I- MỞ BÀI:
– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.
– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
III- KẾT BÀI:
– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
Dàn ý:
I.Mở bài:
Từ truyền thuyết “Bọc trứng trăm con” dẫn đến câu ca dao để nêu lên
tầm quan trọng của vấn đề cần bình luận.
II.Thân bài:
1.Giải thích câu ca dao:
∙ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” gợi tả tấm lòng che chở, đùm bọc
của nhân dân ta .
∙ Ca dao khuyên ta là người cùng một nước phải thương yêu đùm bọc
lẫn nhau.
2.Bình luận:
∙ Khẳng định lời khuyên:
Cái riêng của mỗi người và cái chung của mọi người có quan hệ gắn bó
với nhau cả về vật chất, tinh thần và tình cảm.
Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là nghĩa vụ của mỗi người.
Đó cũng là cơ sở của lòng yêu nước thương nòi, truyền thống quý báu
của nhân dân ta.
∙ Mở rộng vấn đề:
Bộc lộ bằng hành động cụthể
Nhắc lại một số câu ca dao, tục ngữ cùng tư tưởng tình cảm trên.
Phê phán thái độ thờ ơ,lạnh nhạt, bàng quang trước các biến cố xảy ra ở các địa phương khác.
III.Kết bài:
∙ Đoàn kết thương yêu nhau là bài học lớn nhất của dân tộc.
∙ Truyền thống ấy ngày càng được phát huy mạnh mẽ.
DÀN BÀI
I- MỞ BÀI:
– Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn có truyền thống yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau.
– Dẫn câu ca dao: “Nhiễu điều… nhau cùng”.
– Đây là nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau.
II- THÂN BÀI:
a) Giải thích:
– Nghĩa đen: “Nhiễu điều” là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá; “giá gương” là vật dụng bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. Nếu hai vật ấy đứng riêng lẻ thì không cổ gì đặc sắc. Nhưng đặt mảnh lụa đỏ phủ lên giá gương thì chúng tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ vì bụi, cồn tấm gương kia nhờ tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. Chính nhờ bao phủ, chở che cho nhau mà cả hai trở nên cổ giá trị, tôn vinh thêm nét đẹp.
– Nghĩa bóng: Từ hai hình ảnh ví von gợi cảm đó, người xưa muốn nêu lên một lời khuyên: Là người trong một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn.
Đây là chân lí, là phương châm sống cho mỗi người chúng ta.
b) Tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau?
– Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà.
– Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên.
– Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.
– Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
– Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp.
III- KẾT BÀI:
– Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.
- Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.
- Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
- Nêu ý nghĩa của câu ca dao dân ca đó.
- Dẫn đến thân bài.
II/Thân Bài :
1. Giải thích nghĩ đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:
" Nhiễu " là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. " Điều " là màu đỏ. " Nhiễu điều " là một thứ vải quý, đựơc dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những đồ quý. " Giá gương " là cái khung bằng gỗ để ngừơi ta đặt cái gương lên...
Thông qua những hình ảnh đẹp đẽ, gợi cảm của câu ca dao múôn ca ngợi những tình cảm trong sáng như tấm lụa điều và chiếc gương. Hãy nghĩ đến tình đồng hương, đồng bào, để rồi nhiệt tình cứu giúp nhau...
2. Ý nghĩa của câu ca dao dân ca trên
3. Truyền thống đã đựơc nhân ta thể hiện như thế nào?
- Tình làng nghĩ xóm...
- Mọi ngừơi tương trợ lẫn nhau qua chiến dịch "Mùa hè xanh"...
- Giúp đỡ đồng bào bị lũ lũt...
4. Người học sinh đã thể hiện tốt truyền thống ấy như thến ào trong gia đình, nhà trường?
- Thể hiện lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết qua những việc gì?
- Còn ngoài xã hội? (nêu dẫn chứng)
III/ Kết Bài :
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
- Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
chiều mk bị cô giết rồi
nhưng may mà ko chết
Một trong những nội dung chủ yếu của ca dao là lối sống giàu tình nặng nghĩa của dân tộc ta. Chính tình thương yêu đùm bọc của người trong một nước trở thành một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, được thể hiện qua câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu ca dao trên như thế nào?
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương” ; nhiễu điều là tấm nhiễu đỏ, chiếc gương soi bằng đồng bóng loáng được đỡ bởi giá gương. Đó là vật dụng trong phòng trang điểm của những tiểu thư khuê cát ngày xưa. Tấm nhiễu đỏ phủ trên giá gương sẽ tôn lên vẻ đẹp sang quý của tấm gương. Ngược lại, chiếc gương sáng cũng làm tăng vẻ rực rỡ của tấm nhiễu điều.
“Người trong một nước phải thương nahu cùng” ; từ hình ảnh của nhiễu điều phủ lấy giá gương câu ca dao ngụ một lời khuyên: người trong một nước phải thương nhau cùng tức là phải thương yêu, đoàn kết với nhau. Lòng thương yêu đùm bọc, tình đoàn kết đồng bào ruột thịt sẽ tạo nên cuộc sống an vui cho cộng đồng , bảo vệ được nền độc lập cho dân tộc.
Bỡi lẽ, lời khuyên về nghĩa tình đồng bào , tình đoàn kết nói trên mang những giá trị tình cảm, đạo đức to lớn. Trong cuộc sống đời thường mọi người phải đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khi gặp cơ nhỡ, hoạn nạn:
Lá lành đùm lá rách
Thực vậy, xuất phát từ cùng nguồn cội, tổ tiên, người trong một nước cần chung lưng đấu cật để xây dựng và phát triển đời sống cộng đồng
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Thực tế đã chứng minh, trong lịch sử dựng nước và giữ nước. mỗi người đều có thể tạo cho mình một tài sản,.một ngôi nhà. Nhưng mọi người đều có cùng tài sản chung, ngôi nhà chung đó là đất nước, là dân tộc. khi tài sản chung ấy mất đi thì không tài sản riêng nào có thể tồn tại được. cho nên công cuộc bảo vệ đất nước không thể do một người hay một nhóm người nào làm nổi. lịch sử mấy ngàn năm giữ nước của ông cha ta là một biểu hiện sinh động về bài học đoàn kết dân tộc để giữ nước.
Từ chiến thắng quan nam Hán trên sông Bạch Đằng của Ngô Vương Quyền, ba lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân thời trần, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tập hợp nhân dân bốn cõi một nhà đến đoàn quân áo vải Tây Sơn quyets sạch mấy mươi vạn quân thanh ra khỏi bờ cõi, tất cả đều do sức mạnh đoàn kết muôn người như một của dân tộc ta.
Từ khi lãnh đạo các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,bác Hồ đã chủ trương :
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
Cho nên nhân dân ta đã đạt từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước.
Bài học đã đi vào ca dao là bài học dduocj đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta từ lâu đời, có giá trị thực tiễn to lớn. nghĩa tình đồng bào, tình đoàn kết chứa đựng trong câu ca dao trên là bài học lớn nhất của dân tộc qua mấy ngàn năm lịch sử giữ nước và dựng nước mà chúng ta cần luôn luôn tâm niệm.