Chính Hữu (1926-2007): Tên thật là Trần Đình Đắc, bút danh Chính Hữu
- Quê quán: huyện Can Lộc, tình Hà Tĩnh
Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
- Rừng hoang sương muối: sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ nhưng qua đó thể hiển rõ nét hơn sức mạnh của tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu.
- Động từ "chờ" gợi tới tư thế sẵn sàng, tinh thần trách nhiệm cao cả của người lính.
- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.
- Từ "treo" tạo nên hình ảnh ánh trăng về đêm lơ lửng treo trên đầu súng là hình ảnh tạo nên nét thi vị, đặc sắc hơn cho bài thơ.
- Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Ba câu thơ cuối của bài một lần nữa khắc họa chân thực mà sâu sắc về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.