Hướng dẫn soạn bài Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Thị Bình Yên

Lập dàn ý nghị luận về truyền thống bất khuất của dân tộc ta

Thảo Phương
14 tháng 5 2019 lúc 12:08

1.Mở bài

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận.

Bản đồ thế giới ghi tên Việt Nam, cả thế giới công nhận một đất nước bé nhỏ mà hùng cường với lòng yêu nước luôn cồn cào trong huyết quản mỗi con người Việt Nam. Chính lòng yêu nước ấy đã trở thành niềm tự hào của cả dân tộc.

2. Thân bài

a) Giải thích

Lòng yêu nước là tình yêu đối với nơi mình sinh ra, lớn lên, là yêu đồng bào, yêu Tổ Quốc. Lòng yêu nước được hình thành từ những tình cảm bình dị, gẫn gũi mà rất đỗi thiêng liêng. Ê-ren-bua đã từng khẳng định:” lòng yêu nhà, yêu làng xóm trở nên tình yêu Tổ quốc”. Yêu nước để rồi ta sống một cuộc sống đầy tình thân, tình nghĩa và luôn thường trực ước mong cho đất nước ngày càng phồn thịnh, phát triển.

b) Đặc điểm

Lòng yêu nước của nhân dân ta từ lâu đã trở thành một truyền thống quý báu được gìn giữ và phát triển. Lòng yêu nước của ta có lúc ẩn mình, có lúc lại bùng lên mãnh liệt, đem tất cả những thăng trầm gian khó, những đau thương mất mát đều hóa thành niềm tự hào hiêu hãnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:” Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

c) Biểu hiện và ý nghĩa

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...” Những vị anh hùng đó, họ đều là tiêu biểu cho một dân tộc Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, hàng triệu trái tim từ những cụ già râu tóc bạc phơ đến những em nhỏ, những kiều bào nước ngoài cungz đề hướng về lý tưởng của dân tộc: đánh giặc, giành lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Những người mẹ, người bà, người chị nơi hậu phương “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” không ngừng thi đua tăng gia sản xuất, chi viện lương thực thực phẩm cho bộ đội tiền tuyến. Trên khắp các chiến trường lửa bom ác liệt, các chiến sĩ quyết đem tất cả tinh thần, sức lực, máu xương cống hiến cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Chính tình yêu nước mãnh liệt ấy đã trở thành nguồn sức mạnh kì diệu đem lại chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trước kẻ thù tàn bạo với vũ khí hiện đại. Lòng yêu nước trong thời bình tuy không mãnh liệt nhưng được thể hiện rất rõ qua tình yêu thiên nhiên đất nước. Chúng ta yêu từng nhành cây, ngọn cỏ, ngọn núi, con sông, từng mái nhà. Yêu luôn cả những âm thanh trong trẻo bình dị gần gũi. Chúng ta yêu và bảo vệ nền hòa bình mà cha ông ta khi xưa đã hi sinh để giành lấy. Yêu nước, chúng ta yêu cả con người- đồng bào máu thịt. Yêu những người thân thương, mến trẻ, kính già, biết ơn thầy cô, hiếu thảo với cha mẹ. Lòng yêu nước còn khiến ta thương cả những cảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh, giúp đỡ những anh hùng liệt sĩ có công với cách mạng, những bệnh nhân hiểm nghèo,...

d) Mở rộng

Tuy nhiên đáng buồn là hiện nay vẫn còn những thanh niên sống với thứ tình cảm và tư tưởng sai lệch. Họ quên đi đất nước, chỉ nghĩ đến bản thân. Họ phán xét, chê trách, thậm chí là phá hoại đất nước nguồn cội của mình.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ

Lòng yêu nước là thứ tình cảm thiêng liêng và vô cùng cần thiết đối với mỗi con người. Đất nước phát triển là nhờ vào tình yêu nước của nhân dân ta.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
14 tháng 5 2019 lúc 6:06

I. Mở bài: giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ví dụ:

Dân tộc ta từ xa xưa đã có tinh thần yêu nước và truyền thống đó dã trở thành truyền thống của dân tộc ta bao đời nay. Tinh thần yêu nước từ xa xưa đã thể hiện trong nhân dân ta là những anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc ta.

II. Thân bài: nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta

1. Lòng yêu nước là gì:

Ngày xưa : là đứng lên chống giặc ngoại xâm, hi sinh anh dũng vì sự nghiệp độc lậo tự do của dân tộc,…. Ngày nay : là xây dựng, bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, yêu thương đùm bọc lẫn nhau,….

2. Biểu hiện của lòng yêu nước :

Cầm sung chiến đấu Tăng gia sản xuất Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

3. Những tấm gương có tinh thần yêu nước :

Võ Thị Sáu Kim Đồng Nguyễn Văn Thạc

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay :

Dối với học sinh : ra sức học tập, nỗ lực rèn luyện phấn đấu trong học tập, rèn luyện thân thể, thể thao,…. Dối với nhân dân : ra sức bảo vệ, phản đối những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội,….

III. Kết bài : nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Ví dụ :

Tinh thần yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ra hãy ra sức phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyen
14 tháng 5 2019 lúc 20:41

Đó là hình ảnh của một dân tộc không chịu nhục nhã, một dân tộc biết kiêu hãnh về giá trị mình, và biết rằng mình cuối cùng rồi sẽ chiến thắng trong sự vinh quang, dù phải đương đầu với kẻ thù nào. Chưa có một dân tộc nào có một lịch sử éo le như vậy.

Người Việt, suốt mấy lịch sử, không ngừng đương đầu với sự xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa ; để giữ vững sự tồn tại và nền độc lập của mình. Những người phụ nữ Việt-Nam, những thiếu nhi Việt-Nam vẫn có chỗ ngồi vinh quang về sự chiến đấu chống lại ngoại xâm của họ, vẫn được cả giống nòi họ nhắc nhở đến các gương sáng mà con cháu họ về sau vẫn còn noi theo. Không những chỉ đương đầu với phong kiến Trung Hoa, người Việt còn đương đầu với bao kẻ láng giềng khó chịu, quyết định một mất một còn với họ như là phong kiến Chiêm Thành, Ai Lao, Cao Miên và còn hứng chịu kẻ thù kéo đến từ trên sóng nước Đại dương, ồ ạt tấn công bằng các súng ống tối tân vũ bão.

Người Việt trong suốt quá trình tranh đấu liên tục đã biết giữ mình để được tồn tại qua những giai đoạn vô cùng gian lao, trước những kẻ thù nguy hiểm, mạnh mẽ hơn mình gấp bội. Chúng ta đã từng nói đến những kẻ thù khá quan trọng không ngừng đe dọa dân tộc duy nhất trên địa cầu này đã từng chiến đấu, và đã chiến thắng những kẻ xâm lược có khuôn mặt lớn lao nhất ở trong lịch sử loài người.

Ngay từ buổi đầu, khi còn sống trong tình trạng bộ lạc lẻ loi, người Việt đã từng đánh tan quân đội hùng mạnh của đời bạo Tần bằng những chiến thuật du kích tinh diệu. Và suốt thời kỳ lập quốc gian nan khổ nhọc đầu tiên, mặc dầu chưa thành hẳn một quốc gia thống nhất, người Việt đã từng bị các triều đại phong kiến Trung Hoa đô hộ cả suốt ngàn năm; vậy mà cuối cùng vẫn chỗi dậy được, đánh tan cả bọn thống trị và tự củng cố lấy thành một lực lượng độc lập hơn bao giờ hết. Nếu người ta biết rằng dân tộc Hán có một khả năng đồng hòa mãnh liệt chừng nào thì ta càng ý niệm đầy đủ hơn về cái khả năng đồng hòa siêu đẳng của người Việt Nam. Bởi lẽ suốt cả ngàn năm chinh phục, dân tộc to lớn và có trình độ sinh hoạt cao hơn, vẫn không làm cho phai mờ được cá tính của dân tộc Việt, tuy rằng bé hơn, nhỏ hơn không biết bao lần.


Lịch sử người Việt còn cho thấy rằng các triều đại cũ của họ dù có khác nhau, dù có chống nhau, nhưng vẫn nhất trí ở trên căn bản dân tộc. Nghĩa là họ vẫn gặp nhau trên cái ý chí bảo tồn nòi giống, mở mang lãnh thổ không ngừng. Vua chúa đời Đinh nhận định nguy cơ của sự xâm lược do các vua chúa Chiêm Thành gây nên, nhưng biết rằng không thể nào đối phó kịp thời, đành đem công sức ra đắp con đường chiến lược đến tận biên giới nước Chiêm để tạo phương tiện cho các đời sau nối chí của mình.

Sự lo xa ấy, cũng như mọi sự lo xa, là dấu hiệu của văn minh. Người Việt quả là dân tộc thấy trước con đường của mình, và đọc lịch sử của họ chúng ta không ngăn được mối xúc động và sự thán phục. Nếu người ta nghĩ đến giặc Mông Cổ và cái đế quốc Thát Đát mênh mông chừng nào, có lẽ người ta mới thấy được sức chiến đấu lạ lùng của người VIệt Nam –duy nhất trên địa cầu này- đã đánh bại quân Mộng Cổ xâm lăng. Đó là đoàn quân xâm lược vô cùng dũng mãnh, đã thôn tính biết bao nhiêu dân tộc lớn lao, đã đặt Trung Hoa dưới ách nô lệ bạo tàn, đã chiếm Tây Hạ, Tây Bá Lợi Á, xâm lăng Trung Âu, uy hiếp Áo, Đức … Vậy mà đoàn quân bách thắng của họ, khi vào biên giới Việt Nam, đã bị đánh cho thảm bại liên tiếp ba lần.

Ba lần chiến thắng vinh quang của dân tộc Việt để chống cự lại kẻ thù số một của loài người trong lúc ấy, đã đặt Việt Nam vào những dân tộc oanh liệt hàng đầu.

Và về sau này, gần một trăm năm đô hộ, dưới ách thống trị của thực dân Pháp được xem như là đế quốc hoàn chỉnh vào bậc nhất nhì ở trên thế giới, người Việt vẫn lại bền gan chiến đấu, và họ đã từng đánh cho kẻ thù tan tác nhiều phen khiến cho những viên đại tướng có uy danh nhất của thực dân Pháp vẫn còn giữ những kỷ niệm hãi hùng của sự chiến bại.

Người ta có thể kết luận được rằng dân Việt là một dân tộc tự cường, bất khuất đến một mức độ khá cao, và tinh thần ấy giúp họ trở thành một kẻ nhỏ nhất mà lại mạnh nhất, bị chèn ép nhiều bậc nhất nhưng lại quật khởi oai hùng bậc nhất.

Người ta sẽ không bao giờ hiểu hết được sức mạnh ấy, và sự cao lớn của tinh thần ấy nếu không đi vào bề sâu lịch sử của giống nòi Việt, nếu chỉ quan sát hời hợt sinh hoạt bình thường của họ. Với một nhận định theo lối hình thức Tây Phương, người ta không sao hiểu được giá trị đích thực của họ.



Nếu người ta quay trở về khơi điểm để thấy người Việt từ lúc vùng dậy ban đầu với những vũ khí thô sơ, những gậy tầm vông và những giáo mác, thì người ta sẽ hiểu rõ hơn nữa sức năng tiềm tàng nơi họ phi thường đến như thế nào. Những kẻ thù vốn tự hào là hùng mạnh nhất của dân tộc Việt không thể nhìn thấy điều ấy. Làm sao mà nhìn thấy được, khi cái ý chí bất khuất của dân tộc ấy bắt nguồn từ trong lịch sử ngàn xưa, thấm sâu ở trong xương thủy của họ, chan hòa ở trong huyết mạch của họ, bàng bạc trong niềm kiêu hãnh vô biên của một giống nòi không chịu sống trong tủi nhục, luôn luôn có sự gắn bó mãnh liệt vào mảnh đất của quê hương, vào di sản của dân tộc, di sản dçau thương mà rất kiêu hùng ! Kẻ thù của dân tộc Việt chỉ bắt đầu thấy được sức mạnh ấy khi bọn họ đã thất bại, và thật là quá muộn. Còn dân tộc Việt đã biết rõ sự chiến thắng của mình từ khi chiến đầu, trước khi chiến đấu, dù phải đối phó với kẻ thù nào. Bởi vì người Việt hiểu rằng ở sau lưng họ không chỉ là một khoảng trống, không chỉ là những kỷ niệm nhạt mờ, hỗn độn, mà sau đấy có một lịch sử lâu đài của những nổ lực vinh quang.

Do đó khi ông Lê Lai thay áo cho ông Lê Lợi để tìm cái chết hy sinh, không phải là một hành động của kẻ tuyệt vọng, cũng như khi Trần Hưng Đạo chỉ vào dòng sông Bạch Đằng cương quyết không quay trở về nếu không chiến thắng, đều không phải là những sự bảo đảm liều lĩnh của một tâm lý phiêu lưu. Những thái độ lịch sử ấy đều chung trong niềm tin tưởng nhất trí ở lẽ quyết thắng của dân tộc họ, nếu ta nhớ lại câu thơ xưa của Lý Thường Kiệt :

Như hà nghịch lỗ tai xâm phạm ?
Như đẳng hành khan thủ bại hư !


Mà một người Việt dịch là :
Cớ sao giặc dám hoành hành ?
Rồi đây bây sẽ tan tành cho coi !


Thì ta càng rõ sâu xa niềm tin tưởng ấy ở cái khả năng vô lượng của giống nòi họ. Trong những thời đại lớn lao, dân tộc ấy lại đúc kết nên những anh hùng tuyệt đẹp, những người không chỉ giỏi về thao lược ở chốn chiến trường mà còn là những văn tài lỗi lạc. Tôi thấy bốn câu thơ ngắn của Lý Thường Kiệt – mà ông mạo xưng là của thần linh báo mộng – đã phản chiếu cái ý thức đầy đủ của một dân tộc nhận thức được giá trị mình cùng cái khả năng độc lập của mình, đồng thời đó cũng là một đường lối sơ khái về sự tuyên truyền chiến tranh nằm trong ý thức tự vệ, hay gọi đó là phương thuật tác động tâm lý quân đội đầu tiên ở trong loài người. Chính những nhà tướng Việt Nam thời xưa dung hòa cả văn lẫn võ, và dưới áo giáp họ là những nhà thi sĩ dồi dào bản lĩnh- Hịch Tướng sĩ văn của Trần Hưng Đạo, Bình ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, thơ Phạm Ngũ Lão, thơ Trần Quang Khải, khả năng ưu tú của họ thật là toàn diện. Và chỉ có những thời dça5i suy đồi trong xã hộ’i Viết mới có một sự cách biệt rõ rệt giữa văn và võ, để chỉ có những văn nhân hèn yếu và những võ tướng vũ phu.

Qua lịch sử oai hùng của người Việt, chúng ta nhận thấy họ có khả năng chiến thắng những đoàn quân xâm lược khủng khiếp nhất của loài người là nhờ ở cái ý sống huyền diệu của họ, ý sống ấy vốn âm thầm nhưng mà mênh mông như biển Nam Hải, trùng trùng điệp điệp như dãy Trường Sơn. Ý sống ấy làm cho người dân Việt chấp nhận được sự hy sinh một cách dễ dàng, dễ dàng như là hơi thở, một khi họ nhìn thấy được thực sự chính nghĩa của viê(c mình làm. Chính cái ý chí vô biên vô tận về một đời sống độc lập đã khiến cho dân tộc ấy, dù bị bao nhiêu cơn lốc phũ phàng ở trong lịch sử, vẫn cứ tồn tại, điềm nhiên, kiêu hãnh trong sự khiêm tốn cố hữu của mình. Nhờ sức sống ấy, cộng với tinh thần thông minh đặc biệt của giống nòi họ mà người Việt nam có những sáng kiến rất cao về mặt chiến lược, chiến thuật, về sự kiến trúc, về điệu thi ca, về các kỹ thuật canh tác hằng ngày. Nếu ta biết rằng nhà Tống ngày xưa bắt chước tổ chức quân đội theo kiểu nhà Lý, nếu ta nghiên cứu nghệ thuật xây thành Cổ Loa, kỹ thuật đắp đê từ thời Phù Đổng Thiên Vương đến các chiến lược tinh diệu của Trần Hưng Đạo, hay cái súng trường chế tạo bằng tay của ông Cao Thắng rồi đem liên hệ với điệu lục bát đơn giản mà rất phong phú, với các truyện dài, tiểu thuyết toàn bằng văn vần của họ, thì ta mới ý hội được nền văn minh ấy có những sắc thái đặc biệt ra sao, độc đáo thế nào.

Đồng thời ta sẽ hiểu thêm sức mạnh của nến văn minh tinh thần Việt Nam, nếu ta biết được quá trình xây dựng lãnh thổ của họ lâu dài, nhiều khê và hoàn thiện đến mức nào.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Rồng Lửa Ngạo Mạng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Ha Ha
Xem chi tiết
Nguyệt Phạm
Xem chi tiết
9/3.08 Nguyễn Lê Nhật Cư...
Xem chi tiết
Yến
Xem chi tiết
An Nguyễn
Xem chi tiết
Trân Bảo
Xem chi tiết