I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
- Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
II. Thân bài:
1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
- Bếp lửa “ấp iu”.
® Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.
b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
“Đói mòn đói mỏi”
“Bố đi đánh xe...”
“Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
- Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
+ “Bà hay kể chuyện...”
+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”.
® Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.
- Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.
Þ Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng...
2) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
a) Suy ngẫm về cuộc đời bà:
- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa.............
.................
Nhóm......................tuổi thơ”
® Điệp từ nhóm + từ “nhóm” nhiều nghĩa Þ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng trong mỗi gia đình.
+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
® Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh Þ liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen ® ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
Þ Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
b) Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng:
- Bếp lửa cụ thể bà nhen mỗi sớm.
- Trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, của niềm tin. Nó có sức toả sáng mãnh liệt để nâng bước ta đi trên con đường tới tương lai.
- Bếp lửa là hình ảnh của quê hương, của đất nước trong lòng người đi xa – Hướng con người ta trở về với cội nguồn – một truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam đã được bà nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.
III. Kết bài:
- Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.
- Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
a. MB:
- Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trường thành trong thòi kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông mượt mà, trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước của tuổi trẻ. Bài thơ Bep lừa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tác giả là sinh viên đang học ở Liên Xô.
- Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mỡ ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên hình ảnh bà và tình yêu thương bà dành cho cháu. Từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng người cháu dửi niềm mong nhớ về bà. Ba khổ tho' đầu gợi lại những kỉ niệm về người bà và tình bà cháu thuở ấu thơ ( Trích dẫn thơ).
b. TB
- Nếu như Tiếng gà trưa đánh thức trong Xuân Quỳnh những kỷ niềm về một thời thơ ấu trong tình thương yêu của bà, thì với Bằng Việt lại là hình ảnh bếp lửa. Nó là biêu tượng cho sự ấm áp, nồng đượm của tình bà cháu. Hình ảnh bếp lửa thật giàu ý nghĩa, cho nên mở đầu bài thơ là nỗi nhớ cùa tác giả về bếp lửa, về người bà kính yêu:
Một bếp lừa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
- Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm đang bay nhè nhẹ quanh bếp lửa, vừa gợl tả hình ảnh mờ nhòa của kí ức theo thời gian. Từ ấp iu là một sáng tạo mói mẻ của nhà tho’. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ ấp ủ và nâng niu. Âp iu gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chăm chút của người nhóm bếp, lại rất đúng với công việc nhóm lửa cụ thể. Bep lửa ấy cũng chờn vờn trong nỗi nhớ, ám ảnh trong tâm trí và nhà thơ ấp iu, trân trọng, giữ gìn. Ngưòi cháu bồi hồi nhớ về bếp lửa và nhớ thương bà. Từ hình ảnh bếp lửa, liên tưởng tự nhiên đến người nhóm lửa, nhóm bếp, đến nỗi nhớ, tình thương với bà của đứa cháu đang ỏ’ xa. Biết mấy nang mưa là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào vất vả cuộc đời lo toan của bà. Kỉ niệm hiện về từ thời ấu thơ rất xa - năm mới lên hổn tuổi, nhưng chính vì thế mà mạnh, sâu, thành ấn tượng ám ảnh suốt cả đời:
Lên bổn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại bây giờ sóng mũi còn cay.
- Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ được hiện về qua thành ngữ đói mòn đói mỏi, cái đói kéo dài làm mỏi mệt kiệt sức. Hình ảnh con ngựa gầy rạc cùng vói người bố đánh xe chắc cũng gầy khô. Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là mùi khói bếp. Khói hun nhèm mắt cháu, khói nhiều cay, khét vì củi ướt, vì sương nhiều và lạnh. Cảm giác cay vì khói đã in đậm dấu ấn vật chất không phai mờ trong tác giả hay đó cũng là nỗi xúc động khi nhớ lại những năm tháng cơ cực ờ lứa tuổi ấu thơ.
- Cái mùi khói ở đây đâu chỉ dành cho ngọn lửa mà trong đó còn có cả những thiếu thốn của cuộc đời. Ây chính là bóng đen ghê rợn của nạn đói trước năm 1945. Với điệp ngữ đói mòn đói mỏi đủ cho ta nhận biết bóng đen ghê rợn ấy đã bao trùm lên tất cả. Tiếp đến là chuỗi kỉ niệm về tám năm ròng kháng chiến sống cùng bà. Bố mẹ công tác ở chiến khu, chỉ có hai bà cháu sống bên nhau noi miền quê:
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà ?
Bà thường kê chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
- Hình ảnh, chi tiết tiếp theo chọt đến trong hồi ức của nhân vật trữ tình là âm thanh tiếng chim tu hú. Bà còn truyền cho cháu tình cảm đối với quê hương, đất nước được biểu hiện cụ thể qua tiếng chim tu hú kêu trên những cánh đồng xa. Tiếng chim tu hú gợi về những buổi ban mai, hai bà cháu nhóm lửa trong không gian vắng lặng, mênh mông. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, râm ran trong vườn lá, trên cánh đồng cứ khắc khoải kêu mãi, kêu hoài, trong hiện thực tha thiết, trong nỗi nhớ lại càng trở nên da diết hơn. Tiếng chim tu hú như giục giã, khắc khoải điều gì da diết lấm, khiến lòng người trời dậy những hoài niệm, nhớ mong: Tiếng tu hủ kêu sao mà than thiết thế. Nhà thơ đang kể chuyện, như tách hẳn ra trò chuyện trực tiếp với bà: Bà còn nhớ không bà ? về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe, về những cử chỉ, việc là tận tụy, đầy tình yêu thương, đùm bọc, che chở cùa bà - thay cha mẹ mà chăm sóc dạy dỗ cháu:
Mẹ cùng cha công tác hận không về
Cháu ờ cùng bà, bà bào cháu nghe
Bà dạy cháu là bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
- Bà ở nhà giữ gìn tổ ấm, cháu sống trong sự cưu mang dạy dỗ, nuôi nấng của bà giữa hoàn cảnh đất nước đang kháng chiến. Trong tám năm chiến tranh, hai bà cháu phải rời làng đi tản cư, bố mẹ phải đi công tác nhưng dường như đối với đứa cháu như thế lại là một niềm hạnh phúc vô bờ, ngày nào cháu cũng cùng bà nhóm bếp. Và trong cái khói bếp chập chờn, mờ mờ ảo ảo ấy, người bà như một bà tiên hiện ra trong câu truyện cổ huyền ảo của cháu. Bà đối với Bằng Việt vừa là cha, là mẹ, vừa là cánh chim, là một cành hoa cùa riêng ông. Trong những tháng năm sống bên cạnh bà, bà không chi chăm lo cho cháu từng miếng ăn, giấc ngủ mà còn là người thầy đầu tiên của cháu. Bà dạy cho cháu những chữ cái, những phép tính đầu tiên. Không chỉ thế, bà còn dạy cháu những bài học quý giá về cách sống, đạo làm người.
- vẫn cứ liên quan đến hình ảnh bếp lửa và người bà nhóm lửa, giờ đây còn vang đâu đây tiếng chim tu hú. Một lần nữa nhà thơ như tách ra khỏi hiện tại, đắm chìm trong suy tưởng để trò chuyện với con chim quê hương, trách nó không đen ở với bà để bà đỡ nhớ cháu, đỡ cô đơn tuổi già. Câu thơ thật tự nhiên, cảm động, chân thành. Tiếng chim tu hú được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ này đã thể hiện tâm trạng da diết nhớ thương bà với bao lo toan khó nhọc:
Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cành đòng xa ?
- Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của Bằng Việt về hình ảnh bếp lửa và người bà kính yêu. Giọng thơ tự sự, trữ tình chứa chan xúc cảm kể về hai bà cháu gắn bó với nhau qua suốt thời gian khốn khó của chiến tranh. Chính tình thương yêu vô bờ bến của bà đối với nhau đã giúp nhà thơ trưởng thành và biết sống ân nghĩa hơn với gia đình, quê hương.
c. KB:
- Đoạn thơ trên với lời thơ thật đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết họp miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù họp với cảm xúc hồi tường và suy ngẫm.
- Đoạn thơ chứa đựng một triết lý sâu sắc: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Lòng yêu thương và biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể cùa tình yêu thương, sự sắn bó với gia đình, là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát nhất về tác giả Bằng Việt và bài thơ "Bếp lửa"
- Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu về người bà kính yêu, đồng thời cũng thể hiện lòng biết ơn vô hạn tới bà, cũng như với quê hương, đất nước.
* Thân bài:
1. Nội dung: +) Hình ảnh bếp lửa gắn với kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ:
- Bài thơ bắt đầu với hình ảnh"bếp lửa" và gắn bó mật thiết với người bà tần tảo sớm khuya.
- "Bếp lửa" khơi dòng kỉ niệm, là chứng nhân tuổi thơ,là bước đệm giúp cháu vượt qua cả chặng đường dài . Đặc biệt ở từ "ấp iu" giúp ta liên tưởng đến bàn tay khéo léo và tấm lòng kiên trì của người nhóm lửa. Ngày qua ngày bà gắn bó với bếp lửa, đó là công việc đã quá quen thuộc.
+) Hồi tưởng về thời gian được sống trong tình yêu thương, chăm chút của bà:
- Cuộc sống trong thời kì này cũng vô cùng cực khổ, bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945 với hơn hai triệu dân Việt Nam đã chết đói vì chính sách cai trị của bọn thực dân Pháp. Tất cả những hình ảnh như :đói mòn đói mỏi, bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy , khói hun,.....đã làm cháu xúc động.
-Tám năm trường kì, gian khổ cháu được ở cùng bà: bà đã ươm mầm tuổi thơ, bà không chỉ nhóm lửa cuộc sống , bà thay cha mẹ cháu để dạy cháu thành người . Sao cháu có thể quên những năm tháng ấy. Bà luôn quan tâm , chăm sóc từng bữa cơm giấc ngủ. Ở bà còn hiện lên một tình yêu thương vô hạn đến đứa cháu bé bỏng của bà.
- Không chỉ vậy mà bà có một sự dũng cảm, một nghị lực sống. Khi kháng chiến đang ở những giai đoạn ác liệt nhất bà đã vượt qua, luôn là hậu phương vững chắc của các con đang ở chiến trường.Có thể nói bà chính là hình ảnh tiểu biểu cho các bà mẹ Việt Nam tiêu biểu.
- Dòng cảm xúc của tác giả ở trong khổ thơ này như lên đến tột đỉnh, bà như một bà tiên trong truyện cổ tích. Bếp lửa tay bà nhóm lên mỗi sớm mai ũng chính là nhóm lên niềm yêu thương, bà luôn đặt niềm tin vào cháu, mong cháu có thể tự tin bước trên đường một cách vững vàng nhất .
+) Những suy ngẫm của người cháu về bà :
- Dù cháu không được ở bên bà nhưng trái tim cháu luôn dẽo theo hình bóng của bà.Và cháu cũng đã thành công trên con đường mình mong ước. Nhưng chẳng lúc nào có thể quên bếp lủa của bà.
2. Nghệ thuật:
Tác giả đã thể hiện rất thành công hình ảnh " Bếp lửa" , dùng hàng loạt các câu cảm thán..........
* Kết luận:
- Tình ảm gia đình không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người và Bằng Việt cũng vây. Bài thơ mang một triết lí sâu sắc.
- Nêu lên suy nghĩ của mình.