+ Giai cấp tư sản: ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đi vào con đường phát triển kinh tế tư bản dân tộc, nhưng không có vị trí trong xã hội. Tư sản dân tộc có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Họ là lực lượng đóng vai trò đáng kể, một thành phần trong mặt trận đoàn kết dân tộc.
+ Giai cấp tiểu tư sản thành thị (những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, học sinh, sinh viên…) có sự phát triển nhảy vọt về số lượng. Có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai, đặc biệt là sinh viên, trí thức hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
Hoạt động của tư sản dân tộc, tiểu tư sản trong phong trào dân chủ* Tư sản dân tộc
- Sau chiến tranh tư sản Việt Nam mở cuộc vận động tẩy chay hàng ngoại dùng hàng nội.
- Năm 1923, địa chủ, tư sản đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu gạo ở Nam Kì của tư bản Pháp.
- Năm 1923, tư sản và địa chủ Nam Kì còn thành lập Đảng Lập hiến (1923), đưa ra khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ. Khi Pháp nhượng bộ, họ ngừng đấu tranh.
* Tiểu tư sản, Trí thức:
- Do cuộc sống bị chèn ép và bị thực dân Pháp khinh rẻ nên tiểu tư sản, trí thức Việt Nam tham gia đấu tranh rất sôi nổi. Họ thành lập tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên… Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi: mít tinh, biểu tình, bãi khóa … lập nhà xuất bản, ra sách báo tiến bộ.
- Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926).
Chúc em học tốt!