Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trung Kiên

Lập dàn ý đề bài sau: Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt qua một tác phẩm văn học mà em đã học".

Minh Nhân
20 tháng 4 2019 lúc 21:30

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các công trình nghiên cứu…)

- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử

⇒ Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến cụ thể

2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt

a) Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp

- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:

+ Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta

+ Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”

+ Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú

+ Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc trầm bổng

b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

- Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người

- Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:

+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt

+ Từ vựng: tăng lên qua các thời kì

+ Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn

+ Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng

⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều thao tác lập luận, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện…

- Liên hệ bản thân: cần có ý thức giữ gìn sự giàu có, trong sáng của tiếng Việt…

chu do minh tuan
26 tháng 4 2019 lúc 21:51

Mở bài : Đây là phần quan trọng của bài văn, nếu bạn viết được mở bài hay thì thân bài sẽ diễn đạt ra mạch lạc hơn :) Ở đề bài này, bạn có thể nêu ý kiến của mình về Tiếng Việt, sau đó tóm gọn lại ý " Sự giàu đẹp của Tiếng Việt".

Thân bài : Chứng minh thì cần dẫn chứng cụ thể. Bài văn này có 2 luận điểm chính : sự giàu đẹp của Tiếng Việt và giữ gìn vẻ đẹp của Tiếng Việt ( nếu ở cấp 3 thì nên có luận điểm này về khía cạnh xã hội để được cao điểm hơn).

Bạn có thể nêu sơ qua về nguồn gốc của Tiếng Việt trước đây có mượn những từ Hán, nhưng Tiếng Việt của ta không hoàn toàn phụ thuộc vào Tiếng Hán mà ngược lại, chính tiếng Hán lại bổ sung, hỗ trợ cho sự giàu có của Tiếng Việt. ( ví dụ những tiếng Hán bạn biết như y phục = quần áo, nhưng 1 số trường hợp 2 từ này không thể thay đổi cho nhau được, điều đó chứng minh việc tiếng Việt không phụ thuộc vào tiếng Hán ).

Trích dẫn câu nói của Bác Hồ làm minh chứng : "Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc ta", bạn có thể dẫn chứng ra những tác phẩm nổi tiếng như " Thu điếu" của Nguyên Khuyến, các bài thơ hay của Huy Cận, Xuân Diệu.. với lối sử dụng từ ngữ điêu luyện làm tác phẩm trở nên hay hơn, tả được nội tâm của con người. Ví dụ điển hình là bài thơ "Thu điếu", dùng cảnh tả tình cảm của mình qua những từ ngữ, âm thanh trầm buồn. Bạn cũng có thể dẫn chứng những từ tuy giống nhau nhưng tùy theo trường hợp cần được sử dụng hợp lý : nước "dờn dợn" và "dờn dợn" đồng nghĩa, nhưng từ "dợn dợn" ý nghĩa nhẹ nhàng hơn, "bâng khuâng" và "băn khoăn" nhiều người hiểu lầm giống nhau, nhưng từ "bâng khuâng" là cảm xúc luyến tiếc, còn "băn khoăn" lại là nghĩ ngợi vì 1 điều gì đó.


Luận điểm 2, bạn có thể nêu vấn đề " ngày nay, lợi dụng sự giàu có về ngữ nghĩa của Tiếng Việt, một số cá nhân đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của Tiếng Việt..." rồi khẳng định đây là những hành vi cần phải bị ngăn chặn.

Kết bài : Khẳng định lại ý chính và nêu suy nghĩ của mình về vấn đề ( có thể lấy luận điểm 2 làm những hành động cụ thể của người học sinh )


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
Xem chi tiết
Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
đinh văn việt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
nguyễn khánh ngọc
Xem chi tiết
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Ngô Thuỳ Trâm Anh
Xem chi tiết
bồ đào
Xem chi tiết