Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

nguyễn ngọc mai anh

lập dàn ý chi tiết cho các đề kham khảo sau :

a. biểu cảm về loài cây / loài hoa em yêu

b. cảm nghĩ về người thân : ông , bà , cha , mẹ , anh , chị , em

c. cảm nghĩ về một phong cảnh đẹp của thành phố quê em

d. cảm nghĩ về con vật nuôi mà em yêu thích

e. cảm nghĩ về thầy cô giáo của em

f. cảm nghĩ về mùa xuân

g. cảm nghĩ về buổi khai giảng

h. cảm nghĩ về người bạn thân của em

i. cảm nghĩ về ngày nhà giáo Việt nam

j. cảm nghĩ về tình bạn

k. cảm nghĩ về một bài ca dao mà em yêu thích .

l. cảm nghĩ về các bài thơ : qua đèo ngang , bạn đến chơi nhà , cảnh khuya , rằm tháng giêng ,...

Chu Vân Anh
11 tháng 12 2017 lúc 20:05

1,biểu cảm về loài cây/hoa em yêu

Bài tham khảo 2

1/ Mở bài:

- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)

- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)

“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…

2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.

Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)

- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.

- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…

- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…

- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.

- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.

- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…

- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?

- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.

- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.

Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:

- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.

- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…

- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.

- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.

- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.

- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”

Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng

- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.

- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.

- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.

- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.

- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)

- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…

3/ Kết bài:

- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.

- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..

Bình luận (2)
Chu Vân Anh
11 tháng 12 2017 lúc 20:24

2,cảm nghĩ về ng̀ thân

I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình.

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

–Bàn tay mẹ không được trắng trẻo,mềm mại mà gầy gầy,xương xương,ŕăn chắc,ram ráp bởi những vết chai sần.Đôi bàn tay ấy đã cùng mẹ chịu bao gian nan,khổ cực để nuôi chúng em từng ng̀y

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

–Mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

III,kết bài

- Em rất tự hào về mẹ.

- Mẹ là chỗ dựa vững chắc của em.

- Mẹ là nguồn động viên để em vững bước trên con đường học tập.

- Mẹ là tượng đài tráng lệ trong em.

Bình luận (10)
Thỏ Con Dễ Thương
22 tháng 12 2017 lúc 18:27

A

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

- Em thích màu của lá cây,…

- Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

- Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa
hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức
nó.

- Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong
mùa quả mới như thế nào?

- Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ
niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

B

Mở bài: Giới thiệu người định tả.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

a) Tả hình dáng:

- Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt?

(Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

- Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi...

- Dáng người nhỏ nhắn.

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

b)Tả tính tình:

- Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

- Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm...

(Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng em từng li từng tí, dạy chúng em những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà.

Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng.


C

I. Mở bài

Giới thiệu về cảnh đẹp mà em định tả:

Cảnh đẹp đó là cảnh nào, ở đâu? Nếu đó là một danh lam thắng cảnh nổi tiềng thì em đã đến đó trong dịp nào? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài

Nếu đó là danh lam thắng cảnh: Vị trí địa lí của địa danh: Nơi đó nằm ở đâu, tỉnh nào? Là miền biển hay đồi núi, đồng bằng? Có thuận lợi cho việc đi lại không? Cảnh đẹp trên đường đi: cảnh thiên nhiên, con người cũng như sự biến đổi của cảnh vậy. Khung cảnh thiên nhiên nơi đó nhìn khái quát, tổng thể: từ xa đã thấy những ngôi nhà mái đỏ lấp ló dưới những tán cây kề trên biển xanh tít tắp / những hòn đảo lô nhô/ những ngọn núi xanh hùng vĩ,...Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó:đây là vùng biển / khu nghỉ mát đẹp nhất mà em từng đến, đọng lại trong em nhiều cảm xúc... Nếu đó là cảnh đẹp của quê hương em: Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên. Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên (nếu có) Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, (tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,...) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú...),... Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,...

D

I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

E

1. Mở bài

– Người thầy giáo luôn đóng vai trò quan trọng để truyền tải kiến thức cho các em học sinh.

– Thầy của chúng em là người như vậy với sự trách nhiệm, nhiệt huyết với tất cả các học sinh.

2. Thân bài

– Thầy giáo trạc tuổi bố em, khoảng chừng 40 tuổi.

– Thầy giáo lớp em cao và hơi gầy với trang phục thường mặc đó là áo sơ mi và quần đen.

– Khuôn mặt thầy hơi gầy và có mang đôi kính.

– Mái tóc của thầy màu đen pha lẫn những sợi tóc bạc.

– Thầy luôn nở nụ cười với các em học sinh.

– Thầy giảng bài rất ấm áp, truyền cảm, những bài giảng của thầy rất thuyết phục và lôi cuốn học sinh lớp em.

– Mỗi bài giảng của thầy là cả một sự chuẩn bị và nhiệt huyết trong đó.

– Thầy luôn lắng nghe các ý kiến và đóng góp để chúng em học tập tốt hơn.

– Có lần trong giờ kiểm tra cơ bản mở tài liệu, thầy bắt được tận tay.

– Thay vì phạt học sinh, thầy lại bỏ qua và khuyên phải học tập tính trung thực để sau này trưởng thành hơn trong học tập và cả cuộc sống.

– Thầy rất tâm lý, giàu kinh nghiệm, không chỉ trong chuyên môn học vấn mà về mặt tâm lí học sinh.

– Đối với lớp thầy là thần tượng, ai cũng muốn noi gương thầy học tập thật tốt.

– Em cũng muốn sau này học ngành sư phạm và được đứng trên bục giảng như thầy giáo của mình.

3. Kết bài

– Thời gian trôi qua, dù em đã không còn học thầy nữa nhưng những kỉ niệm về người thầy thân yêu vẫn còn mãi.

– Thầy giáo luôn là tấm gương sáng giúp em phấn đấu vươn lên trong học tập và cả cuộc sống trong tương lai.

F

1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài: (đơn giản nên mìh tự viết)

H

1. Mở bài

– Em là người ít bạn và chỉ có một số người bạn thân.

– Trong học tập cũng như trong cuộc sống em rất thân với bạn… Bạn ấy là người giúp đỡ em rất nhiều, chúng em đã chơi thân với nhau từ khi còn nhỏ.

2. Thân bài

– Ngoại hình

+ Dáng người tròn, chân tay săn chắc, bạn ấy lùn hơn em.

+ Mái tóc cắt ngắn, khuôn mặt thì bầu bĩnh nhìn rất dễ thương.

+ Đôi mắt sáng, thể hiện bạn ấy thông minh.

+ Vầng trán cao.

+ Bạn rất rất hay cười, khi cười để lộ hàm răng trắng tinh, nụ cười rất duyên.

– Tính nết, sở trường

+ Hiền lành và dễ mến với người khác, giúp đỡ bạn bè. Khi có bạn cần giúp việc gì, đều tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.

+ Trong học tập bạn ấy rất siêng năng, hăng hái phát biểu ý kiến, chăm chỉ học tập. Khi chơi nhiệt tình và thoải mái với bạn bè.

+ Người bạn thân của em giỏi Toán nhất lớp. Bạn rất thích sưu tầm và tập giải những bài Toán khó. Có những khi gặp bài quá khó, bạn ấy hướng dẫn em giải toán và giải thích cho em hiểu.

+ Đá bóng rất giỏi, bạn ấy là chân sút số một của đội bóng.

+ Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ, hay kể những câu chuyện cười làm mọi người thích thú.

+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp và trường như văn nghệ, hội thể dục thể thao.

– Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn

Bạn ấy giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước với em và giúp em bơi rất giỏi. Chính bạn ấy là người luôn giúp đỡ em trong học tập cũng như cuộc sống.

3. Kết bài

– Tình cảm của em và bạn ấy sẽ luôn vững bền cho dù sau này hai đứa có học khác lớp.

– Vun đắp và trân trọng tình bạn bè, mong tình cảm mãi mãi bền chặt.

I

1. Mở bài:
– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
– Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.
2. Thân bài:
– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):
+ Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?…
– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):
+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?
+ Đó là người thầy(cô) như thế nào?
+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).
+ Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.
– Diễn biến của câu chuyện:
+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…
+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.
– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).
3.Kết bài:
Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

J

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “ bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. bên cạnh đó còn có câu như: “ trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đjep, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “ tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. vậy tình bạn là gi, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành

- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có long tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băng khoăng thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thong cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ long yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn

III. Kết bài
- Nêu ý nghĩa về tình bạn
- Liên hệ bản thân

K

Con cò mà đì ăn đêm, Đậu phái cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vói tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

A, Mở bài:

-Trong các bài ca dao xưa thì hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc, vì con cò thường gắn với ruộng đồng. Và có lẽ bỏi vậy mà hình ảnh con cò luôn luôn gắn với cuộc sống lam lũ của người nông dân, người phụ nữ Việt xưa.

-Nêu câu ca dao cần cảm nhận:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

B, Thân bài:

-Nói đôi nét về hình ảnh con cò trong ca dao

+Con cò luôn luôn gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao.

+Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

>>> Hình ảnh con cò ẩn dụ nói chuyện sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp.

+Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, thì dường như việc người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ là bình thường và quen thuộc. Bởi có lẽ vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.

+Tình cảnh của con cò được nhắc đến trong câu hát là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn.

+Từ hình ảnh con cò mọ lặn lội để tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng , thì tác giả dân gian như đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

-Thông thường, thì cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái hẳn lại với tập tính của loài cò.

+Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu dường như đó mới chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chi tiết này đã chứa đựng đầy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

+Ta sẽ vẫn mãi cảm kích nhớ đến mẹ cha, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm, cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay, oan ức.

>>>Người Việt Nam ta luôn luôn đòi hỏi tinh thần của mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm. Một dân tộc Việt Nam như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục được chứ?

C, Kết luận

-Bài ca dao như một lời dặn dò, trăng trối nghe đến thật nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng

Cái lẽ làm người trong sạch đó như sẽ còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn của dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương – đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm, bài ca dao màu nhiệm đến tận ngày nay.

L

+ Mở bài:

– Giới thiệu qua về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi trong văn học thơ ca cổ. Tên của bà là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thành Thăng Long.

– Giới thiệu về tác phẩm “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay dịu dàng, trầm lắng. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả trước cảnh hoàng hôn chiều tà nhiều ảm đạm.

+ Thân bài:

– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ hình ảnh hoàng hôn hiện lên thể hiện sự buồn man mắc, giọng thơ nhẹ nhàng trầm lắng như âm thanh của buổi chiều tà, khiến cho lòng người bỗng nhiên trùng xuống theo câu thơ của bà.

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.

– Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện tạo ra những vần điều làm cho câu thơ trở nên sinh động, đột phá không còn trầm buồn, du dương như câu thơ trước.

– Cảnh vật ở nơi đây cũng gợi nên sự hoang sợ đến hưu quạnh, cô liêu, khiến cho con người khi nhìn thấy chắc cũng chấp chứa nhiều tâm trạng

“Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.

– Hình ảnh “lom khom” chỉ dáng người nơi xa xa, tuy người đó chỉ nhỏ bé và xa xăm trong bức tranh thiên nhiên nhưng qua đây ta thấy được sức sống, bởi hình ảnh con người đang miệt mài lao động, tìm kế sinh nhai, đang hòa mình vài thiên nhiên khiến cho bài thơ có hồn hơn bao giờ hết.

– Hai từ “lác đác” chỉ sự đơn sơ, ít ỏi cảnh vật nơi bà Huyện Thanh Quan nghỉ chân thật bình yên hưu quạnh, từ lác đác hiện ra chỉ chỉ sự thưa thớt bóng người.

– Ngòi bút của bà thật tinh tế khi đã miêu tả chân thực chi tiết từng cảnh vật, qua câu thơ của bà người ta có thể dễ dàng tưởng tượng hình ảnh chiều hoàng hôn lúc đó như thế nào.

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.

– Điệp từ điệp ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình “cuốc cuốc” “gia gia” tạo nên bản nhạc trữ tình sâu lắng trong lòng người thi sĩ.

– Tác giả đã khéo léo sử dụng cái biến động là tiếng chim để làm nổi bật lên cái bất động là cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ của đèo Ngang.

– Hình ảnh tiếng chim cuốc cuốc kêu tác giả lại thấy như chim đang kêu cho chính mình bởi tâm trạng, nhớ nhà đau lòng vì đất nước đang canh cánh một nỗi niềm trong lòng người thi sĩ.

“Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương, nóng ruột.Tâm trạng buồn đau nhớ nhà trước sự mênh mang của đất trười, khiến cho tác giả càng cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn lạc lõng. “

– Một mảnh tình riêng ta với ta” từ ta được sử dụng lặp đi lắp lại hai lần nhưng nó càng thể hiện sự cô đơn của tác giả, chỉ có một mình đối diện với chính nổi buồn trong lòng mình, không có ai để cùng chia sẻ.

Tâm trạng nhớ quê nhà đã lên tới đỉnh điểm trở thành một mảnh tình riêng ăn sâu bán dễ trong lòng tác giả, khiến cho người đọc như muốn rưng rưng dòng lệ theo từng câu thơ.

+ Kết

– “Qua Đèo Ngang” là một tuyệt phẩm của bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho nền thi ca Việt Nam.

– Phương pháp sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến cho bài thơ như có nhạc trong ở trong thơ.

Bình luận (0)
Hoàng Thúy An
11 tháng 12 2017 lúc 20:18

a ,

1. Mở bài

– Cây phượng loài cây gắn liền với mùa hè và tuổi học trò.

– Em rất thích màu đỏ rực của hoa phượng vào những ngày hè.

2. Thân bài

– Mỗi thân cây to hơn một vòng tay. Từ thân cây tòa ra nhiều cành trông như những cánh tay giang rộng, uy nghi và mạnh mẽ.

– Vỏ cây phượng sần sùi nhiều mấu.

– Lá phượng xanh mượt nhỏ hệt như lá me. Chiếc lá mọc song song hai bên cuống.

– Hoa phượng nở từng chùm, cánh hoa phượng mịn như nhung đỏ rực.

– Giữa những cánh hoa là nhị hoa màu vàng dài và cong cong.

– Tiếng ve hè râm ran hòa mình cùng hoa phượng đẹp rực rỡ trong ngày hè.

– Hoa phượng gợi nhớ hình ảnh mùa hè và thời khắc bạn bè chia xa mái trường.

– Hoa phượng mang lại kỉ niệm tuổi học trò, gợi nhớ những kỷ niệm bâng khuâng, xao xuyến.

3. Kết bài

– Em rất yêu những hàng phượng vĩ trường em.

– Dù sau này có đi đâu em vẫn mãi nhớ về hoa phượng trường em như kỷ niệm đẹp tuổi học trò.

b,

I. Mở bài: Em hãy giới thiệu mẹ em

Gia đình em có 2 chị em, gia đình ít con vì vậy nên từ nhỏ đã được ba mẹ rất yêu thương. Nhất là mẹ người luôn quan tâm và lo lắng cho em, khó có thể diễn tả hết công lao và sự yêu thương của mẹ dành cho hai người con. Em rất yêu mẹ của mình

II. Thân bài

1. Ngoại hình và tính tình người mẹ

a. Ngoại hình

– Mẹ em năm nay khoảng 45 tuổi

– Mẹ em không cao lắm và hơi tròn.

– Mẹ em có đôi mắt to tròn, má lúm đồng tiền.

– Miệng lúc nào cũng cười để lộ hàm răng trắng sáng.

– Mái tóc của mẹ em đã điểm vài cọng tóc bạc.

b. Nêu cảm nghĩ tính cách của mẹ

– Mẹ em là người nhẹ nhàng và hiền lành.

– Mẹ yêu thương và luôn quan tâm em.

– Mẹ luôn nhẹ nhàng ngay cả khi em mắc lỗi.

– Điềm tĩnh xử lý mọi việc.

2. Một số kỉ niệm mà em nhớ mãi về mẹ

– Em bị ốm sốt mẹ thức khuya chăm sóc em.

– Mẹ luôn là động lực để giúp em học tập tốt.

3. Vai trò người mẹ với em

– Với em mẹ mãi là người vĩ đại với tình yêu thương vô bờ bến dành cho con cái.

– Mẹ là nguồn sống là nguồn động lực giúp em học tốt nhất.

– Bên cạnh em mỗi khi em buồn, thất bại trong học tập.

– Em luôn noi gương và học hỏi rất nhiều điều bổ ích từ mẹ.

III. Kết bài

Cảm nghĩ về người mẹ của em.

Trên đời này người mẹ đã chăm sóc nuôi nấng nên người, mẹ mãi là người vĩ đại, với tình yêu thương bao la dành cho con cái. Em mong mẹ luôn khỏe mạnh để sống với em trọn đời. Con yêu mẹ nhiều lắm.

c ,

Mở bài
– Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó

Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…

2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?

3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
– Từ xa,…
– Nổi bật nhất là…
– Cảnh quan xung quanh…

b)Chi tiết:
– Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.

4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

Kết bài

Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

d ,I/ Mở bài: Giới thiệu con vật nuôi mà em thân thiết.
II/ Thân bài: Kể lại những kỉ niệm chung quanh con vật nuôi đó.
1/ Vài nét về con vật nuôi của em: Ví dụ nó bao nhiêu tuổi? lông màu gì? To hay nhỏ?...
2/ Lai lịch nguồn gốc của nó: Em có nó trong trường hợp nào? Mua hay được ai cho? Những kỉ niệm chung quanh việc nó về với gia đình em?
3/ Chung quanh việc đặt tên cho nó? Em có kỉ niệm gì không?
4/ Buổi ban đầu em đã có tình cảm với nó chưa? Vì sao?( Vd nó cắn giày dép của em, nó kêu làm em không ngủ được, nó đi vệ sinh hôi hám..v...v....
5/ Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Chuyện gì khiến em không còn ghét nó? ( Vd : Nó mừng rỡ khi em đi học về. Nó cọ đầu vào em an ủi. Nó là cảm hứng để em làm dược một bài làm văn tốt, hoặc nó lập công bắt chuột, ...)
6/Bây giờ thì em và nó gắn bó với nhau như thế nào?( Nó là vệ sĩ của em? là bạn cùng chia sẻ vui buồn? Em chăm sóc nó như là em em vậy....)
III/ KẾT BÀI: Suy nghĩ của em về nó.
- Không thể tưởng tượng một ngày nào đó nó bị bắt cóc.
-Sẽ cố giữ gìn và chăm sóc nó như thể đó là một thành viên của gia đình

e,

Mở bài - Hình ảnh ngôi trường thân thương, lớp học với những bạn bè thân thiêt, với những thầy cô giáo quý mến là hình ảnh quen thuộc trong mỗi một cô cậu học sinh chúng ta - Nhưng đi qua những hình ảnh đó ta đọng lại được bao nhiêu - Còn tôi hình ảnh trong tâm trí đọng lại nhiều nhất là hình ảnh cô giáo dạy văn năm lớp sáu Thân bài - Cô là người giáo viên đầu tiên dạy tôi năm tôi lên bậc trung học cơ sở + Tôi may mắn được học dưới sự dạy dỗ của cô + Bước từ cấp tiểu học lên trung học còn khá nhiều bỡ ngỡ với chúng tôi lúc đó + Sợ tiếp nhận với chương trình mới nên lo lắng không biết tiếp nhận sao cho thật hiệu quả + Môn đầu tiên chúng tôi được học lúc đó là môn Ngữ văn + Bước vào lớp học cô với giọng điệu dễ mến, gương mặt nhân hậu, thanh thoát. Cô chào chúng tôi với lời chào thân thương: Chào các em lớp sáu! - Hình ảnh cô ngay từ buổi đầu dạy lớp làm tôi ấn tượng sâu sắc cho tận bây giờ: + Cô tên Trang, năm nay cô tôi hai bảy tuổi, tôi đã quen thân với cô được ba năm nay + Tình cảm tôi dành cho cô luôn giống như lúc đầu đó là sự yêu quý, là sự ngưỡng mộ, là sự kính trọng đối với cô + Buổi đầu tiên dạy tôi, cô rất thân thiện đối với chúng tôi. Những cử chỉ, lời nói khiến chúng tôi nhập tâm vào bài học một cách nhanh nhất +Hình ảnh mái tóc dài mượt cùng với chiếc áo dài thướt tha. Chao ôi! Hình ảnh đó của cô đẹp làm sao? + Cô chắp cánh tri thức, chắp cánh ước mơ cho chúng tôi + Tôi mơ ước sau này được như cô ; với phấn trắng, bảng xanh, với những con chữ ,với sự tận tâm dạy những đứa học trò quý mến - Tôi yêu quý cô không chỉ bởi những điều đó, mà còn vì cô có một trái tim thiện nguyện + Cô thường dành dụm tiền mua những món quà nhỏ tặng cho các bạn có sự vươn lên trong học tập + Cô ân cần, quan tâm, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn - Chính cô là người truyền cảm hứng, niềm yêu thích văn chương cho tôi đến tận bây giờ Kết bài - Cảm ơn cô đã cho em một tâm hồn văn thơ đẹp đẽ - Cảm ơn cô đã cho em hiểu được phần nào về cuộc sống này thông qua những bài học trên lớp - Trong mắt em, cô là cô giáo mà em yêu quý vô cùng ! f ,1. MỞ BÀI:
- Một năm có bốn mùa. Đó là... (kể chi tiết cụ thể đặc điểm từng mùa)
- Nhưng em yêu nhất là mùa xuân (Dẫn chứng: mùa xuân làm cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa xuân đồng nghĩa về một sự khởi đầu mới cho tương lai, mùa xuân của gia đình, bè bạn...)
=> EM YÊU MÙA XUÂN.
2. THÂN BÀI:
Các phương diện của mùa xuân:
Mùa xuân của vạn vật
- Xuân đến như một liều thuốc trường sinh làm vạn vật trở nên tươi tốt. Những ngày héo úa, lạnh lẽo của mùa đông dần qua đi nhanh chóng mà thay vào đó là mốt màu xanh của cây cối, thiên nhiên.......(Miêu tả sự thay đổi ấy)
=> Xuân khơi dậy trong lòng em một cảm giác náo nức, lâng lâng khó tả.
Mùa xuân của đất trời
- Trời bắt đầu hửng ấm khi cận Tết. Không còn cái khô hanh và những cơn mưa xối xả ngày đêm nửa, mà mùa xuân đến một cách dịu dàng, thuỳ mị, ban cho nhân gian những tia nắng ấm áp, thật đáng yêu... Nàng tiên xuân còn mang đến cho ta những cơn mưa ngọt ngào, hay nói cách khác là mưa xuân... (Miêu tả)
=> Đã có lúc em đã thốt lên :"Xuân thật đẹp, thật diệu kì!"
Mùa xuân của tình người
- Ở các bến xe, người ra kẻ vào tấp nập. Ai ai cũng hối hả, háo hức chờ mong về lại quê hương của mình.
- Chợ bắt đầu bày bán hàng hoá....(Miêu tả) Người nào cũng vui tươi dẫu trên trán có nhiều mồ hôi.
- Ai cũng xí xoá cho nhau những chuyện không vui của năm cũ. Ngày xuân, mặt ai cũng hớn hở, tràn trề hạnh phúc, luôn nở nụ cười yêu thương
=> Nhận những tình cảm, những lời chúc tốt đẹp của mọi người, dẫu có đơn sơ cách mấy, em cũng thấy lòng mình rất vui. Yêu thương ơi, hãy dang rộng vòng tay, để ai cũng có ngày Tết, ngày xuân thật vui nhé!
Mùa xuân của phong tục gia đình
- Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Nấu bánh chưng, bánh giày.
=> Em nhận ra rằng, mùa xuân đã cho ta cơ hôi để quây quần bên bếp lửa hồng, để gần gũi nhau hơn. Cảm ơn mùa xuân nhiều lắm! Em ước sao ai ai dù xa quê hương đến muôn trùng dặm vẫn được gặp mặt, để được tận hưởng niềm vui sum vầy.
=> EM YÊU MÙA XUÂN
3.Kết bài em thay yeu mua xuan hon g,a. Mở bài :
Giới thiệu thời gian, địa điểm, quang cảnh chung…của buổi lễ khai giảng.
b. Thân bài :
Tả chi tiết theo trình tự thích hợp: Trình tự thời gian, trình tự không gian.
* Trước giờ khai giảng:
- Con đường gần trường học, học sinh nô nức kéo về.
- Cổng trường: băng rôn, khẩu hiệu, cờ hoa,…
- Học sinh: gương mặt tươi vui, áo quần chỉnh tề, khăn quàng phấp phới.
- Sân trường: ồn ào, náo nhiệt.
- Khán đài: rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ, ảnh Bác,…
* Lễ khai giảng:
- Ổn định hàng ngũ.
- Mở đầu buổi lễ: Chào cờ, Quốc ca, Đội ca hùng tráng.
- Điểm qua chương trình buổi lễ : diễn văn khai giảng của thầy ( cô ) hiệu trưởng, thả bong bóng chào mừng học sinh lớp Sáu, thư của Chủ tịch
c. Kết bài :
Cảm nghĩ về buổi lễ khai giảng h ,

A. Mở bài:

+ giới thiệu đối tượng biểu cảm và tình cảm chung với đối tượng (yêu quý, tự hào, biết ơn,...)

B. Than bài:

+ biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu)

+ biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (2,3 kỉ niệm)

+ biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu ko...)

C. Kết bài:

+ khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng

jI. Mở bài: giới thiệu vấn đề
Trong cuộc sống, ngoài tình cảm gia đình, thầy trò,… thì tình bạn là một tình cảm đẹp và cần thiết với mỗi chúng ta. Từ xa xưa thì ông bà ta đã có những câu nói rất hay về tình bạn như: “ bạn có nhớ về ta chăng? Ta về nhớ bạn như trăng với trời”. bên cạnh đó còn có câu như: “ trăng lên khỏi núi mặc trăng, tình ta với bạn khăng khăng một niềm”. những câu thơ hay nói lên một tình bạn đjep, một tình bạn chung thủy, vậy chúng ta có thể nào định nghĩa về tình bạn. chắc hẳn rất khó để định nghĩa về tình cảm này. Nhà văn Nicole Osteropski đã có một định nghĩa về tình bạn rất hay “ tình bạn trước hết phải phê bình về sai lầm của bạn, của đồng chí, phải nghiêm chỉnh giúp đỡ bạn, đồng chí sữa chửa sai lầm”. vậy tình bạn là gi, ta cùng đi tìm hiểu.

II. Thân bài
1. Khẳng định tình bạn trước hết cần phải có sự chân thành

- Mình chân thành với bạn thì bạn mới tin mình
- Khi bạn có long tin với mình thì bạn mới bộc lộ những băng khoăng thắc mắc và chia sẻ với mình.
- Sự chân thành là cơ sở của tình bạn chân chính và bền lâu
2. Thể hiện sự chân thành trong tình bạn
- Phải tin bạn, không lừa dối, không vụ lợi
- Thong cảm, chia sẻ khó khăn với bạn
- Đồng cảm với bạn bất cứ chuyện vui buồn, khó khăn
- Rộng lượng tha thứ những lỗi lầm của bạn
- Gắn bó tình bạn thân thiết với tập thể, không chia rẻ khỏi tập thể.
3. Phê bình những sai lầm của bạn
- Phê bình sai lầm giúp bạn sữa sai, tình bạn ngày tốt hơn
- Nể nang, che giấu điều xấu của bạn sẽ làm bạn chậm tiến và tình bạn chậm phát triển
- Nêu dẫn chứng về tình bạn tốt, giúp nhau vượt qua khó khăn
4. Cách phê bình như thế nào mới là đúng
- Phê bình phải xuất phát từ long yêu thương bạn
- Nhưng phải nguyên tắc, không bỏ qua những sai lầm nghiêm trọng của bạn
- Biện pháp giúp đỡ phải khôn khéo, linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh
- Bao dung, vui mừng với sự tiến bộ của bạn

III. Kết bài
-minh yeu quy bn nhu the nao va bn cung minh phan dau dc hc sinh gioi

k,

A, Mở bài:

-Trong các bài ca dao xưa thì hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc, vì con cò thường gắn với ruộng đồng. Và có lẽ bỏi vậy mà hình ảnh con cò luôn luôn gắn với cuộc sống lam lũ của người nông dân, người phụ nữ Việt xưa.

-Nêu câu ca dao cần cảm nhận:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.

B, Thân bài:

-Nói đôi nét về hình ảnh con cò trong ca dao

+Con cò luôn luôn gần gũi, thân thiết với đồng ruộng, với người nông dân đã trở thành hình tượng quen thuộc trong ca dao.

+Mỗi khi nhắc đến con cò, ta thường liên tưởng đến người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, tận tuỵ suốt đời vì chồng vì con.

>>> Hình ảnh con cò ẩn dụ nói chuyện sống trong xã hội phong kiến đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn trở ngại. Nhưng dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp.

+Thông qua tâm sự của con cò gặp nạn, bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan điểm: Thà chết trong còn hơn sống đục.

Trong ca dao xưa, thì dường như việc người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời cực nhọc và thân phận nhỏ bé của họ là bình thường và quen thuộc. Bởi có lẽ vì nó có nhiều nét tương đồng: thân cò gầy guộc; cò chịu khổ, vất vả lặn lội kiếm ăn.

-Bài ca dao gợi ra cho ta liên tưởng tới sự vất vả, cực nhọc của người phụ nữ lao động xưa kia.

+Tình cảnh của con cò được nhắc đến trong câu hát là tình cảnh của người đi kiếm ăn trong hoàn cảnh đặc biệt, không may gặp rủi ro và lâm nạn.

+Từ hình ảnh con cò mọ lặn lội để tìm mồi để nuôi đàn cò con bé bỏng , thì tác giả dân gian như đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ. Trước mắt ta như hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cơm áo cho cả gia đình.

-Thông thường, thì cò chỉ kiếm ăn vào ban ngày chứ không phải ban đêm như loài vạc. Kiếm ăn ban đêm là điểu trái hẳn lại với tập tính của loài cò.

+Tình cảnh của cò mẹ trong hai câu đầu dường như đó mới chỉ là cái nền để thể hiện một cách tinh tế, sâu sắc những điều người xưa muốn nói qua ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật trong bốn câu sau. Chi tiết này đã chứa đựng đầy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, thành một bi kịch thương tâm gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc.

+Ta sẽ vẫn mãi cảm kích nhớ đến mẹ cha, tổ tiên ta ngày trước, cả một đời khổ nhục, âm thầm, cho đến lúc chết đi vẫn còn đắng cay, oan ức.

>>>Người Việt Nam ta luôn luôn đòi hỏi tinh thần của mình, cuộc sống của mình, lịch sử của mình phải tuyệt đối sạch thơm. Một dân tộc Việt Nam như thế có thể nào chịu để cho kẻ thù làm nhục được chứ?

C, Kết bai

-Bài ca dao như một lời dặn dò, trăng trối nghe đến thật nghẹn ngào, đau xé tận ruột gan, mà thiêng liêng

>>>Cái lẽ làm người trong sạch đó như sẽ còn đời đời soi chiếu trong tâm hồn của dân tộc ta, nhờ những người mẹ Việt Nam – hiện thân của tình thương – đêm đêm xiết chặt đứa con bé bỏng vào lòng và âu yếm hát ru bài Con cò mà đi ăn đêm, bài ca dao màu nhiệm đến tận ngày nay.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô như quỳnh
Xem chi tiết
hatsune miku
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Ngọc Quỳnh
Xem chi tiết
Bangtan Sonyeondan
Xem chi tiết
35.Nguyễn Nhật Tiến 6/2
Xem chi tiết
33- lê Thuận quốc 7/2
Xem chi tiết