Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Cô Bé Dễ Thương

Liên hệ địa phương về thực trạng tài nguyên rừng giảm pháp và liên hệ bản thân học sinh

Tỉnh Đắk Lắk

Khanh Tay Mon
5 tháng 5 2019 lúc 21:34

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 2.904 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 2.479 ha (chiếm 85%), bao gồm diện tích rừng sản xuất là 362,1 ha; diện tích rừng phòng hộ là 1.733,62 ha; và diện tích rừng trồng là 383,6 ha. Tổng diện tích đất trống chưa sử dụng là 224,87 ha (chiếm 7,7% tổng diện tích), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 9,2 ha; đất đồi núi 178,17 ha; và đất núi đá không có rừng là 37,5 ha.

Quần thể loài của rừng tự nhiên rất đa dạng, có nhiều loại gỗ quí như lim, kiền kiền, …. và nhiều loại động vật quí hiếm như hổ, voi, rùa vàng,….. Rừng trồng chủ yếu là thông nhựa, keo và quế. Hầu hết rừng thông đang ở tuổi khai thác nhưng do trử lượng nhựa thấp nên không được khai thác. Keo mới được đưa vào trồng phổ biến trong vài năm lại đây và chưa đến tuổi khai thác. Đất trống đồi núi trọc ở đây chủ yếu là đất xấu, cằn cỗi do chịu ảnh hưởng của chất độc da cam trong chiến tranh, với thảm cây bụi chủ yếu là cỏ tranh, sim, mua.

Giai phap : *Quản lý nhà nước

Phương thức quản lý nhà nước hiện nay tồn tại rõ nét nhất và có quyền lực cao nhất trong việc ra các quyết định liên quan đến quản lý rừng trên địa bàn. Như đã đề cập ở phần trên, rừng và đất rừng ở Phú Vinh chiếm tỉ lệ rất lớn và chủ yếu thuộc quyền quản lý của Lâm trường và Hạt kiểm lâm A Lưới. Đây là 2 đơn vị đại diện cho nhà nước về quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, nhưng mỗi đơn vị có chức năng và nhiệm vụ riêng trong quản lý tài nguyên rừng.

Đặc điểm của phương thức quản lý này là thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước giao, với phương pháp tiếp cận từ trên xuống và chú trọng chủ yếu đến vấn đề kỹ thuật và lâm luật. Ưu điểm của hình thức quản lý này là nguồn nhân lực có trình độ (cả về kỹ thuật và hiểu biết lâm luật) nên có thể giải quyết tốt những vấn đề về chuyên môn như chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại, kỹ thuật tạo giống, gây trồng và chăm sóc, xử lý vi phạm lâm luật. Tuy nhiên, trong bối cảnh diện tích rừng và đất rừng lớn nhưng lại hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính lên phương thức quản lý rừng nhà nước tỏ ra kém hiệu quả cả về thực hiện lâm luật, phát triển vốn rừng và tạo lợi ích kinh tế xã hội. Kết quả phỏng vấn nhóm cho thấy: “quản lý nhà nước không chặt vì người ít nhưng diện tích lớn”; “ít phối hợp với địa phương và người dân trong trồng rừng, Lâm trường trồng rừng thông thuần không có giá trị kinh tế lại rất dễ cháy” (đánh giá của cán bộ lãnh đạo địa phương); “Lâm trường quản lý rừng thường bị cháy, chỗ bị cháy không thấy trồng lại, nhiều diện tích để hoang cho lau lách mọc mà không thấy trồng cây” (nhận xét của nhóm nam- hộ khá).

Quản lý rừng nhà nước theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống đã không phát huy được tính tự chủ của các đơn vị quản lý lâm nghiệp trên địa bàn. Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng vì vậy được các đơn vị này thực hiện một cách thụ động, hết kinh phí là hết hoạt động, kinh phí đến chậm là lỡ kế hoạch, v.v. Dựa vào nguồn ngân sách được cấp, Lâm trường A Lưới đã thuê khoán người dân trên địa bàn bảo vệ và trồng rừng. Tuy nhiên, do ngân sách hạn hẹp, chính sách hưởng lợi và sự trao quyền không đầy đủ đã hạn chế hiệu quả bảo vệ, trồng và chăm sóc rừng. Số hộ gia đình tham gia nhận khoán bảo vệ rừng ít và ngày càng giảm.

Phương thức quản lý rừng nhà nước với sự nhấn mạnh vai trò và quyền lực của các cơ quan lâm nghiệp, thiếu sự tham gia và quyền hưởng lợi của người dân địa phương, vì vậy đã không thể đạt được mục tiêu bảo tồn bền vững tài nguyên rừng.

Quản lý của chính quyền xã: Quản lý nhà nước về rừng trên địa bàn Phú Vinh còn có sự tham gia của chính quyền xã. Hiện tại chính quyền xã đang quản lý 30 ha đất rừng (thực chất đây là đất Lâm trường A Lưới không sử dụng). Chính quyền xã đã sử dụng diện tích này như một quỹ đất dự phòng để cấp cho những hộ gia đình thiếu đất. Nhờ am hiểu rõ địa bàn và nhu cầu của người dân nên hình thức quản lý này được xem là chặt chẽ, thực hiện kịp thời và phù hợp với yêu cầu của người dân. Tuy nhiên, hạn chế của phương thức quản lý này là đội ngũ cán bộ xã thiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật về sử dụng đất, gây trồng và chăm sóc rừng. Thêm vào đó, việc hiểu biết pháp luật của cán bộ địa phương hạn chế, diện tích quản lý nhỏ, manh mún, rải rác cách xa nhau, không có nguồn ngân sách trợ giúp cùng với sự trao quyền không rõ ràng của nhà nước nên việc quản lý cũng còn nhiều hạn chế.

Mặc dù nhà nước giao cho Lâm trường quản lý nhưng đất chưa được qui hoạch, xác định trên thực địa, nhất là lại không có sự tham gia của chính quyền địa phương trong tiến trình giao đất cho Lâm trường. Vì vậy, ranh giới giữa đất Lâm trường và đất của xã không rõ ràng đã dẫn đến hiệu quả quản lý không cao và gây tranh chấp, mâu thuẫn trong sử dụng đất giữa lâm trường A Lưới và địa phương.

*. Quản lý cộng đồng

Phương thức quản lý này chỉ có ở nhóm dân tộc Pacoh, thôn Phú Thượng, nó xuất hiện và tồn tại lâu đời gắn liền với sự xuất hiện các bản làng của dân tộc Pacoh. Trước đây, phương thức quản lý cộng động đã tỏ ra rất hiệu quả với các luật tục bất thành văn nhưng lại được tuân thủ một cách chặt chẽ.

Trong bối cảnh hiện nay, sự xuất hiện của phương thức quản lý nhà nước với các công cụ pháp luật đã phá vỡ mối quan hệ cộng đồng và làm suy giảm hiệu quả của phương thức quản lý này. Trong tiềm thức của người Pacoh, sự tồn tại của luật tục cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng đã rất mờ nhạt bởi họ nghĩ tất cả rừng và đất lâm nghiệp đã thuộc về nhà nước, họ không còn là người chủ của những cánh rừng như xưa nữa. Ngoài ra, cơ chế kinh tế thị trường cùng với sự xâm nhập của kiểu sống vun vén lợi ích cá nhân của các hộ người Kinh đã phá vỡ mối quan hệ cộng đồng truyền thống của người Pacoh. Một phụ nữ Pacoh khi được hỏi nên giao rừng cho ai quản lý để đạt hiệu quả cao, chị đã khẳng định rằng: “bây giờ chỉ giao cho hộ thôi, của nhà nào nhà ấy giữ, giao chung sẽ rất khó để xác định trách nhiệm”.

*Quản lý hộ gia đình

Việc giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài chưa được thực hiện ở Phú Vinh. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của Lâm trường A Lưới. Do ranh giới không rõ ràng, người dân lại thiếu đất sản xuất nên một số hộ gia đình đã tự xâm lấn phần đất này của Lâm trường để trồng cây ăn quả hoặc cây lâm nghiệp.

Do xâm lấn một cách tự phát nên diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình quản lý ở Phú Vinh rất manh mún và hạn chế. Mặc dầu vậy, phương thức quản lý này khá hiệu quả vì rừng trồng được hộ gia đình giám sát chặt chẽ với trách nhiệm cao do ý thức được đó là tài sản của họ. Tuy nhiên, hình thức quản lý này cũng gặp nhiều thách thức: thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, khó khăn lớn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng do thực hiện độc lập theo hộ lên mối liên kết yếu dẫn đến điều kiện phát triển và bảo vệ kém.

Việc trồng cây lâm nghiệp phân tán, tự phát và chiếm dụng đất không hợp pháp dẫn đến mâu thuẩn giữa Lâm trường và người dân. Ngoài ra, người dân còn gặp khó khăn đó là không an toàn trong việc quyền bảo vệ và hưởng lợi từ sản phẩm của mình: “Đất ở đây rất ít, em có trồng được 50 cây keo rải rác quanh đồi thông của Lâm trường. Lâm trường nói nếu họ khai thác thông làm gẫy keo thì họ không chịu trách nhiệm vì đó là đất của họ” (một phụ nữ thôn Phú Xuân cho biết). Phương thức quản lý này ở Phú Vinh chỉ là tự phát do chiếm dụng một cách không hợp pháp đất của lâm trường để sử dụng, nguyên nhân chủ yếu là ranh giới đất của lâm trường không rõ ràng, và hiệu quả sử dụng đất của lâm trường hạn chế.

Tóm lại hiện tại có tới 3 phương thức quản lý rừng và đất lâm nghiệp đang tồn tại ở Phú Vinh. Mỗi hình thức có ưu nhược điểm riêng nhưng vấn đề ở đây là chủ quyền và ranh giới không rõ ràng, hoạt động chồng chéo, không tính đến các yếu tố văn hoá bản địa của cộng đồng. Điều này dẫn đến sự không bền vững trong quản lý rừng và đất rừng, gây mâu thuẩn trong sử dụng đất giữa Lâm trường, chính quyền xã và người dân địa phương.


Các câu hỏi tương tự
Vinh Quang
Xem chi tiết
Hoàng Thiên Trường Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
Xem chi tiết
nguyễn chí hữu
Xem chi tiết
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
tuan hien la
Xem chi tiết
Đặng Việt Văn
Xem chi tiết
Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Yuun Yuun
Xem chi tiết