Lực ma sát được các nhà khoa học khám phá ra từ rất lâu, nhưng để biết tính năng của nó, mọi người đã phải mất một thời gian khá lâu (cụ thể là gần nửa thế kỷ) để tìm tòi và suy nghĩ. Theo hiểu bết của mình thì "Lực ma sát" có ba loại:
+ Ma sát trượt : khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác thì sẽ sinh ra ma sát trượt. Lực ma sát trượt có hướng ngược lại với hướng của lực kéo >>> cản trở chuyển động. Ma sát trượt làm cho vật nóng lên và mòn đi.
+ Ma sát lăn : Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác thì sinh ra ma sát lăn. Ma sát Lăn có hướng ngược lại với hướng chuyển động của vật. Lực ma sát lăn làm cho vật mòn đi nhưng ít hơn khá nhiều so với lực ma sát trượt. Trong thực tế người ta sẽ thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
+ Ma sát nghỉ : Khi kéo một vật nặng mà vật vẫn đứng yên, lúc đó xuất hiện ma sát nghỉ vì độ lớn của lực ma sát nghỉ bằng với độ lớn của lực kéo nên vật không chuyển động.
++Chú ý : + Khi cho một vật trượt trên bề mặt của một vật khác thì xuất hiện lực ma sát trượt. Lúc đó : Fk > Fmst
+ Khi cho một vật lăn trên bề mặt một vật khác thì xuất hiện lực ma sát lăn. Lúc đó : Fk > Fmsl
+++ Lực ma sát có hại : đối với lực ma sát có hại thì ta tìm cách làm giảm ma sát bằng cách :
>>> Thường xuyên tra dầu mỡ vào các bộ phận chuyển động.
>>> Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
>>> Sử dụng rộng rãi ổ trục , ổ bi (bạc đạn).
+++ Lực ma sát có lợi : đối với ma sát có lợi thì ta tìm cách làm tăng ma sát như : làm rãnh , khía , nụ gai , cho dũa dày dép , bánh xe , lưỡi cưa.......
Trả lời:
Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại:
- Lực ma sát có hại : đối với lực ma sát có hại thì ta tìm cách làm giảm ma sát bằng cách :
+ Thường xuyên tra dầu mỡ vào các bộ phận chuyển động.
+ Thay ma sát trượt bằng ma sát lăn.
+ Sử dụng rộng rãi ổ trục , ổ bi (bạc đạn).
- Lực ma sát có lợi : đối với ma sát có lợi thì ta tìm cách làm tăng ma sát như : làm rãnh , khía , nụ gai , cho dũa dày dép , bánh xe , lưỡi cưa.......
Chúc bạn học tốt!