Bài viết số 3 - Văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Duong Quỳnh Anh

Kể một việc tốt em đã làm

HELP!!!!!!!!!

lê minh đức
23 tháng 11 2017 lúc 19:22

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lệ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi ...

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

- Có chuyện chi đó cháu?

- Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

- Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở và đồ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Lê Nữ Khánh Huyền
1 tháng 5 2018 lúc 6:22

Năm tháng cứ thế trôi đi, ai cũng sẽ có những kỉ niệm sâu sắc nhất với mình. Tôi cũng thế, kỉ niệm khiến tôi nhớ mãi là lần mà tôi đã làm được một việc tốt – giúp một ông cụ bán vé số.
Tôi vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy. Nó đặc biệt bởi đó là là đêm giao thừa. Là khoảnh khắc để tiễn đưa năm cũ, đón năm mới sắp đến. Thành phố rực rỡ trong những ánh đèn rực rỡ màu sắc. Không gian lấp lánh hơn bởi những chùm pháo hoa buông rũ từng chùm xuống dòng sông Hàn thơ mộng. Tôi cùng gia đình dạo phố để tận hưởng cái không khí tuyệt vời thời khắc giao thừa và chiêm ngưỡng những chùm pháo hoa tuyệt đẹp. Đường phố trở nên nhộn nhịp và náo nức hẳn lên. Khung cảnh những ngày cuối cùng của năm thật rộn ràng. Xa xa, ngọn khói nghi nghút bay lên, hòa quyện vào cái không khí ngày Tết, gia đình cùng quây quần bên nhau nấu bánh chưng, bánh tét để biếu ông bà. Quả thật ấm áp! Tiếng chuông chùa, những bài thánh ca nhà thờ vang lên. Người ta cùng nhau đi chùa và cầu chúc những điều tốt lành nhất cho người thân và gia đình. Ở đằng xa kia là các cô cậu bé nhỏ diện những tà áo dài vui đùa cùng nhau. Cả gia đình tôi cùng vào một tiệm bán cơm gà. Vừa ngồi xuống thì tôi bỗng nghe tiếng của một người đàn bà quát lớn:
- Ông đem cơm ra ngoài mà ăn! Người ông nhếch nhác, bẩn thỉu thế này ngồi vào quán tôi thì năm mới làm sao mà tôi làm ăn cho ra.
Bất chợt, tôi ngẩng lên nhìn thấy một ông cụ gìa nua. Cụ trạc bảy mươi tuổi, quần áo tả tơi, luộm thuộm, đi chân đất, khuôn mặt hóc hác, mệt mỏi. Bà chủ quán sang trọng, trên người đeo đầy trang sức bằng vàng lấp lánh, miệng lẩm bẩm, lẩm bẩm,… Ông cụ lom khom bước từng bước ra khỏi quán cùng những lời xỉ vả của bà chủ quán. Ông cầm hộp cơm đi ra, ngồi xuống cột điện bên dường. Từng dòng xe chạy qua vội vã, những người đi bộ hối hả lướt ngang qua nhưng chẳng ai hỏi thăm hay nói câu nào. Thấy vậy, tôi liền chạy tới bên ông và hỏi:
-Ông ơi, ông có sao không?
Ông ngước mặt lên nhìn tôi bằng hai con mắt đỏ hoe, đôi môi tái nhợt:
-Ông không sao cháu ạ!
Tôi ân cần hỏi lại ông:
-Sao bà chủ quán lại la mắng ông thế kia?
Đôi mắt ông rưng rưng đáp lại tôi:
-Thấy ông không có gì để ăn nên khách bảo ông vào quán cơm để ăn cùng. Nhưng khi vừa ngồi xuống ông đã bị chủ quán đuổi ra ngoài. Cũng phải, ông như thế này thì ai mà dám cho vào quán!
Ông lão vẫn ngồi im. Những vết nhăn xô ép lại với nhau, ép cho giọt nước mắt khan hiếm của tuổi già chảy ra. Tôi đứng nhìn ông, nhìn vào đôi mắt sâu hoẵm của ông, tôi thấy ông thật đáng thương. Tôi cứ suy nghĩ mãi. Tại sao cũng là con người với nhau mà họ lại đối xử tệ bạc với nhau như vậy? Nhân cách của con người, hốc còn không? Phải chăng trong cuộc sống bận rộn, họ chạy theo những cám giỗ của xã hội mà dần quên đi tình người? Một chỗ ngồi để ông lão ăn dĩa cơm cũng khó khăn đến thế sao?
Bắt gặp ánh mắt của ông lão, tôi thấy được vẻ hiền từ toát lên.Tôi hỏi thăm ông:
-Đêm nay là đêm giao thừa đấy ông ạ! Sao ông không về nhà với con cháu mà lại ngồi đây lạnh lẽo thế này?
Ông đưa đôi mắt hiền từ nhìn những cặp gia đình đoàn tụ, trò chuyện vui vẻ cùng nhau trên k hắp các con phố. Tôi nghe câu chuyện của ông mà lòng nghẹn ngào, chua chát. Hóa ra trước kia ông cũng có một gia đình. Rồi con trai, con dâu ông nói ngon nói ngọt để ông chuyển sang tên trong sổ đỏ cho họ. Khi thỏa mãn được lòng tham, họ hắt hủi, dằn vặt ông. Rồi đuổi ông ra khỏi nhà… Ông sống nhờ nhà người quen và đi bán vé số để kiếm sống. Dù là Tết hay ngày thường, đối với ông cũng là những ngày dai dẳng. Người ta cũng vẫn hắt hủi ông như thế thôi!
Chẳng biết từ bao giờ nước mắt tôi lại rơi. Ông cũng khóc, nước mắt lăn dài trên gò má, nếp nhăn xô vào nhau. Tôi lục hết túi này đến túi nọ, tay rút ra một phong bì lì xì đỏ mới toanh. Tôi liền dúi phong bì vào bàn tay gầy gò của ông và nói:
-Ông nhận nhé! Cháu mừng tuổi ông đấy ạ! Cháu chúc ông năm mới vui vẻ, hạnh phúc và sớm được đoàn tụ cùng con cháu của mình.
Ông nhìn tôi chăm chăm, bàn tay run rẩy của ông nắm lấy bàn tay tôi, đôi môi nở nụ cười:
-Ông cảm ơn cháu! Gặp được cháu là niềm vui lớn nhất của ông rồi. Ông chúc cháu năm mới vui vẻ, hạnh phúc và đạt được những thứ mình ao ước nhé!
Tôi chia tay ông và trở về trong niềm vui, vui vì tôi đã làm được một việc tốt là giúp một ông cụ bất hạnh. Nhưng lời quát nạt của bà chủ quán cơm vẫn cứ vang mãi trong đầu tôi. Giá như có thể thay những lời xỉ vả đó bằng sự quan tâm và chia sẻ thì cũng đủ làm cho ông lão cảm thấy ấm lòng biết bao!
Dẫu thời gian trôi qua nhưng đó là một kỉ niệm sâu sắc đối với tôi. Nó giúp tôi rút ra bài học từ cuộc sống: Tình yêu thương, sự cảm thông là món quà tinh thần quý giá. Vì vậy chúng ta hãy sống mà cần có lòng yêu thương

Nguyễn Minh Đức
4 tháng 11 2018 lúc 13:59

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó. Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hổ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi! Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an. Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới. Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ. Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cám ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vỏ và đổ chơi nhưng em kiên quyết từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Chúc bạn học tốt!!!hihi


Các câu hỏi tương tự
My name Tessa
Xem chi tiết
ngân
Xem chi tiết
Leona
Xem chi tiết
Uyên Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhật
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Cẩm Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Nam
Xem chi tiết
Trần Như Chi
Xem chi tiết
MẠC ĐỖ GIA NGỌC
Xem chi tiết