Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Ngọc Huyền Anh

Lấy tích từ 1 câu truyện dân gian như "Truyện người con gái Nam Xương" mang đậm nét tài hoa của Nguyễn Dữ. Phần cuối tác phẩm không chỉ thể hiện tính chất truyền kì của truyện mà còn chứa đựng giá trị nghệ thuật, nội dung sâu sắc. Em hãy trình bày những suy nghĩ về vấn đề đó. (Lập dàn bài)

Các bạn giúp mình với =)) Cảm ơn ạ :>

Đỗ Ngọc Thoa
10 tháng 5 2017 lúc 23:20

Em tham khảo nhé

Suy nghĩ của em về phần cuối truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ

Mở bài: Giới thiệu phần cuối truyện & tác phẩm

- Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16/20 truyện của Truyền kì mạn lục- Áng thiên cổ kỳ bút. (áng văn hay của ngàn đời)

- Tác phẩm để lại rất nhiều dư ấm trong lòng bạn đọc đặc biệt là phần cuối của truyện, không chỉ chứa những yếu tố đậm chất truyền kỳ mà còn chứa đựng một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Thân bài:

- Giới thiệu về chi tiết cuối truyện:

+ Sau khi nghe Phan Lang kể lại sự tình gặp Vũ Nương và trao tín vật là “chiếc thoa vàng”, Trương Sinh vô cùng ăn năn, đã lập đàn giải oan cho Vũ Nương nơi bến sông Hoàng Giang

+ Vũ Nương hiện về trên kiệu hoa ở giữa dòng, cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện

+Chỉ kịp trả lời rằng “đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”

- Chi tiết này là một chi tiết đậm chất truyền kỳ (kỳ ảo, hoang đường)

+ Người đã chết rồi, thực chất không thể nào quay trở lại được.Mà thậm chí lại còn là lúc ẩn, lúc hiện, rồi biến mất...

+ Chi tiết ấy là vô cùng bất thực tế. Tuy nhiên như thế nó mới đúng chất của truyện truyền kỳ.

- Qua chi tiết không thực tế ấy, tác giả lại muốn gửi gắm những ý nghĩa hết sức nhân thế, hết sức cần thiết cho cuộc sống thực tại.

+ Trương Sinh đã đổ oan cho Vũ Nương, khiến nàng không còn sự lựa chọn nào khác ngoài cái chết, nhưng nay lại lập đàn giải oan cho nàng. Quả thực Vũ Nương đã trở về được, đàn giải oan của Trương Sinh đã có tác dụng. Tuy nhiên, Vũ Nương trở về nhưng không thể ở lại được nữa. Điều này để lại sự day dứt vô cùng cho Trương Sinh. Cũng là một sự trừng phạt cho thói đa nghi, cho sự thiếu tôn trọng và đối xử một cách bất công, tệ bạc với người vợ đã hết lòng vì mình. Trương Sinh sẽ phải sống day dứt, và cô đơn cho đến cuối đời, không bao giờ anh ta tìm lại được vợ cũng như hạnh phúc gia đình nữa. Đó cũng là lời nhắn gửi, lời nhắc nhở và cảnh tỉnh cho những con người mang tính cách giống Trương Sinh.

+ Qua sự trở về của Vũ Nương, tác giả cũng phần nào tô đậm thêm những phẩm chất đáng quý của nàng: Nàng mặc dù đã bị oan khuất, bị đẩy đến bước đường cùng, mất đi tất cả mọi thứ và phải tìm đến cái chết. Nhưng ở thế giới bên kia, nàng luôn nhớ về gia đình, quê hương, muốn trở về để gặp lại cố nhân cũng là để lấy lại sự trong sạch cho danh dự, trinh tiết. Điều này thể hiện một tâm hồn, một nhân cách trong sạch và luôn giữ gìn sự trong sạch ấy.Cũng thể hiện lòng vị tha, độ lượng của Vũ Nương, vì nàng còn “cảm tạ tình” của Trương Sinh nữa.Đối với một người đã làm cho mình mất đi tât cả mà nàng còn cảm tạ ân tình, đó là một sự khoan dung hiếm có.

. Nàng lại cũng là người trọng tình, trọng nghĩa, vì đã thề sống chết cũng không bỏ cho nên nàng không ở lại nhân gian mà trở về bên Linh Phi.

- Qua chi tiết cuối truyện, tác giả còn thể hiện ước ao của nhân dân ta về lẽ công bằng ở đời. Đến cuối cùng, Vũ Nương cũng đã được giải oan, đã lấy lại được sự trong sạch của mình.

- Qua chi tiêt này, tác giả cũng lên án chế độ phong kiến nam quyền, chế độ mà ở đó người phụ nữ không có được quyền bảo vệ danh dự và phẩm tiết của mình, khiến họ không thể quay về và cũng không muốn trở về với cuộc sống nhân thế nữa. Sự công bằng mà họ có được chỉ có thể đánh đổi bằng chính sự sống của họ mà thôi, một xã hội công bằng cũng chỉ có thể tìm thấy được ở một thế giới khác mà thôi.

KL: Qua chi tiêt cuối truyện đã bộc lộ lối viết truyện tài tình, một tâm hồn thấm đậm tinh thần nhân văn của Nguyễn Dữ.Không phải chỉ đến ngày nay người ta mới đòi quyền tự do, bình đẳng cho phụ nữ, mà ngay từ TK XVI, Nguyễn Dữ đã khao khát một xã hội công bằng, đem lại quyền sống, quyền bình đẳng và hạnh phúc cho người phụ nữ.

Chúc em học tốt

Thảo Phương
20 tháng 5 2017 lúc 17:13

a. Giá trị hiện thực:

- Về giá trị hiện thực,tác phẩm đã đề cập tới số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vốn là người con gái xuất thân từ tầng lớp bình dân thuỳ mị, nết na ; tư dung tốt đẹp. Khi chồng đi lính. Vũ Nương một mình vừa chăm sóc, thuốc thang ma chay cho mẹ chồng vừa nuôi con, đảm đang, tận tình, chu đáo. Để rồi khi chàng Trương trở về, chỉ vì câu nói ngây thơ của bé Đản mà trương Sinh đã nghi ngờ lòng thuỷ chung của vợ. Từ chỗ nói bóng gió xa xôi, rồi mắng chửi, hắt hủi và cuối cùng là đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà, Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương tới bước đường cùng quẫn và bế tắc, phải chọn cái chết để tự minh oan cho mình.

- Ngoài ra, truyện còn phản ánh hiện thực về xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công vô lí. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, để cho Trương Sinh – một kẻ thất học, vũ phu ngang nhiên chà đạp lên giá trị nhân phẩm của người vợ hiền thục nết na.

+ Xét trong quan hệ gia đình, thái độ và hành động của Trương Sinh chỉ là sự ghen tuông mù quáng, thiếu căn cứ (chỉ dựa vào câu nói vô tình của đứa con ba tuổi, bỏ ngoài tai mọi lời thanh minh của vợ và lời can ngăn của hàng xóm).

+ Nhưng xét trong quan hệ xã hội : hành động ghen tuông của Trương Sinh không phải là một trạng thái tâm lí bột phát trong cơn nóng giận bất thường mà là hệ quả của một loại tính cách – sản phẩm của xã hội đương thời.

- Tuy nhiên, nếu Trương Sinh là thủ phạm trực tiếp gây nên cái chết của Vũ Nương thì nguyên nhân sâu xa là do chính xã hội phong kiến bất công – xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể đứng ra để bảo vệ cho giá trị nhân phẩm của mình, và lời buộc tội, gỡ tội cho người phụ nữ bất hạnh ấy lại phụ thuộc vào những câu nói ngây thơ của đứa trẻ ba tuổi (lời bé Đản). Đó là chưa kể tới một nguyên nhân khác nữa : do chiến tranh phong kiến–dù không được miêu tả trực tiếp, nhưng cuộc chiến tranh ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm (người mẹ sầu nhớ con mà chết; Vũ Nương và Trương Sinh phải sống cảnh chia lìa; bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của người cha và khi cha trở về thì mất mẹ). Đây là một câu chuyện diễn ra đầu thế kỉ XV (cuộc chiến tranh xảy ra thời nhà Hồ) được truyền tụng trong dân gian, nhưng phải chăng qua đó, tác phẩm còn ngầm phê phán cuộc nội chiến đẫm máu trong xã hội đương thời (thế kỉ XVI).

b. Giá trị nhân đạo:

* Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

- Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.

- Thể hiện niềm tin vào điều tốt đẹp: Đề cao giá trị nhân nghĩa “ở hiền gặp lành” qua kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân.

- Qua số phận nhiều thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nhiều bất công ( Bi kịch của Vũ Nương ):

+ Cất lên tiếng nói tố cáo xã hội đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người.

+ Thể hiện niềm cảm thông, thương xót cho số phận oan trái.


Các câu hỏi tương tự
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
phan vĩnh hoài nam
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
Chị Hoà
Xem chi tiết
Phạm Thị Huệ
Xem chi tiết
vuongnhatbac
Xem chi tiết
Nguyễn Tấn Lộc
Xem chi tiết
Long Lười
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Lệ Diễm
Xem chi tiết