Bài 26 : Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội từ năm 1986 đến năm 2000

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngố ngây ngô

Kỷ niệm 129 năm ngày sinh của Người, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ❤️❤️❤️ (19/5/1890 – 19/5/2019)

Hàng năm, vào ngày 19 tháng 5 cùng với cả nước, lòng chúng ta lại bâng khuâng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu. Ngày 19/5/1946, lần đầu tiên nhân dân ta kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta. Từ đó trở đi, cứ đến dịp 19/5, toàn dân ta cùng sống những giờ phút đặc biệt, niềm vui dâng trào, kính yêu Bác vô hạn:

Bảy mươi tám tuổi chưa già lắm,

Vẫn vững hai vai việc nước nhà.

Kháng chiến dân ta đang thắng lớn,

Tiến bước! Ta cùng con em ta".

Ngố ngây ngô
19 tháng 5 2019 lúc 9:14

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và ngoà i trời

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang ngồi

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnhTrong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang ngồi và bà n

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và bộ vét

Ngố ngây ngô
19 tháng 5 2019 lúc 9:15

5 điều Bác Hồ dạy ai không thuộc không phải cháu ngoan của Bác

1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

Minh Nhân
19 tháng 5 2019 lúc 10:39

Hình ảnh Bác Hồ luôn mãi mãi ở trong tim của mỗi con người Việt Nam, Bác chính là nguồn động lực, nguồn cổ vũ tinh thần cho nhân dân ta đứng lên bước tiếp để có ngày vinh quang như hôm nay, công lao của Bác không thể đếm được. Vì thế mỗi năm để bày tỏ lòng biết ơn đối với Bác nước ta thường làm lể tưởng niệm với những cảm xúc bồi hồi xúc động và sâu lắng. Với tư cách là thế hệ trẻ, tương lai của nước ta học sinh chúng ta phải luôn luôn nổ lực học tập để đưa đất nước ngày càng vươn xa ra tầm thế giới, luôn luôn lấy lí tưởng của Bác soi sáng trong mình. :))

Hoaa
19 tháng 5 2019 lúc 12:24

Chúc Bác Hồ yo quý của chúng ta một năm tràn đầy hp@@@...

Nguyen
19 tháng 5 2019 lúc 20:19

Một mùa sen nở lại về cũng là dịp mỗi người dân Thủ đô, đồng bào cả nước và bạn bè thân thiết trên thế giới kỷ niệm trọng thể Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người không chỉ là lãnh tụ thiên tài của Đảng và nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, mà còn là danh nhân văn hóa được thế giới kính trọng. Toát lên ở Người còn là hình ảnh một vị lãnh tụ có phong cách rất đỗi bình dị, tấm gương ngời sáng về đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh (phố Lò Đúc,
Hai Bà Trưng, Hà Nội), ngày 30/1/1957. Ảnh tư liệu

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là Làng Chùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ của Người là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là cụ Hoàng Thị Loan. Với tố chất đặc biệt, lại được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học ở một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu những giá trị tinh hoa tiêu biểu của quê hương xứ Nghệ, đặc biệt là tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất.

Đau đáu trong tim khát vọng giành tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc, ngày 5/6/1911, dưới cái tên Văn Ba, Người lên tàu Amiran Latouche-Tréville, rời bến cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) để tới nước Pháp, khởi đầu hành trình vĩ đại tìm đường cứu nước. Bôn ba khắp năm châu, bốn biển, trải qua nhiều gian khổ, hiểm nguy, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Ánh sáng tư tưởng ấy đã giúp Người tỏ rõ nguồn gốc những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc; thấu suốt những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Là con người của hành động, nói đi đôi với làm, lý luận đi liền với thực hành lý luận, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã bắt tay ngay vào thực hiện mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930 là kết quả tất yếu. Với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam và con đường cứu nước của dân tộc ta đã được vạch ra cụ thể. Sự đúng đắn ngay từ đầu của tư tưởng, đường lối cách mạng Việt Nam do Bác xây dựng đã được thực tiễn chứng minh; tiếp tục được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trở thành ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam.

Tiếp nhận những bài học sâu sắc từ V.I.Lênin, từ thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào công nhân, phong trào cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cách mạng nước ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước do nhân dân làm chủ đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam châu Á. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp với trận Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”; cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với Đại thắng mùa Xuân lịch sử năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Những thắng lợi vĩ đại mang ý nghĩa bước ngoặt này là tiền đề quan trọng để đất nước tiến hành thành công công cuộc đổi mới, không ngừng phát triển và mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay.

79 mùa xuân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó và hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta. Cho đến hơi thở cuối cùng, Người đã đem hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Công lao trời biển của Người không chỉ in đậm trong những trang sử hào hùng của dân tộc, mà còn được ghi tạc trong lòng nhân dân và bạn bè tiến bộ quốc tế.

2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi về thế giới người hiền đến nay đã nửa thế kỷ (1969-2019). Nhưng Người vẫn sống mãi cùng non sông, đất nước và nhân dân Việt Nam, hiển hiện trong những di sản vô giá Bác để lại cho chúng ta: Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thời đại Hồ Chí Minh và Những giá trị cao đẹp về đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh; trong đó, những giá trị cao đẹp về đạo đức cách mạng của Bác là minh chứng sống động nhất.

Đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là kết tinh cao độ của truyền thống yêu nước nồng nàn, những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại; cộng hưởng cùng tấm lòng yêu nước thương dân vô bờ bến, sự thấu cảm sâu sắc với những số phận bất hạnh, cùng khát khao mãnh liệt vươn tới cuộc sống mới dân chủ, độc lập, tự do và hạnh phúc.

Theo Bác, đạo đức cách mạng là nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc, tự do cho con người; đó là đạo đức của những con người được giải phóng. Vì vậy, tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Khi thấm sâu được ý nghĩa đó thì quá trình tu dưỡng bản thân sẽ trở nên hết sức nhẹ nhõm và là một hành trình đầy “vẻ vang, sung sướng” như Người đã viết: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Có gì sung sướng, vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người”.

Từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin (năm 1920), Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuẩn bị tích cực để hình thành nền tảng tư tưởng vững chắc cho việc thành lập một đảng cách mạng tiên tiến ở Việt Nam về sau. Người đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên vào tháng 6-1925 ở Quảng Châu (Trung Quốc) và trực tiếp đứng lớp để truyền bá chủ nghĩa cộng sản tới các thanh niên Việt Nam có tư tưởng tiến bộ. Các bài giảng sau đó được tập hợp lại trong cuốn sách Đường kách mệnh (xuất bản năm 1927). Tại đây, lần đầu tiên vấn đề đạo đức cách mạng được Người đúc kết một cách toàn diện song cũng rất cụ thể qua những tiêu chí dành cho một người cách mạng đối với mình, đối với người và trước công việc. Trong đó, có những tiêu chí tư cách đạo đức cách mạng mang giá trị tư tưởng sâu sắc:

“Tự mình phải:

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo.

Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững.

Hy sinh.

Ít lòng tham muốn về vật chất”.

Kể từ đây, lịch sử xây dựng Đảng cũng như lịch sử cách mạng Việt Nam mãi mãi tự hào với những tấm gương của các chiến sĩ cộng sản trọn lòng với Đảng nêu cao khí phách trước kẻ thù, thể hiện sức sống mãnh liệt của đạo đức cách mạng qua các cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh (1930-1931), cách mạng dân chủ nhân dân (1936-1939) và đỉnh cao là Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành đảng cầm quyền. Lúc này, đạo đức cách mạng trở thành vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện đảng cầm quyền, nhiều thói hư tật xấu dễ nảy sinh, rõ nhất là căn bệnh chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của nó như: Quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, thiếu tinh thần trách nhiệm, kèn cựa, địa vị... Những thói hư, tật xấu do sự suy thoái đạo đức sẽ đi cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị và trầm trọng hơn sẽ dẫn đến phản bội lại mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn, phản bội lại đồng chí, đồng bào. Tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng lúc này hướng nhiều về hai phương diện là chú trọng nâng cao đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của mỗi người cán bộ, đảng viên.

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (tháng 10/1947), Người nêu lên 12 tiêu chuẩn để xác định tư cách của một đảng chân chính, cách mạng, trong đó, tiêu chí đầu tiên là: “Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”... Sau nhiều thập kỷ lãnh đạo đất nước, gắn với công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng được triển khai mạnh mẽ hiện nay cho thấy, vấn đề chăm lo xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh có một tầm nhìn vượt thời gian.

Không chỉ để lại hệ giá trị lý luận mang tầm thời đại, Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng về thực hành lý luận đạo đức cách mạng. Ở Người, tư tưởng, tầm nhìn và hành động luôn có sự nhất quán, tạo nên sức thuyết phục, lan tỏa, cảm hóa vô cùng to lớn. Dù bận vô vàn công việc đối nội, đối ngoại, nhưng về với dân, đến với quần chúng, để học dân, hỏi dân, hiểu dân, nghe dân nói, thấy dân làm, để nắm vững dân tình, dân tâm, dân ý là nhu cầu thường trực của Bác. Bác ra thao trường cùng bộ đội, “chống gậy lên non xem trận địa”, đến nhà máy, công trường, hầm mỏ, nông trường, hợp tác xã, trường học, bệnh viện. Người đến nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo, ra đồng ruộng, thăm nhà ở công nhân, cán bộ bình thường... Chỉ tính 15 năm cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi thực tế địa phương và cơ sở 923 lần. Mỗi lần về cơ sở với Người không đơn thuần chỉ là tác phong quần chúng, mà chứa đựng trong đó phong cách phát huy dân chủ, mong muốn hiểu được tiếng nói nhân dân, hiểu được nhịp đập của cuộc sống đời thường. Phong cách ấy làm cho lãnh tụ và quần chúng gần gũi, đồng cảm sâu sắc.

Chính tấm gương đạo đức, việc làm cụ thể của Người đã tạo ra sức mạnh sống động cho những lý luận về đạo đức cách mạng, lan tỏa, cảm hóa từ những người đồng chí sống và làm việc cùng Bác đến đồng chí, đồng bào cả nước từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những năm gần đây, khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khắp cả nước đã có hàng vạn tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt lan tỏa trong đời sống, được xã hội tôn vinh.

Cũng từ quá trình lan tỏa ngày càng rộng rãi những giá trị đạo đức cách mạng ấy, chúng ta càng cảm nhận sâu sắc hơn quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”; “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”…

3. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm đặc biệt cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội, cũng như quân và dân tỉnh Hà Tây trước đây. Dấu chân Người đã in bóng tại nhiều công trường, khu phố, trận địa; đến với các gia đình chính sách có công với cách mạng, công nhân lao động... từ đô thị đến ngoại thành Thủ đô. Từ Tết Ất Mùi (1955) trở đi, gần như năm nào Bác cũng đi chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội. Tết Kỷ Dậu năm 1969, trước khi đi xa không lâu, trên đồi cây của xã Vật Lại (huyện Ba Vì), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tham gia trồng cây, mở đầu “Tết trồng cây” lần thứ 10 do chính Người khởi xướng.

Ngay khi hoàn thành việc tiếp quản Thủ đô (tháng 10/1954), trong bài viết “Giữ gìn trật tự, an ninh” đăng trên Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”. Trong tất cả những chuyến thăm, làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, Người luôn đau đáu gửi gắm một tình cảm, trách nhiệm đặc biệt này.

65 năm đã trôi qua, nhưng di huấn thiêng liêng của Người luôn được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô qua các thời kỳ coi là nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả cần phải đạt được. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân thôi thúc, giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị, đi đầu trong mọi lĩnh vực, xứng đáng là trái tim của cả nước.

Thành tựu nổi bật từ xung lực tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo ra trong những năm qua là kinh tế Thủ đô có sự tăng trưởng vượt bậc. Mặc dù chỉ chiếm 1% về diện tích, 8,1% về dân số, nhưng thành phố hiện đóng góp tới gần 16,5% GDP và hơn 19% về thu ngân sách của cả nước. An ninh luôn được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm. Đời sống nhân dân, an sinh xã hội đã có bước tiến rõ rệt. Văn hóa - xã hội Thủ đô không ngừng phát triển, nhiều mặt xứng đáng với vị trí là trung tâm lớn của cả nước. Hình ảnh một Hà Nội thân thiện, mến khách hiển hiện ngày càng rõ nét. Hiện nay, Hà Nội nằm trong nhóm 10 thành phố năng động nhất thế giới...

Ý thức rõ vai trò, vị trí của Đảng bộ có số đảng viên đông nhất cả nước (trên 430.000 đảng viên, bằng 1/10 số đảng viên cả nước), Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn phát huy truyền thống đoàn kết cao, tinh thần kỷ cương, kỷ luật mạnh mẽ. Phương thức lãnh đạo đổi mới theo hướng quyết liệt, sâu sát, kịp thời, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân; không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Hà Nội cũng nêu gương, đi đầu thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, đồng thời, các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên Thủ đô chủ động, có nhiều đổi mới, sáng tạo được Trung ương đánh giá cao, phổ biến và nhân rộng. Thấy rõ nhất là trong thời gian qua là Hà Nội đã đi đầu trong công tác sắp xếp lại tổ chức bộ máy hành chính các cấp theo hướng tinh gọn, hiệu quả, “mỗi đầu mối, một công việc xuyên suốt”, “rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm, rõ hiệu quả”, đưa hai quy tắc ứng xử dần phát huy nét đẹp văn hóa trong đời sống.

Xác định rõ mục tiêu “phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt…”, trong công tác xây dựng Đảng, thời gian qua, các cấp ủy và tổ chức đảng trên địa bàn Thủ đô thường xuyên mở rộng dân chủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Toàn Đảng bộ thành phố thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt định kỳ; đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình chi bộ, đặc biệt là chi bộ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, chi bộ thôn, xóm, tổ dân phố, chi bộ trong các doanh nghiệp, trường học.

Quá trình thực hiện, mỗi cấp ủy đảng, cán bộ chủ chốt đã gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 4/7/2017, của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, về “Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố cơ sở đảng yếu kém; giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Hà Nội”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Cùng với đó, cấp ủy các cấp tăng cường công tác chỉ đạo giáo dục, kiểm tra, giám sát, quản lý, phân công nhiệm vụ và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của đảng viên.

Thường xuyên nắm chắc tình hình tư tưởng, phát hiện kịp thời những cán bộ, đảng viên vi phạm về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có biện pháp cụ thể để phòng ngừa, giáo dục, giúp đỡ và xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, đảng viên sai phạm. Cấp ủy các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên cũng từng bước thực hiện nghiêm và thực chất Quyết định số 3814-QĐ/TU, ngày 16/5/2018, của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, về “Việc ban hành Quy định khung tiêu chí đánh giá hằng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội”. Cốt lõi là thúc đẩy liêm chính công vụ và tạo sự chuyển biến về chất trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi mặt công tác của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động nói riêng và sức mạnh của cả hệ thống chính trị nói chung...

Tuy nhiên, thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm, đòi hỏi nỗ lực phấn đấu vượt bậc hơn nữa trong giai đoạn tới. Trong đó, điều đáng quan tâm hàng đầu là năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức Đảng chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ chính trị và chưa theo kịp với đòi hỏi của thực tiễn xây dựng đô thị thông minh, chính quyền đô thị, của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đến rất gần. Công tác chỉ đạo, quản lý, cải cách hành chính, điều hành của bộ máy hành chính có nơi, có lĩnh vực chưa thực sự quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả chưa cao. Đạo đức, lối sống, thái độ phục vụ nhân dân của một số cán bộ, đảng viên, công chức còn thiếu chuẩn mực, gây bức xúc cho người dân và doanh nghiệp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là ở cơ sở chậm đổi mới, hiệu quả chưa cao, kết quả công tác vận động quần chúng có nơi còn hạn chế...

Đứng trước những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội sẽ nỗ lực phát huy những thành tựu đạt được, nhanh chóng khắc phục hạn chế, yếu kém, hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ được Trung ương Đảng và nhân dân giao cho. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng bộ thành phố quyết tâm thực hiện tốt Nghị quyết số 11-NQ/TƯ ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) “Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2020”; nghiêm túc noi gương Bác, gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 135-KH/TU ngày 25/4/2019, triển khai thực hiện Quy định số 08-QĐi/TƯ, ngày 25/10/2018, của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”.

Trước mắt, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ tập trung cao độ, tăng tốc tập trung thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và các chương trình, kế hoạch công tác của Thành ủy khóa XVI đã đề ra, chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt để tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Bác Hồ là dịp để chúng ta thêm một lần tự hào về Bác. Với tất cả niềm tin yêu và lòng biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta nguyện đoàn kết một lòng, xây dựng Thủ đô Hà Nội, nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường, đất nước của thời đại Hồ Chí Minh.

Sáng mãi tên Người - Hồ Chí Minh!

Hoa Bạch Liên - Tạc Thiê...
19 tháng 5 2019 lúc 22:26

NHỚ NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ ~ Võ Sơn Lâm ~

Bao năm Bác đã đi xa
Tình thương yêu mãi đậm đà trong tim
Nhớ khi Đất Nước nổi chìm
Bác như ngọn đuốc đi tìm tự do

Thương dân Người đã dặn dò
Đoàn kết thống nhất chăm lo đói nghèo
Một lòng tin Đảng đi theo
Chung tay xây dựng thoát nghèo vươn lên

Biên cương Tổ Quốc vững bền
Quân dân quyết trí làm lên cơ đồ
Mừng ngày sinh nhật Bác Hồ
Toàn dân toàn Đảng hãy hô lời Người

Xây dựng cuộc sống đẹp tươi
Tự do độc lập như Người hằng mong .!.

Trang Moon
19 tháng 5 2019 lúc 22:36

Hồ Chí Minh - con người đã vì nước, vì dân bôn ba khắp nơi tìm đường cứu nước. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta đã cất bước ra đi tìm đường cứu nước tại Bến Cảng Nhà Rồng ngày 5/6/1911 tới nước Pháp. Tại đây người làm việc hết sức khó khăn, gian khổ. Và đến với chủ nghĩ Mác- Lênin ánh sáng hào quang đã giúp người sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

BÁC HỒ VĨ ĐẠI KÍNH YÊU CỦA CHÚNG TA MÃI MÃI TRONG TRÁI TIM CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - CON NGƯỜI ĐÃ VÌ DÂN VÌ NƯỚC

Minh Hoàng
22 tháng 5 2019 lúc 23:05

Happy birthday 👏Hồ Chí Minh 👏👏

MÃI YÊU BÁC? ??????? $@#

Trương Thị Anh Quỳnh
1 tháng 5 2019 lúc 20:46

chú lại dở chứng yêu nc àhaha

hình như ngày dì chủ tịch đúng k???hỏi vậy thôi

Ngố ngây ngô
19 tháng 5 2019 lúc 9:17

Người Đi Tìm Hình Của Nước

Tác giả: Chế Lan Viên

Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác!
Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất,
Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ?
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương!
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở,
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương!

Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con!
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp!
Một mái nhà yêu rủ bóng xuống tâm hồn.

Trǎm cơn mơ không chống nổi một đêm dày
Ta lại mặc cho mưa tuôn và gió thổi
Lòng ta thành con rối
Cho cuộc đời giật dây!

Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ
Hiểu sao hết những tấm lòng lãnh tụ
Tìm đường đi cho dân tộc theo đi.

Hiểu sao hết Người đi tìm hình của Nước
Không phải hình một bài thơ đá tạc nên người
Một góc quê hương, nửa đời quen thuộc,
Hay một đấng vô hình sương khói xa xôi...

Mà hình đất nước hoặc còn hoặc mất
Sắc vàng nghìn xưa, sắc đỏ tương lai
Thế đi đứng của toàn dân tộc
Một cách vinh hoa cho hai mươi lǎm triệu con người.

Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê?
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa bǎng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?

Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể
Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi,
Những đất tự do, những trời nô lệ,
Những con đường cách mạng đang tìm đi.

Đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước
Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà
ấn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc
Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa.

Ngày mai dân ta sẽ sống sao đây?
Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử?
Bao giờ dải Trường Sơn bừng tỉnh giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây?

Rồi cờ sẽ ra sao? Tiếng hát sẽ ra sao?
Nụ cười sẽ ra sao?...

Ơi, độc lập!

Xanh biếc mấy là trời xanh Tổ quốc
Khi tự do về chói ở trên đầu.

Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc
Sao vàng bay theo liềm búa công nông.

Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lê Nin.
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước.
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười,

Bác thấy:

Dân ta bưng bát cơm mồ hôi nước mắt

Ruộng theo trâu về lại với người cày
Mỏ thiếc, hầm than, rừng vàng, biển bạc...
Không còn người bỏ xác bên đường ray.

Giặc đuổi xong rồi. Trời xanh thành tiếng hát
Điện theo trǎng vào phòng ngủ công nhân
Những keó quê mùa đã thành trí thức
Tǎm tối cần lao nay hóa những anh hùng.

Nước Việt Nam nghìn nǎm Đinh, Lý, Trần, Lê
Thành nước Việt nhân dân trong mát suối
Mái rạ nghìn nǎm hồng thay sắc ngói
Những đời thường cũng có bóng hoa che.

Ôi! Đường đến với Lênin là đường về Tổ quốc
Tuyết Matxcơva sáng ấy lạh trǎm lần
Trong tuyết trắng như đọng nhiều nước mắt
Lênin mất rồi! Nhưng Bác chẳng dừng chân.

Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.

Việt Hoa Nguyễn
19 tháng 5 2019 lúc 10:26

Tổ chức cuộc thi cho vui ik

Mai Hà Trang
19 tháng 5 2019 lúc 10:27

Cop mạng nên ý nghĩa quá, rớt nước mắt huhu :((

_silverlining
23 tháng 5 2019 lúc 10:47

Đức Minh Lightning Farron Style hơi quen :))))))))

nguyễn thị thiên thiên
13 tháng 6 2019 lúc 17:54

Bác Hồ – Người đã dành trọn cuộc đời, tâm huyết của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã mãi đi xa, nhưng hình ảnh về một lãnh tụ vĩ đại, đáng kính, được nhân loại biết đến và kính nể thì mãi vĩnh hằng trong trái tim mỗi thế hệ người Việt Nam chúng ta và bạn bè quốc tế. Bác Hồ – một con người giản dị, nhưng toát lên linh hồn của cả một dân tộc


Các câu hỏi tương tự
Shimon Peres
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Mai Anh
Xem chi tiết
Phạm Thảo Vân
Xem chi tiết
Trần Thụy Nhật Trúc
Xem chi tiết
Phạm Thị Phương Thanh
Xem chi tiết
Vũ Hiền Vi
Xem chi tiết