Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Qua văn bản "Lão Hạc" , nhà văn với giọng văn xã hội đầy thuyết phục Văn Cao đã cho ta thấy lão Hạc là một người cha yêu thương con cái hết mức. Rõ thấy qua những tình tiết trong câu chuyện, con trai không đủ tiền cưới vợ, lão Hạc vẫn chấp nhận để con đi làm nơi đồn điền cao su, nơi không rõ sau này sống chết ra làm sao. Mảnh vườn nhỏ bằng số tiền vợ chồng già trước đây ông dành dụm tiền mua được cũng để cho con, con đi lão Hạc đâu bán mà Lão con bòn vườn cho con trai lão, cái tiền bòn vườn ấy được lão cất giữ cẩn thận phòng khi con trai về có tiền mà hỏi vợ. Năm qua năm, tháng qua tháng, con trai không ở nhà, lão Hạc chỉ có "cậu Vàng " bầu bạn, là món quà duy nhất người con trai để lại tại nơi đây, lão thương yêu cậu Vàng như con trai của mình, coi như người bạn thân vậy! Thế nhưng, cái bần túng của người nông dân nghèo lại khiến lão mệt mỏi, lão bị ốm, cái tiền dành dụm cho bòn vườn cho con trai lão không đụng đến một xu, lão ăn rau, ăn cá sống qua ngày , cứ thế mà ăn. Thế rồi, chắc như định được ngày mất, lão đã bán "cậu Vàng" , số tiền ít ỏi đó lão góp với số tiền mình bòn vườn cho con trai và ít tiền lẻ của bản thân mà đưa nhờ ông giáo, nhờ ông giao giữ, trông coi mảnh vườn đợi khi con trai lão về. Đến chết, lão cũng như vậy, không ăn uống nổi một bữa no nê, lão chọn cái chết đau đơn giảm đi mọi tội lỗi gây ra với "cậu Vàng" . Ta thấy đó, Lão hạc đâu có trách móc con cái, lại khi đến chết còn suy nghĩ đến tương lai con cái của mình, nó chứng tỏ tình yêu mãnh liệt mà người nông dân nghèo dành cho đưa con nơi phương xa.
Lão Hạc vốn túng thiếu nhưng không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả.Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho,lão thà chết chứ không chịu ăn cắp,ăn trộm của ai,không dám phạm vào tiền để dành của con một đồng nào.Qua đó,có thể thấy,Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng,một nhân cách sáng lên trong cảnh bần hàn.
Qua truyện ngắn “Lão Hạc”, ta thấy lão Hạc có một tấm lòng tự trọng thật đáng kính.Lão rất nghèo khổ và bần hàn,sau đợt ốm nặng,lão bán chó,gửi mảnh vườn và số tiền mình tích cóp được mang sang nhờ ông giáo giữ hộ.Việc gửi tiền cho ông giáo để khi nào lão chết đi còn có tiền lo ma chay tế lễ,không cần sự giúp đỡ từ mọi người vì lão thấy ai cũng nghèo khổ như lão vậy.Cuộc sống sau đó của lão ngày một khó khăn,lão chế được thứ gì ăn thứ đó,hôm thì củ khoai củ sắn,sung luộc hay bữa trai bữa ốc,..Tuy bần hàn nhưng lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo gần như hách dịch.Sự chối từ ấy không chỉ vì lòng tự trọng mà còn vì sự thấu hiểu của lão Hạc với gia cảnh của ông giáo.