Bài 25 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (Nửa đầu thế kỷ XIX)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
NhUng

Lịch sử 10 . Chương IV bài 25 . Tìm hiểu phần 2 nhỏ “ tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn” . Câu hỏi : Nông nghiệp ,thủ công nghiệp,thương nghiệp phát triển như thế nào ? So sánh với kinh tế nước ta thế kỉ XVI - XVIII ? Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn có phát triển hay không

Lê Thị Mỹ Duyên
24 tháng 4 2020 lúc 23:03

* Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển như thế nào?

a) Nông nghiệp

- Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức (dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò), nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

- Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo.

Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao. Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu

b) Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Tổ chức quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân:

+ Nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

+ Xuất hiện một nghề mới: in tranh dân gian.

c) Thương nghiệp

* So sánh với kinh tế nước ta thời thế kỉ XVI - XVIII:

Nửa đầu thế kỉ XIX Thế kỉ XVI - XVIII
Nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu từ cuối thế kỉ XV - nửa đầu thế kỉ XVII, nông nghiệp sa sút, mất mùa đói kém liên miên, bị chiến tranh tàn phá. Từ nửa sau thế kỉ XVII, tình hình chính trị ổn định, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài phát triển.
Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp nhà nước : có tổ chức quy mô lớn, được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

-Thủ công nghiệp trong nhân dân : nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước, xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

- Nghề thủ công cổ tiếp tục phát triển đạt trình độ cao.

- Một số nghề mới xuất hiện : khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.

- Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

- Nét mới trong kinh doanh : ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

Thương nghiệp

- Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

- Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

=> Đô thị tàn lụi dần.

- Buôn bán trong nước phát triển.

- Ngoại thương phát triển mạnh nhưng đến giữa thế kỉ XVIII ngoại thương suy yếu dần do chế độ thuế khóa của nhà nước ngày càng phức tạp.

- Nhiều đô thị mới hình thành phát triển.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
minhthu
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
hoàng thị thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn thị hồng phúc
Xem chi tiết