“Con người thiếu tiếng hát như cuộc sống thiếu ánh sáng mặt trời”. Đó là câu nói của Phu-xích, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của nhân dân Tiệp Khắc. Nó khẳng định một chân lí: Trong cuộc sống, con người rất cần lời ca tiếng hát. Theo em, lời tiếng hát rất cần cho đời sống, bởi nó “làm cho con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ”.
Thật vậy, cuộc sống của nhân dân ta từ ngàn xưa đã cho em những hiểu biết vô cùng phong phú về điều đó.
Chúng ta hãy nhìn bà con nông dân đang gặt lúa trên đồng ruộng. Họ cúi khom lưng, tay đưa liềm thoăn thoắt, mồ hôi nhễ nhại dưới ánh nắng mặt trời dội xuống. Bỗng vang lên một giọng hát thanh tao:
Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng
thì những gương mặt chợt vui lên, sáng bừng dường như tiếng hát ấy đẩy lùi được cái mệt nhọc đối với họ. Rồi lời qua lời đáp vang lên cả cánh đồng, tràn ngập một không khí tươi vui, rộn rã.
Những ngày Tết đến hoặc những đêm hội làng, trên chiếc chiếu trải trước sân đình, tiếng hát chèo tha thiết ngân nga trầm lắng vừa có khả năng làm tan đi bao mệt nhọc lo âu, vừa mang đến niềm vui và hi vọng ở ngày mai cho mọi người. Rồi những điệu hò giã gạo, những câu hát phường vải, những lời “dô hò” của dân chài… Vang lên, vang lên chính là để tâm hồn được mãi trẻ trung, để cuộc sống con người mãi là mùa xuân vui vẻ.
Hiệu quả tuyệt vời của tiếng hát, lời ca không chỉ thấy trong cuộc sống ngày xưa mà cả ngày nay cũng rất rõ rệt. Một đơn vị quẤn Đội từ thao trường trở về thường vang lên khúc hành quân ca hùng dũng- Tiếng hát lời ca ấy xua tan đi bao mệt nhọc gian lao khi họ tập luyện. Tiếng hát lời ca ấy như luồng gió mạnh làm căng đầy sức trẻ, làm rạng rỡ thêm niềm tin yêu trong cuọc sống… Và trong những năm kháng chiến, giữa chiến trường đạn bom ác liệt, “tiếng hát át tiếng bom” đã giúp cho các anh chiến sĩ có thêm sức mạnh, nghị lực vượt qua những nguy hiểm, khó khăn… để đạt đến thắng lợi như ngày hôm nay.
Sau những lúc làm việc mệt nhọc, vất vả, anh công nhân nhà máy, cán bộ viên chức ở cơ quan… lắng tai để thưởng thức bài ca tiếng hát. Lời ca điệu nhạc bay bổng vút cao ấy giúp cho tâm hồn họ tươi vui, lạc quan, tin tưởng. Cũng chính từ tác dụng của lời ca tiếng hát đối với con người, với cuộc sống nên các tụ điểm ca nhạc các buổi trình diễn văn nghệ… ngày càng được quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia rất đông đảo.
Ta phải nhìn nhận rằng tiếng hát không thể thay thế cơm gạo nhưng người ta không thể sống với cơm gạo mà không có tiếng hát. Nếu không có tiếng hát thì dù cho cuộc sống của ta có ấm no cũng sẽ buồn tẻ và trở nên vô nghĩa. Vì vậy, áo cơm, gạo tiền, nụ cười, tiếng hát không những là mục tiêu của con người mà còn là lẽ sống của chúng ta giữa cuộc đời đầy yêu thương này.
Gợi ý:
-Để tồn tại và phát triển, con người trước hết cần có cơm ăn, áo mặc và những nhu cầu vật chất khác, cũng như cây xanh phải cần có màu mỡ của đất, không khí và ánh sáng của trời. Tuy vậy, là một động vật cao cấp nhất, con người lại cần có một đời sống tinh thần phong phú nữa. Lời ca tiếng hát chính là một trong những sản phẩm tinh thần ấy. ‘Lời ca tiếng hát làm cho con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi đẹp’. Nhận xét ấy hoàn toàn đúng đắn. Giu- li-út Phi-xích, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của nhân dân Tiệp Khắc đã từng nói một câu nổi tiếng: ‘Con người thiếu tiếng hát như cuộc sống thiếu ánh sáng mặt trời’. Câu nói bất hủ ấy toát lên một tinh thần lạc quan cách mạng của một người cộng sản, khẳng định một chân lí đúng đắn của cuộc sống.
-
Cơm gạo nuôi sống con người. Tiếng hát làm đẹp cho đời. Cuộc sông không thể thiếu cơm gạo, nhưng nếu cuộc đời thiếu tiếng hát thì sẽ buồn tẻ biết bao.Chúng ta quyết đem sức lực và tâm trí để xây dựng, gìn giữ đất nước, quyết tâm làm cho cuộc sông ngày càng no ấm, đầy đủ hơn. Nhưng chúng ta cũng sẽ không bao giờ để cuộc sống thiếu lời ca, tiếng hát, cũng như không thể thiếu không khí và nắng trời. Áo cơm, nụ cười, tiếng hát chẳng những là mục tiêu sống của mỗi con người mà còn là lẽ sông của chúng ta.
.....Nhiều nữa bạn ạ.Mình gợi ý cho bạn đến đây thôi nhé,ngoài ra bạn cần pải đưa dẫn chứng ra để nhạn xét