Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Thị Bích Nhung

lập dàn ý

Dân gian có câu"lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu"lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vùa lòng nhau". Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đẫ hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

(Giúp mk vs mk đang cần gấp khocroi khocroi khocroi khocroi khocroi

cảm ơn trước nha okok)

Phương Thảo
8 tháng 3 2017 lúc 14:30

1. Mở bài:

- Lời nói là phương tiện giao tiếp quan trọng và cần thiết.

- Ông cha ta khuyên bảo con cháu về cách sử dụng lời nói sao cho có hiệu quả cao nhất.

2. Thân bài:

- Lời nói phản ánh trình độ hiểu biết, tư cách đạo đức, tính tình của mỗi con người cụ thể.

- Để đạt được hiệu quả giao tiếp, ta phải tùy từng đối tượng, hoàn cảnh mà vận dụng lời nói cho phù hợp.

- Muốn có khả năng dùng lời nói đẹp, lời nói hay cần có quá trình học tập, rèn luyện thường xuyên, lâu dài.

3. Kết bài:

- Mỗi người phải biết nói lời đúng, nói lời hay.

trần phương hoài
10 tháng 3 2017 lúc 20:41
Bài văn nghị luận xã hội lớp 7

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

07/12/2016 master

Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, dân gian đã hiểu như thê nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống

Mở bài

Nếu ca dao dân ca là tiếng nói tình cảm của nhân dân ta về tình yêu quê hương, đất nước, về tình cảm gia đình, về tình yêu lứa đôi… thì tục ngữ lại là nhừng kinh nghiệm quý báu của cha ông ta được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Các câu tục ngữ thường chứa đựng những lời khuyên bố ích. Một trong những lời khuyên cha ông để lại đến nay vẫn được chúng ta vận dụng rất thành công là: “Lời nói gói vàng”, “Lời nói chẳng mất tiền mua ***** Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp.

Thân bài

Giải thích từ ngữ

Lời nói: chuỗi âm thanh phát ra trong khi nói mang một nội dung trọn vẹn nhất định. Gói vàng:

+ Gói: bao kín và gọn trong một tấm mỏng (giấy, vải, lá, …)

+ Vàng: kim loại quý màu vàng.

=> Gói vàng: vàng được bao kín và gọn thành gói.

Nội dung của hai câu tục ngữ

* Câu “Lời nói gói vàng”:

Lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Một chỉ vàng, một thỏi vàng đã là rất quý. Một gói vàng sẽ quý giá gấp nhiều lần. Nghĩa là lời nói vô cùng có giá trị. Tất nhiên lời nói đúng lúc đúng chỗ, đúng đối tượng, đúng liều lượng, có tình có lí mới có giá trị.

Trong cuộc sông nhiều khi lời nói quý như gói vàng.

+ Ví dụ, lời khuyên của ta dành cho những người lầm lỗi. Nhờ lời khuyên đó mà người ta không rơi xuôhg vực thẳm của cuộc đời.

+ Lời nói của ta giúp cho bạn bè, gia đình gắn kết với nhau, mọi người có cuộc sông yên vui hạnh phúc.

Lời nói có khi còn quý hơn cả gói vàng:

+ Đó là những cuộc đàm phán giữa các nước. Lời nói có tình có lí, đủ sức thuyết phục thì không dẫn đến chiến tranh, không xảy ra tàn phá, chết chóc. Lúc đó, lời nói còn quý hơn gói vàng gấp vạn lần.

=> Lời nói đúng lúc đúng chỗ, có tình, có lí thật sự quý như gói vàng. Vì vậy, ta phải biết quý trọng lời nói.

* Câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trừ những người khuyết tật (bệnh câm) thì mỗi người đều sở hữu riêng lời nói của mình. Tuy vốn từ ngữ ở mỗi người mức độ khác nhau nhưng mỗi người đều có rất nhiều từ ngữ để nói. Lời nói ấy “chẳng mất tiền mua” vì nó là của riêng mỗi người theo lẽ tự nhiên.

Nếu một sự việc, một đối tượng, một hoàn cảnh… ta chỉ có duy nhất một lời nói thì lúc đó, khi giao tiếp, ta không phải lựa chọn gì hết.

Nhưng thực tế cho thấy cùng một sự việc, cùng một hiện tượng, cùng một đối tượng, cùng một hoàn cảnh giao tiếp, ta lại có rất nhiều từ ngữ để thể hiện. Vậy, khi nói, ta cần lựa chọn từ ngữ nào thích hợp nhất, hay nhất, đem lại hiệu quả cao nhất trong tất cả những từ ngữ chúng ta có để nói. Lúc đó, chắc chắn cuộc giao tiếp của chúng ta sẽ thành công.

“Vừa lòng nhau” nghĩa là lời nói đó vừa làm cho cả người nghe và người nói thấy dỗ chịu. Khi đó, lời nói mới có giá trị. Nhưng để “vừa lòng nhau” không có nghĩa là ta thiếu thắng thắn, thiếu chân thành. Khi giao tiếp, ta cần thẳng thắn chân thành nhưng tế nhị để không chạm đến lòng tự ái, tự ti của người đang giao tiếp. Khi đó thì lời nói mới có tác dụng.

Hiếu sâu sắc điều đó, nôn ngoài hai câu trên, cha ông ta còn có nhiều câu khác chứa đựng lời khuyên con cháu:

+ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

+ “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

+ “Chim khôn kều tiêng rảnh rang Người khôn tiếng nói dịu dàng dễ nghe.”

Kết bài

Tiếng nói là của cải quý của mỗi người. Mỗi người phải biết sử dụng nó sao cho không phải ân hận, day dứt. Bản thân em cần học tập cách ăn nói lịch sự văn minh để tiếng nói của mình có tác dụng làm đẹp cho cuộc sống trong gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội.

Các câu hỏi tương tự
Khánh Linh
Xem chi tiết
Kaneki Ken
Xem chi tiết
Elizabeth
Xem chi tiết
Phan Thị Ly
Xem chi tiết
Qynh Nqa
Xem chi tiết
trần phương hoài
Xem chi tiết
Duyên Nấm Lùn
Xem chi tiết
Hoa Moc Lan
Xem chi tiết
hoang
Xem chi tiết
Tên Của Tôi
Xem chi tiết