Văn mẫu lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ewgsw

Lập dàn ý chi tiết

1.Chứng minh rằng bác hồ là người rất yêu cây cối

2.Chứng minh rằng cần phải chon sách để đọc

(mai phải nộp nhớ làm trước 8 h nha thank you)

Thu Thủy
26 tháng 2 2017 lúc 15:31

ewgsw

1)

Mở bài:

Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài:

Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài:

Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta.

2)

I.Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: nêu vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người. VD: "Sách rất quan trọng với con người, sách mang cho chúng ta tri thức, sáng mang cho chúng ta những cái tinh hoa, đúc kết của cha ông ta để lại, tưởng tượng nếu như không có sách thì nhân loại sẽ như thế nào...." - Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ về sách, vd: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". II.Thân bài: 1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết - Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại. - Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau. VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn… + Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,... + Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,…. 2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán - Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác. - Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới. - Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau. - "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,... =>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người. 3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người - Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực - Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,… - Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người 4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người? - Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách. - Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích - Loại bỏ những cuốn sách vô bổ - Xem sách là người bạn lớn của con người II.Kết bài: -Khẳng định lại vấn đề: Sách sẽ mãi và luôn luôn là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức. - Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng sách, sử dụng đúng cách để sách có thể trở thành một công cụ mang tri thức đến cho con người.
le tran nhat linh
26 tháng 2 2017 lúc 15:39

Cuộc đời của con người là chuỗi những cuộc hành trình, đó là cuộc hành trình chinh phục những khó khăn, gặt hái những thành quả cho chính mình; là cách để con người khẳng định vị trí của trong cuộc sống này. Và có thể bắt đầu và hoàn thành một cuộc hành trình thì bên cạnh bản lĩnh kiên cường, ý chí quyết tâm thì còn cần những kiến thức, hiểu biết nhất định về cuộc sống, những hiểu biết ấy có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm thực tiễn của con người. Hoặc dễ dàng hơn thì con người có thể tìm hiểu những tri thức này trong sách vở, vì đó là những cuốn bách khoa toàn thư về thế giới, mà ông cha ta đã dày công ghi chép qua bao thế hệ. Tuy nhiên, việc đọc sách là cần có sự chọn lựa, không phải sách nào cũng có thể đọc, đọc mà đạt được hiệu quả như mong muốn.

Sách là một sản phẩm vô giá của loài hàng. Qua hàng ngàn năm sinh sống và chinh phục tự nhiên, con người đã không ngừng tác động vào thế giới, cũng do những tác động đó mà con người dần hiểu hơn về chúng. Điều đặc biệt là ông cha ta qua các thế hệ đều có xu hướng ghi chép lại những kinh nghiệm, hiểu biết của mình về thế giới, lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này. Vì vậy mà con cháu đời sau có thể thông qua những cuốn sách này có thể đón nhận được những phát minh, phát hiện, những khám phá độc đáo về thế giới.

Qua sách vở con người có thể nâng cao tri thức, hiểu biết của mình về thế giới. Bên cạnh nền tảng là những thành tựu văn minh của các thế hệ trước, cùng với tinh thần học học, sáng tạo không ngừng mà con cháu thế hệ sau phát minh ra những thành tựu khoa học rực rỡ, hiện đại như ngày nay. Như vậy, ta có thể hiểu sách tuy là những thứ vật chất bên ngoài nhưng lại chứa đựng một thế giới tâm hồn, hiểu biết rộng lớn của loài người qua bao thế hệ. Đối với học sinh chúng ta, sách vở là một phương tiện để chúng ta hiểu hơn về thế giới, thông qua đó để có tri thức cải tạo thế giới, làm cho thế giới ngày càng trở nên tươi đẹp.

Tuy có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người nhưng không phải cuốn sách nào cũng có giá trị để chúng ta học tập, hiểu biết. Tức là giúp chúng ta tiến bộ, tích cực hơn. Nhưng bên cạnh những cuốn sách có giá trị khoa học, nhân văn thì cũng còn có rất nhiều những cuốn sách có nội dung tiêu cực làm cho con người thay đổi theo hướng xấu đi. Đó là những cuốn sách có nội dung phản động, phản khoa học, thậm chí là những cuốn sách có nội dung đồi trụy. Những cuốn sách đó sẽ làm cho con người trở nên u mê, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi tính chất, bản tính vốn có.

Cũng có lẽ vì vậy mà ngày nay nhà nước ta có sự quan tâm đúng mức, quản lí chặt chẽ các loại sách, đặc biệt là những cuốn sách, văn hóa phẩm đồi trụy, tránh ảnh hưởng đến thế hệ học sinh, sinh viên cũng như tất cả mọi người dân. Bên cạnh đó khuyến khích những cuốn sách có nội dung hay, có những kiến thức bổ ích đối với sự phát triển, có vai trò định hướng nhân cách cho con người.

Do đó, khi chúng ta tiếp cận với một cuốn sách nào đó thì cần phải có sự xem xét kĩ lưỡng, xem chúng có phù hợp với lứa tuổi của mình không, có giúp ích gì công việc, học hành hay cuộc sống của mình không. Vì nếu đọc được một cuốn sách hay, có nội dung bổ ích sẽ tích lũy cho người đọc những nền tảng kiến thức nhất định, và có thể vận dụng chúng vào cuộc sống để hoàn thành tốt những công việc, học hành. Nuôi dưỡng ở con người một thế giới tâm hồn phong phú, sinh động, nhân văn; biết yêu thương, quý trọng con người, biết sống phù hợp với những chuẩn mực đạo đức.

Khi đọc một cuốn sách có nội dung không phù hợp với lứa tuổi thì không những ta không lĩnh hội hết được những tri thức mà cuốn sách chứa đựng mà còn mất thời gian, tạo ra cảm giác chán nản, tâm lí bất ổn vì mình không thể lĩnh hội. Như vậy ta vừa mất thời gian mà cũng không thể đạt được mục đích của ta muốn. Qua đó ta mới thấy tầm quan trọng của việc đọc sách với việc chọn sách để đọc. Đó không chỉ đơn thuần là đọc để mua vui, đọc để giải trí mà trên hết là đọc để hiểu biết, đọc để trở thành con người có tri thức. Trong cuộc sống khi có tri thức, hiểu biết thì làm gì cũng dễ dàng, thuận lợi, và ngược lại, nếu như ta mơ hồ về thế giới xung quanh mình thì sẽ vấp phải những thất bại đáng tiếc.

Như vậy, ta có thể thấy đọc sách là để lĩnh hội, đọc sách là để tiếp thu những cái đẹp, phát triển bản thân theo hướng tiến bộ. Hiểu được mục đích của việc đọc sách ta sẽ thấy tầm quan trọng của việc chọn sách khi đọc.Khi còn là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần tích cực rèn luyện, bồi dưỡng tu luyện kiến thức bằng cách đọc nhiều sách. Nhưng cũng cần chú ý đến tính phù hợp cũng như hiệu quả lĩnh hội của những cuốn sách đó.

Nguyễn Trần Thành Đạt
27 tháng 2 2017 lúc 13:03

Đề 2:

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Sách là kho tàng lưu trữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa vô vàn điều kì diệu. Nhận định về giá trị to lớn của sách 1 nhà văn đã nói: sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Câu nói đó có ý nghĩa như 1 chân lí khẳng định vai trò quan trọng của sách, đồng thời là lời khuyên mọi người nên tạo cho mình thói quen đọc sách.

Sách là gì mà lại có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của con người như vậy?

Có thể nói sách là 1 trong muôn vàn điều kì diệu mà nhân loại đã sáng tạo ra. Từ hàng nghìn năm trước, khi chưa có chữ viết, chưa có giấy viết thì con người đã nghĩ đến tác dụng của sách. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hi Lạp, La Mã,…những mẫu tự cổ, những hình vẽ có tính quy ước được khắc trên xương thú, mai rùa, trên vách đá hoặc những văn bản cổ được ghi chép trên thẻ tre, da thuộc.

Sách là kho tang chứa đựng những khám phá, hiểu biết và phản ánh đời sống, vật chất, tinh thần đa dạng, phong phú của con người. Tất cả những gì đã xảy ra trong lịch sử phát triển của nhân loại mà con người cảm thấy cần phải lưu giữ, truyền đạt lại cho thế hệ sau đều được ghi vào sách.

Trong cuộc sống, nếu không có sách để cung cấp những kiến thức mới lạ và để giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng thì chúng ta sẽ ra sao? Quả là nhờ có sách mà tầm hiểu biết của chúng tan ngày càng được mở rộng, nâng cao. Những cuốn sách nhỏ bé mang đến cho chúng ta bao nhiêu điều lớn lao, mới mẻ và thú vị.

Đến với sách chúng ta không chỉ biết được những gì xảy ra hang ngày trên khắp thế giới, mà còn biết được cả các sự kiện xảy ra từ thời xa xưa của lịch sử loài người. Sách còn là hướng dẫn viên tận tình, sẵn sang đưa ta đi du lịch khắp nơi, đến với những danh lam, thắng cảnh, đến với những kì quan của thế giới.

Rõ rang tác dụng của sách là vô cùng to lớn. Ngày nay, người ta vẫn thích thú tìm hiểu những trang sách cổ đã có tự ngàn xưa, những hình vẽ bí hiểm trên vách đá, hang dộng thời tiền sử, những mẫu tự lạ lùng trên những tấm da cừu, những chữ tượng hình trên thẻ tre,…Nhờ có sách làm cầu nối giao lưu mà các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau.

Truyện cổ tích giúp ta hình dung được cuộc sống, tinh thần, vật chất của người xưa. Sách lịch sừ giúp ta hiểu những giai đoạn lịch sử thăng trầm của 1 dân tộc, 1 đất nước. Sách khoa học kĩ thuật đúc kết những kinh nghiệm sản xuất và ghi lại những thành tựu trong mọi lĩnh vực….Sách văn học nghệ thuật giúp ta hiểu biết về những niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và đau khổ, những ước mơ và khát vọng ngàn đời của con người.

Sách còn giúp người đọc phát hiện và hiểu rõ mình hơn trong mối quan hệ với cộng đồng. Sách khơi dậy những điều tốt đẹp và mở rộng trước mắt ta 1 chân trời tươi sang.

Sách còn dạy cho ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta ngày 1 hoàn thiện hơn về nhân phẩm, đạo đức. Sách kkhông những giúp chúng ta mở mang kiến thức mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản trong tâm hồn. Sách vừa là người bạn thân thiết mang lại niềm tin yêu đến cho chúng ta, vừa là người thầy uyên bác, tận tình luôn bên cạnh chúng ta.

Tất cả những điều trên đã chứng minh sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Sách được viết ra không chỉ cho người khác đọc mà còn thể hiện ý tưởng, gửi gắm tâm tình của người cầm bút. Khi sáng tác, tác giả đặt ra mục đích viết cho ai? Viết để làm gì? Viết như thế nào? Các tác giả có thể viết nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống, cũng có khi cùng 1 đế tài nhưng cách nhìn nhận, giả quyết vấn đề của từng tác giả lại khác nhau.

Từ khi sách trở thành 1 hàng hóa thong dụng và phổ biến trên thị trường thì 1 số ít người làm xuất bản, in sách với mục đích lớn nhất là để kiếm lợi nhuận tối đa. Chính vì họ chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt nên họ sẵn sang xuất bản và truyền bá những cuốn sách mang nội dung xấu, không phù hợp với ý nghĩa cao đẹp của sách. Hiện nay, trên thị trường đang lưu hành những loại sách có xuất xứ ở khắp nơi trên thế giới và không phải bất cứ cuốn sách nào cũng là bạn hiền, bạn tốt của mọi người. vì thế, khi tìm đọc, chúng ta cần phân biệt sách tốt và sách xấu.

Thế nào là sách tốt? đó là những cuốn sách phản ánh đúng các quy luật của tự nhiên và đời sống xã hội. Chúng giúp con người hiểu rõ giá trị của mình, từ đó có ý thức và nghĩa vụ của bản than đối với cộng đồng. Nó tiếp thêm sinh lực, làm con người thêm tự tin, tự hào, có lí tưởng, mục đích sống tốt đẹp, có quyết tâm phấn đấu trong học tập và làm việc để cuộc sống ngày 1 tốt đẹp hơn. Sau khi đọc xong 1 cuốn sách hay, tầm hồn ta trở nên phong phú và trong sáng hơn, biết sống nhân ái, biết vươn tới cái đẹp trong cuộc đời.

Còn thế nào là sách xấu? Đó là những cuốn sách có nội dung tiêu cực, đầu độc tâm hổn tuổi trẻ, biến thanh thiếu niên thành những kẻ xấu xa, ích kỉ; hoặc là những cuốn sách xuyên tạc hiện thực đời sống đưa đến cho con người những kiến thức giả trá về thế giới xung quanh; đề cao dân tộc này mà hạ thấp dân tộc kia, gây thù hằn và ngờ vực giữa các dân tộc; đề cao bạo lực và chiến tranh, kích động những bản năng thấp hèn của con người. Những cuốn sách như thế không thể thắp sáng trí tuệ con người mà ngược lại làm cho nhận thức lệch lạc, tình cảm khô cẳn, nhân cách suy thoái.

Trong khi sách tốt là 1 thứ thuốc bồi bổ tinh thần cực kì công hiệu thì sách xấu là 1 thứ thuốc độc cực kì nguy hại, cấn phải bài trừ. Bởi vậy, chúng ta phải xác định cho mình 1 thái độ đúng đắn đối vs việc đọc sách. Trước hết chúng ta phải biết quý trọng sách và coi đọc sách lá 1 điều rất cần thiết và phải làm thường xuyên. Sống mà không đọc sách, không ham mê sách là 1 điều thiệt thòi rất lớn. Tuy vậy, ta phải biết chọn sách phù hợp vs lứa tuổi và trình độ của mình. Đọc xong 1 cuốn sách phải suy nghĩ, đem những điều hay lẽ phải tiếp thu từ sách vận dụng vào thực tế cuộc sống để công việc đạt kết quả cao hơn và cuộc sống tinh thần của mình phong phú thêm.

Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay có không ít cuốn sách không chỉ khai sáng cho 1 người, trăm người, triệu người,…mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Bnunô, Galilê về trái đất và chinh phục vũ trụ. Đọc cuốn tiểu thuyết của Bandac ta hiểu hơn về ma lực to lớn của đồng tiền trong xã hội tư bản châu Âu thế kỉ trước. Đọc thơ Tagor, Lý Bạch, Đỗ Phủ ta hiểu được đời sống tinh thần phong phú của con người phương Đông. Đọc thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát ta hiểu xưa kia cha ông ta mơ ước những gì. Đọc thơ Hồ Chí Minh ta hiểu cái dũng, cái trí, cái nhân của người cách mạng đẹp đẽ biết nhường nào. Có thể kết luận rằng lợi ích của sách là vô cùng lớn lao. Đúng với nhận xét sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.

Hàng ngàn năm qua, con người đã sáng tạo ra sách và ham mê đọc sách. Xưa kia, số người biết chữ rất hạn chế cho nên đọc sách chỉ là đặc quyền của 1 số ít người. Ngày nay, thú đọc sách là của tất cả mọi người. Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, mặc dù có rất nhiều phương tiện giải trí hiện đại như tivi, trò chơi điện tử, phim ảnh, băng đĩa nhạc các loại,…nhưng không có gì có thể thay thế vai trò của sách. Sách vẫn tiếp tục phát huy khả năng kì diệu của nó. Ta thử hình dung 1 thế giới không có sách thì sẽ ra sao? Điều đương nhiên là không có sách thì nền văn minh nhân loại sẽ tàn lụi.

Nguyễn Thanh Huyền
26 tháng 2 2017 lúc 15:25

https://hoc24.vn/hoi-dap/question/192585.html

bạn tham khảo nhé!

Vũ Quốc Bảo
19 tháng 6 2017 lúc 5:42

ơ văn hay toán z


Các câu hỏi tương tự
Phạm Hải Vân
Xem chi tiết
Phan Anh Đức
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
Portgas D Nam
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
Đỗ Thuỳ Linh
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
gtrutykyu
Xem chi tiết
chuong Nguyen Duy
Xem chi tiết