I. Mở bài :
Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
II.Thân bài :
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;
+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng, hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
– Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);
– Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:
+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
III.Kết bài :
Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơQuê hương; liên hệ với bản thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc