săm xe đạp bị nóng lên nhưng không nở ra được, săm xe cản trở sự nở vì nhiệt của không khí gây ra một lực lớn làm vỡ lốp xe. vì thế không nên bơm lốp xe quá căng khi chạy ra đường.

Kayoko
27 tháng 5 2016 lúc 16:08

Khi thủy ngân hoặc rượu nóng lên thì bầu thủy ngân hoặc bầu rượu cũng nóng lên nhưng vì rượu hoặc thủy ngân nở vì nhiệt nhiều hơn bầu thủy ngân hoặc bầu rượu nên rượu hoặc thủy ngân vẫn dâng lên

lê hiền nhân
30 tháng 5 2016 lúc 15:43

Câu 1

Khâu dãn nở vì nhiệt, khi nung nóng thì nó dãn ra sẽ rất dễ lắp và nguội thì nó co lạ làm chặt khâu với cán. Mk chỉ đoán thế thui chứ ko bít đúng hay saingaingung

 


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Anh Nguyen
Xem chi tiết
Lovely
Xem chi tiết
Trần Thị Đảm
Xem chi tiết
bao long Vo
Xem chi tiết
RiDa RS
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
Xem chi tiết
Thịnh Nguyễn Vũ
Xem chi tiết
quang anh
Xem chi tiết