Hướng dẫn soạn bài Quê hương - Tế Hanh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ngũ ca

lập dàn ý chi tiết cho bài thơ Quê Hương

Minh Nhân
27 tháng 1 2021 lúc 20:05

MỞ BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tế Hanh:

+ Tế Hanh (1921 - 2009) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong giai đoạn phong trào thơ mới cũng như giai đoạn thơ tiền chiến, tác giả của rất nhiều bài thơ về chủ đề quê hương đất nước.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Quê hương:

+ Bài thơ Quê hương đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển bằng cảm xúc chân thành giản dị của Tế Hanh với quê hương.

THÂN BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

- Mạch cảm xúc: Bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù, tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

* Phân tích bài thơ

- Bức tranh làng quê miền biển trong nỗi nhớ của tác giả (2 câu đầu):

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

+ "Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời.

+ Vị trí địa lí: làng quê sát ngay bờ biển, “nước bao vây”.

=> Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc không hoa mĩ, rườm rà thể hiện được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong tâm tưởng.

 

- Cảnh lao động của người dân làng chài (6 câu tiếp theo)

+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Thời gian bắt đầu: "Sớm mai hồng" => gợi niềm tin, hi vọngKhông gian: “trời xanh”, “gió nhẹ”

=> Không gian thiên nhiên hiền hoà, tươi sáng và tràn đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an, thuận lợi.

"Dân trai tráng": hình ảnh con người hiện lên trong một vóc dáng khoẻ khoắn, tràn đầy sinh lực.Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.“Cánh buồm như mảnh hồn làng”: phép ẩn dụ "cánh buồm" chính là linh hồn của làng chài, hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê.Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

=> Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống.

+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Không khí trở về: trên biển ồn ào, dân làng tấp nập, hớn hở với thành quả của một ngày đánh bắtHình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng", thân hình “nồng thở vị xa xăm” -> khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” - vị của biển khơi, của muối, của gió biển - đặc trưng cho người dân chài.“con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi."Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": người dân làng chài biết ơn mẹ thiên nhiên đã giúp đỡ để có một cuộc đánh bắt thuận lợi, mang về những thành quả tốt đẹp. -> một nét đẹp trong phẩm chất của người dân chài.     

=> Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm.

- Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương:

+ “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,…

-> Một loạt các hình ảnh của làng quê được liệt kê thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.

=> Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm của nhà thơ.

"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

+ “mùi nồng mặn”: mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là hương vị đặc trưng của quê hương miền biển.

=> Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

KẾT BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tám chữ phóng khoáng, bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên; hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa độc đáo; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da diết; kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình; hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm.

- Liên hệ với lòng yêu quê hương, đất nước.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Vân Khương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Xem chi tiết
nguyễn khánh
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Tuyết Lê
Xem chi tiết
Bùi Phước
Xem chi tiết
Lê Huy Hoàng
Xem chi tiết
Phương Thảo
Xem chi tiết
Chang Đinh
Xem chi tiết