Làm đc bài nào thì làm nha!
B1: Cho 30,6g 1 oxit kim loại tác dụng vs H2O sinh ra 34,2g 1 hidroxit(OH) kim loại tương ứng. Xác định công thức hóa học của kim loại.
B2: Cho 6,2g oxit kim loại tác dụng vs H2O sinh ra 8g 1 hidroxit(OH) kim loại tương ứng. Xác định công thức hóa học của oxit kim loại.
B3: Cho 5,4g 1 kim loại tác dụng vs Axit clohidric sinh ra 6,72 lít khí H2 ở đktc và muối clorua. Xác định tên kim loại.
B4: Cho 15,6g 1 kim loại phản ứng hoàn toàn vs O2 sinh ra 18,8g 1 oxit tương ứng. Xác định tên kim loại.
Gọi oxit kim loại cần tìm là M2Ox
\(n_{M_2O_x}=\dfrac{6,2}{2M+16x}\left(mol\right);n_{M\left(OH\right)_x}=\dfrac{8}{M+17x}\left(mol\right)_{ }\)
PTHH: M2Ox + xH2O → 2M(OH)x
TheoPT: 1 mol x mol 2 mol
Theo ĐB: \(n_{M_2O_x}\) \(n_{M\left(OH\right)_x}\)
Theo PTHH: \(n_{M_2O_x}\)\(=\dfrac{n_{M_2O_x}}{2}\)
⇔\(\dfrac{6,2}{2M+16x}=\dfrac{8}{2\left(M+17x\right)}_{ }\)
⇔\(12,4\left(M+17x\right)=8.\left(2M+16x\right)_{ }\)
⇔\(12,4M+210,8x=16M+128x_{ }\)
⇔\(3,6M=82,8x_{ }\)
⇔M=23x
x là hóa trị của kim loại nên x<4
Lập bảng biện luận:
x | 1 | 2 | 3 |
M | 23 | 46 | 69 |
Kết luận | chọn | loại | loại |
Vậy M là Natri ( Na)
=> CTHH của oxit Na là Na2O
Gọi oxit kim loại cần tìm là M2Ox
\(n_{M_2O_n}=\dfrac{30,6}{2M+x.16}\); \(n_{M\left(OH\right)_x}=\dfrac{34,2}{M+17x}\)
PTHH: \(M_2O_x+xH_2O\rightarrow2M\left(OH\right)_x\)
TheoPT: 1 mol n mol 2 mol
Theo ĐB: \(n_{M_2O_x}\) \(n_{M\left(OH\right)_x}\)
Theo PTHH: \(n_{M_2O_x}=\dfrac{n_{M\left(OH\right)_x}}{2}\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{30,6}{2M+16x}=\dfrac{34,2}{M+17x}.\dfrac{1}{2}\)
\(\Leftrightarrow30,6.2.\left(M+17x\right)=34,2.\left(2M+16x\right)\)
\(\Leftrightarrow61,2M+1040,4x=68,4M+547,2x\)
\(\Leftrightarrow7,2M=493,2x\)
\(\Leftrightarrow M=68,5x\)
x là hóa trị của
Lập bảng biện luận:
x | 1 | 2 | 3 |
M | 68,5 | 137 | 205,5 |
Kết luận | loại | chọn | loại |
Vậy M là Bari ( Ba)
=> CTHH của Ba là BaO
Bài 3: Gọi oxit kim loại là M hóa trị x
nM=\(\dfrac{5,4}{M}\left(mol\right)\);\(n_{H_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3\left(mol\right)\)
PTHH: 2M + 2xHCl \(\rightarrow\) 2MClx + H2\(\uparrow\)
Theo PT: 2 mol 1 mol
Theo ĐB: \(n_M\) 0,3 mol
Theo PTHH: \(n_M=\dfrac{2.0,3}{1}=0,6\left(mol\right)\)
hay \(\dfrac{5,4}{M}=0,6\)
=>\(M=\dfrac{5,4}{0,6}=9\)
=>Kim loại M là Beri ( Be)
Bài 3: Gọi kim loại là M hóa trị x
\(n_M=\dfrac{15,6}{M};n_{M_2O_x}=\dfrac{18,8}{2M+16x}\)
PTHH: 2M + xO2 → M2Ox
Theo PT: 2 mol 1 mol
Theo ĐB: nM nM2Ox
Theo PTHH: \(n_M=2n_{M_2O_x}\)
hay \(\dfrac{15,6}{M}=\dfrac{18,8}{\left(2M+16x\right)}.2\)
\(\Leftrightarrow\dfrac{15,6}{M}=\dfrac{18,8}{\left(2M+16x\right)}.2\)
\(\Leftrightarrow15,6.\left(2M+16x\right)=37,6M\)
\(\Leftrightarrow37,6-31,2M=249,6x\)
\(\Leftrightarrow M=39x\)
Do M là kim loại nên x<4
Lập bảng biện luận:
x | 1 | 2 | 3 |
M | 39 | 78 | 117 |
Kết luận | chọn | loại | loại |
Vậy kim loại M là Kali (K)
DE BAI BAI 3 CO CHO OXIT DAU THE PHAI LA NHOM CHU