Đề 1:
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu Một hình ảnh ít ai tin được* Nghĩa bóng
Lòng kiên trì của con người Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách Không có kiên trì thì không làm được gì hếtb. Bàn luận vấn đề
Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn Cần phê phán những người không có lòng kiên trìc. Ý nghĩa câu tục ngữ
Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm đượcd. Chứng minh lòng kiên trì
Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Đề 2:
I. Mở bài:
Trên hành trình đến chân trời tương lai của sự nghiệp, con người phải đương đầu với biết bao thử thách chông gai như cuộc đi đường thường ngày "Đi đường mới biết gian lao; Núi cao rồi lại núi cao trập trùng". Chúng ta muốn leo "lên đến tận cùng" để thu vào "tầm mắt muôn trùng nước non", nghĩa là muốn thu được thắng lợi vẻ vang đòi hỏi con người phải bền gan, vững chí, phải có lòng quyết tâm, kiên trì, tinh thần vượt khó. Nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ về phẩm chất tinh thần đặc biệt ấy, trong một lần nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ đã ân cần khuyên bảo:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chi ắt làm nên"
II. Thân bài.
1- Cái khó không phải là bản thân công việc, mà chính là ở lòng người.
Bằng kiểu câu khẳng định với hai vế điều kiện - kết quả, ngay ở hai câu thơ đầu, Hồ Chí Minh, "tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông" , đã nêu bật một chân lý hiển nhiên của thực tế cuộc đời. Trên thế gian này, "không có việc gì khó" - Việc khó là việc khi làm đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên sự quyết định của thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay "khó" , mà là ở chính tinh thần con người. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, nghĩa là "bền lòng" . Bền lòng ở đây là chỉ lòng kiên trì, không bao giờ nản chí, đầu hàng, không thay đổi lập trường mà phải đem hết tâm sức "mài vào đá vào sắt" "mài vào đêm vào ngày" , quyết tâm làm bằng được mới thôi, dù cho có gặp muôn vàn khó khăn, thử thách. Ông Nguyễn Bá Học trước đây cũng đã khẳng định điều đó bằng một câu nói rất chí lý: "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Như vậy ở hai câu thơ đầu tiên, Bác Hồ đã đặc biệt đề cao vai trò của tinh thần, ý chí, sự kiên trì, vượt khó của con người trong khi thực hiện các công việc, đặc biệt là những công việc "khó".
2. Khi đã "bền lòng", "quyết chí" , thì dù công việc khó đến mấy cũng có thể hoàn thành, để làm nên "sự nghiệp lớn".
Nếu khi con người đã có được một tinh thần kiên trì, một ý chí, quyết tâm vượt khó thì dù công việc khó khăn, to lớn bằng trời, biển, chúng ta cũng có thể làm được và hoàn thành một cách tốt đẹp:
"Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Ở hai câu này, Bác đã dùng thủ pháp cường điệu và hình ảnh tượng trưng "đào núi và lấp biển" để chỉ những công việc lớn lao dường như nằm ngoài sức lực và khả năng của con người. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển" khó khăn lớn lao đến đâu đi nữa, nếu con người "quyết chí" , bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan "thắng không kiêu, bại không nản" thì cũng hoàn thành, cũng "ắt làm nên". Bác dùng chữ "ắt" càng tăng thêm tính chất khẳng định. "Ắt" theo từ điển tiếng Việt nghĩa là "chắc chắn" "nhất định sẽ" (Từ điển tiếng Việt trang 59)
3. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế
Lịch sử nhân loại và đất nước ta đã có biết bao câu chuyện, bao tấm gương nêu cao sức mạnh phi thường của lòng kiên trì, nghị lực và lòng quyết tâm của con người trong cuộc sống. Từ câu chuyện Ngu Công dời núi đến câu chuyện "Mài sắt nên kim" ; từ tấm gương anh hùng Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng...đến Võ Thị Sáu, Mạc Thị Bưởi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi....trong sự nghiệp cứu nước vẻ vang, tất cả họ đều đã vượt qua biết bao khó khăn thử thách tưởng chừng khó có thể vượt qua nổi bằng một sự "quyết chí" vượt bậc để hoàn thành nhiệm vụ, "làm nên" những chiến công chói lọi. Bác Hồ không chỉ răn dạy thanh niên về sự bền lòng, vững chí mà Người còn là một tấm gương sáng ngời về sự "kiên trì" "nhẫn nại" và "quyết chí" . Vào lúc vận mệnh Tổ quốc như ngàn cân treo đầu sợi tóc, Người đã nói một câu nói nổi tiếng như một lời hịch "Dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập". Lời hịch ấy thổi hồn và truyền sức mạnh ý chí cho toàn dân tộc để lập nên một "Điện Biên nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng". Vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, lớp lớp cháu con quyết chí mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên rừng Trường Sơn và trên biển Đông để "giành độc lập" , thống nhất Tổ Quốc. Và kết quả là ngày 30/04/1975 "Bác Hồ ơi! Toàn thắng đã về ta":
"Ôi, buổi trưa nay, tuyệt trần nắng đẹp
Bác Hồ ơi! Toàn thắng về ta
Chúng con đến, xanh ngời ánh thép
Thành phố tên Người lộng lẫy cờ hoa"
(Tố Hữu)
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cuộc sống hoà bình hôm nay, noi theo tấm gương Bác Hồ, nối tiếp các đàn anh lớp trước, hàng ngày hàng giờ, thế hệ mới của chúng ta đã xuất hiện biết bao tấm gương đẹp về lòng kiên trì, chí lớn đã làm nên "sự nghiệp lớn". Đó là bác sĩ Nguyễn Tài Thu, người đã đưa nền y học châm cứu Việt Nam thành một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đó còn là vận động viên wushu Thuý Hiền, vận động viên nhảy cao Bùi Thị Nhung, vận động viên cử tạ Hoàng Anh Tuấn đã giành được Huy Chương Vàng thể thao Segame để cho lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên đấu trường Đông Nam Á. Và đây là tấm gương "kiên trì", "quyết chí", "bền lòng" , vượt qua số phận hiểm nghèo của mình để làm nên sự nghiệp phi thường như là "đào núi" và "lấp biển" vậy. Đấy là anh Bạch Đình Vinh được chương trình ti vi "Người đương thời" hết lời ca ngợi: vì một tai nạn giao thông, anh Vinh bị bại liệt toàn thân, bị chấn thương nặng nội tạng, khuôn mặt bị biến dạng và mất luôn cả tiếng nói. Thế nhưng với một ý chí, nghị lực phi thường, anh đã không gục ngã, mà đứng lên viết tiếp trang cổ tích của cuộc đời mình: sinh viên ba trường Đại học: Giao thông vận tải, Thương Mại, Khoa công nghệ thông tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội.
4. Bình luận mở rộng
Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành bí quyết quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân. Lời dạy đó còn giúp ta có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình. Như thế cũng có nghĩa là lời dạy của Người còn đem lại cho ta lòng tự tin. Khi có được lòng tự tin, chúng ta sẽ có một sức mạnh tinh thần vô địch để làm nên tất cả.
Tuy nhiên, chúng ta nên phải hiểu lời khuyên của Bác một cách đúng đắn và thiết thực. Quyết tâm, ý chí của ta phải đi đôi với hành động, chứ không được quyết tâm suông mà có thể làm nên được sự nghiệp lớn. Và những ước mơ, khát vọng của ta phải phù hợp với điều kiện thực tế, hoàn cảnh chủ quan, khách quan, những tiền đề vật chất nhất định, nếu không chúng ta sẽ trở thành những người phiêu lưu mạo hiểm, những kẻ mơ mộng hão huyền. Hiểu như vậy, chúng ta càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn.
III. Kết luận
Tóm lại bốn câu thơ trên của Bác là một lời khuyên vô cùng quý báu. Bằng trí tuệ sắc sảo, Bác đã vạch ra chân lý, bằng trái tim tràn đầy tình yêu thanh niên, Bác đã ân cần khuyên nhủ, động viên mọi thế hệ hôm nay và mai sau có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn nhằm chiếm lĩnh được những "đỉnh Olimpia" của cuộc đời và sự nghiệp.
ĐỀ 2:Gợi ý
1. Giải thích Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên:
Khuyên nhủ con người về sự kiên trì, cũng cảm Việc gì cũng cần có quyết tâm sẽ thành công2. Chứng minh Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên
Bác Hồ là tấm gương điển hình cho hình ảnh này Dân tộc Việt Nam ta đã không ngừng kháng chiến đê chống giặc dành độc lập dân tộc Những người bị bệnh đã vượt lên số phận để tạo nên kì tích.
Bài làm
Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.
Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn thỏ
Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.
Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.
Bác Hồ từng dạy:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.