lập dàn ý cho đề bài sau:"dân gian có câu:"lời nói gói vàng"đồng thời lại có câu "lời nói chẳng mất tiền mua;lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau":qua 2 câu trên em hãy cho biết dân gian hiểu như thế nào về giá trị , ý nghĩa của lời nói đó?
các bạn giúp mình nhé thank các cậu
giúp mk nhanh nha mk cần gấp
Mở bài :
- Dẫn dắt vấn đề: Lời nói là phương tiện quan trọng nhất của giao tiếp, nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa, giá trị của nó.
- Giới thiệu vấn đề: Dẫn lại hai câu tục ngữ.
Thân bài:
a) Giải thích nội dung hai câu tục ngữ
- Câu thứ nhất: Vàng là một thứ kim loại quý giá. So sánh lời nói với gói vàng nhằm khẳng định lời nói rất có giá trị trong giao tiếp, cần phải biết trân trọng giữ gìn.
- Câu thứ hai: Lời nói sẵn có ở mỗi người, tuy không phải mua bằng tiền, nhưng cần phải biết lựa chọn khi sử dụng trong giao tiếp để khỏi mất lòng nhau, để đạt được hiệu quả giao tiếp. Câu tục ngữ khuyên mọi người biết lựa chọn lời nói trong giao tiếp hằng ngày.
Hai câu tục ngữ tuy nội dung cụ thể khác nhau, nhưng đều thể hiện thái độ quý trọng lời nói, khuyên mọi người phải biết giữ gìn lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, trong giao tiếp.
b) Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ
- Lời nói có thể mang lại lợi ích, cũng có thể gây nên thiệt hại đối với người nói. Lời nói dễ hiểu, dễ nghe khiến người nghe cảm thấy vừa lòng, để đáp ứng yêu cầu của người nói. Ngược lại, lời nói khó hiểu, khó nghe làm người nghe bực mình, người nói sẽ không đạt được điều mình muôn nói.
- Lời nói còn tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa người nói và người nghe, tạo nên cảm tình từ đó tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người.
- Trong quan hệ giao tiếp thường ngày, chúng ta gặp nhiều đối tượng khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau. Do đó không thể sử dụng một lời nói, một cách nói chung cho tất cả mọi người, mà phải biết lựa chọn lời nói và cách nói phù hợp với từng đối tượng giao tiếp và phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp. Có như vậy lời nói mới mang lại hiệu quả.
- Lời nói còn thể hiện trình độ văn hoá của người nói.
c) Những trường hợp vận dụng
- Vận dụng trong trường hợp cha mẹ dạy bảo con cái, thầy cô dạy bảo học sinh về lời ăn tiếng nói.
- Vận dụng khi có ý nhắc nhở, phê phán một ai đó sử dụng lời nói thô thiển.
d) Liên hệ: Ca dao, tục ngữ có nhiều câu tương tự thể hiện sự quan tâm sâu sắc của nhân dân ta về lời ăn tiếng nói.
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
- Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời.
- Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Kết bài.
Khẳng định lại :
- Cách nói ngắn gọn, có vần điệu, dễ nhớ.
- Là lời khuyên sâu sắc đối với mọi người, mọi thời đại.
- Là học sinh, hiểu lời khuyên trên, cần luôn biết học tập lời ăn tiếng nói, sử dụng lời ăn tiếng nói phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp để thể hiện là người có học, có văn hoá