a. Mở bài
– Tường thân tương ái là truyền thống của dân tộc.
– Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi con người phải biết chia sẻ.
– Giới thiệu về phong trào ủng hộ quỹ cho nhân dân vùng bị lũ lụt
b. Thân bài
– Nêu hiểu biết của cá nhân về phong trào:
+ Xuất phát từ thực tế đất nước còn những người nghèo do hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, bệnh tật(chủ yếu là thiên tai)…và từ đạo lí “Lá lành đùm lá rách”, “Lá rách ít đùm lá rách nhiều” của dân tộc.
+ Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
+ Mục đích: Nhường cơm sẻ áo, chia sẻ khó khăn giúp đỡ đồng bào trong lúc hoạn nạn...
+ Quy mô: Toàn quốc bao gồm cả những Việt kiều đang sống xa Tổ quốc và người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam.
– Những suy nghĩ của cá nhân về phong trào:
+ Phong trào mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Người trong một nước thì thương nhau cùng”.
+ Vai trò tác dụng của phong trào (chia sẻ động viên tinh thần người nghèo,gặp khso khăn khi bị lũ lụt tàn phá... hỗ trợ một phần về vật chất;
khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc)
+ Cảm nghĩ và liên hệ với bản thân (xúc động, tự hào trước truyền thống của dân tộc; mong muốn hành
động để góp phần nhỏ bé giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn; hoặc nêu những việc đã làm, nếu có).
c. Kết bài
– Khẳng định sự cần thiết của phong trào ủng hộ lũ lụt miền Trung