I. Đọc - hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Em yêu từng sợi nắng cong Em yêu khói bếp vương vương Em yêu câu hát ơi à | Đàn trâu thong thả đường đê
Em đi cuối đất cùng miền
(Yêu lắm quê hương – Hoàng Thanh Tâm) |
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ (kèm tên tác giả) có cùng thể thơ với văn bản trên.
Câu 2. Trong khổ thơ sau, tác giả tập trung miêu tả những vẻ đẹp nào của quê hương?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 3. Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ cuối của văn bản.
Câu 4. Sự lựa chọn từ “đong đưa” góp phần thể hiện ý nghĩa gì trong khổ thơ sau?
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
II. VẬN DỤNG (6,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm):
Dùng cụm từ để mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm từ dùng mở rộng): Hoa nở.
cứu mình đi các bạn
Hãy tả lại quang canh quê hương em vào đầu xuân
Trả lời nhanh giùm mình nha!
Câu 1: kể tên các văn bản đã học trong tuần 19 - 20? Các văn bản được trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?
Câu 3 : phương thức biểu đạt chính? Ngôi kể? Lời kể
Cho đoạn văn sau : Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất,thối cát. Trận này chưa qua, trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng chừng biển có bao nhiêu nước, trời hút lên đổ hết xuống đất liền.
+ Ba câu đầu trong đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì?
+ Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
ai viết giùm mk đoạn văn ngắn(khoảng 10 -15 dòng) miêu tả cánh đồng nơi dế mèn và dế choắt sinh sống
a)Chọn chi tiết ,hình ảnh nói về cảnh sắc nổi bật của mùa hè trong số các chi tiết ,hình ảnh dưới đây(ghi câu trả lời theo kí hiệu chữ cái đứng đầu các chi tiết ,hình ảnh được lựa chọn ).
A.Mùi hoa sữa bay ngát cả không gia đình.
B.Bầu trời xanh cao lồng lộng,ánh nắng chói chang
C.Gió nồm nam thổi đến mát rượi .
D.Trời đất nhiều sương mơ,núi ủ mình trong những chiếc chăn mây
Đ.Tiếng ve râm ran trong vòm cây xanh
b)Giải thích lí do em không chọn các chi tiết ,hình ảnh còn lại.
I. Trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1. Văn miêu tả bao gồm:
A. Văn tả người B. Văn tả cảnh
C. Văn tả đồ vật D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Văn miêu tả là :
A. Là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung ra đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, quang cảnh…
B. Là loại văn kể cho người nghe biết các nhân vật, sự kiện, thường có cao trào, kịch tính trong truyện
C. Không xác định được
D. Loại văn thể hiện cảm xúc
Câu 3. Năng lực nào được bộc lộ rõ nhất trong văn miêu tả?
A. Quan sát B. Liên tưởng
C. Tưởng tượng D. Lắng nghe
Câu 4. Đoạn thơ sau tái hiện điều gì?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
A. Hình ảnh chú bé Lượm B. Kể về nhân vật Lượm
C. Thể hiện tình cảm D. Thể hiện sự yêu quý Lượm
Câu 5. Nhận xét nào sau đây chưa đúng về vai trò và đặc điểm của văn miêu tả?
A. Giúp hình dung được những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc con người
B. Làm hiện ra trước mắt những đặc điểm nổi bật của một sự vật, sự việc, con người
C. Bộc lộ rõ năng lực quan sát của người viết
D. Bộc lộ rõ tâm trạng của người, vật được miêu tả
Câu 6. Khi viết một đoạn văn tả cảnh mùa đông đến, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Đêm dài, ngày ngắn B. Bầu trời có màu xám
C. Cây cối trụi lá, khẳng khiu
D. Nắng vàng rực rỡ trên mọi nẻo đường
Câu 7. Khi miêu tả em bé đang tuổi tập đi tập nói, em sẽ không miêu tả chi tiết nào sau đây?
A. Chững chạc, ra dáng người lớn thực sự
B. Gương mặt bầu bĩnh, đáng yêu
C. Đôi mắt to tròn, long lanh
D. Làn da trắng hồng, bụ bẫm
Câu 8. Khi viết đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sau đây?
A. Hiền hậu và dịu dàng
B. Vầng trán có vài nếp nhăn
C. Hai má trắng hồng, bụ bẫm
D. Đoan trang và rất thân thương
II. Tự luận:
Câu 1. Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?
Làm ơn giúp mình với, thank!
1.Hãy đọc và suy nghĩ về các tình huống sau:
- Tình huống 1: Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em?
- Tình huống 2: Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo; trước rất nhiều chiếc áo khác nhau, nhiều màu nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy xuống được chiếc áo mà em định mua?
- Tình huống 3: Một học sinh lớp 3 hỏi em: Lực sĩ là người thế nào? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của một lực sĩ?
Trong những tình huống trên, em đã phải dùng văn miêu tả. Hãy nêu lên một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thê nào là văn miêu tả.
2. Trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” có hai đoạn văn miểu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó và trả lời các câu hỏi sau:
a/ Hai đoạn văn có giúp em hình dung ra được đặc điểm của hai chú dế?
b/ Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
1.Hãy đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa lia qua…
(Tô Hoài)
Đoạn 2:
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đàu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sao vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…
(Tố Hữu)
Đoạn 3:
Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngay ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.
(Tô Hoài)
Câu hỏi: Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì?Em hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự vật, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong ba đoạn văn, thơ trên.
2. Đề luyện tập
a/ Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nào?
b/Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào?