Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tanjiro

Kể lại câu chuyện : Thái sư Trần Thủ Độ

Lê Quang Huy
2 tháng 11 2021 lúc 18:44

Đây nha :

undefined

Lê Quang Huy
2 tháng 11 2021 lúc 18:44

Đây nữa :undefined

Bùi Nguyễn Đại Yến
2 tháng 11 2021 lúc 18:45

Tham khảo/:

  Trần Thủ Độ là một nhân vật lịch sử khá đặc biệt cho nên xung quanh ông có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Đối với nhà Trần, Trần Thủ Độ là người có công đầu. Ông đã đem hết lòng trung thành tận tụy, tài năng và mưu trí của mình để giúp các vua Trần phát triển cơ nghiệp, chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Ngày nay, chúng ta cần có thái độ công bằng và sự phân tích kĩ càng để đánh giá, đề cao phẩm chất chí công vô tư, nghiêm minh, liêm khiết của Thái sư Trần Thủ Độ.

   Qua bài Thái sư Trần Thủ Độ, tác giả ca ngợi nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ nghiêm phép nước của ông.

 

   Mở đầu bài viết, tác giả tóm tắt vài dòng về cuộc đời và sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ:

Giáp Tí, năm thứ 7.

Mùa xuân, tháng giêng.

Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71) ; truy tặng Thượng phụ Thái Sư Trung Vũ Đại Vương.

   Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lí được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.

   Ở phần sau, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã chọn ra bốn tình tiết (câu chuyện nhỏ) phản ánh bốn khía cạnh về nhân cách cao quý của ông.

 

   Nét đặc sắc nhất trong nghệ thuật kể chuyện và khắc họa hình tượng nhân vật là ở chỗ nhà viết sử đã xây dựng nên những tình huống giàu kịch tính, biết lựa chọn các chi tiết đắt giá. Mỗi câu chuyện dù ngắn nhưng đều có những xung đột được đẩy dần đến cao trào và được giải quyết một cách bất ngờ, gây thú vị cho người đọc. Từ đó; người đọc có thể hình dung rõ nét chân dung nhân vật và tự rút ra những bài học sâu sắc.

   Chuyện người hặc tội (người vạch tội) ấm ức tâu lên vua Trần Thái Tông là Thái sư lấn át quyền hành của vua: Bệ hạ trẻ thơ mà Trần Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc thì sẽ ra sao ? là tình huống thứ nhất sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa Trần Thủ Độ với nhà vua. Tác giả đẩy mâu thuẫn ấy lên cao trào bằng chi tiết nhà vua chủ động đem người hặc đi theo tới gặp Thái Sư để đối chất. Trần Thủ Độ không phân trần, biện bạch và trừng trị mà ngược lại, ông nhận lỗi ngay và còn ban thưởng cho người hặc tội. Câu trả lời của Thái sư gây bất ngờ lớn cho nhà vua: Đúng như lời người ấy nói.

   Trần Thủ Độ có sự khác biệt với mọi người trong cách hành xử. Thông thường, người ta ghét kẻ dám vạch ra tội lỗi hoặc phê phán, chỉ trích sai lầm của mình, còn Trần Thủ Độ không chối mà công nhận ngay hành vi của mình và còn lấy tiền lụa thưởng cho bề dưới. Điều đó thể hiện thái độ thẳng thắn nhận lỗi, nghiêm khắc với bản thân và sự độ lượng của bậc chính nhân quân tử. Lời nói và hành động của ông trong sự việc này có tác dụng khích lệ cấp dưới hãy trung thực, dũng cảm, mạnh dạn tố cáo sai lầm của người khác, kể cả cấp trên nhưng phải với mục đích trong sáng là vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

 

   Tình huống thứ hai không liên quan đến quyền lợi của sơn hà xã tắc mà chỉ là chuyện riêng trong gia đình. Phu nhân của Thái sư Trần Thủ Độ vốn là hoàng hậu của vua Lí Huệ Tông. Sau khi Lí Huệ Tông bị bức tử, bà bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa và ép gả cho Trần Thủ Độ. Một lần, bà ngồi trên kiệu để vào cung, người lính quân hiệu bắt bà phải xuống kiệu trước thềm cấm. Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn giữa phu nhân của Trần Thủ Độ và người lính. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là chi tiết phu nhân cho rằng mình bị coi thường nên khóc lóc, kể tội người lính và giận dữ nói với chồng rằng: Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.

   Lúc đầu, Thủ Độ giận, sai đi bắt Người quân hiệu kia chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói: Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa ? Điều đó cho thấy ông không thiên vị người thân và rất tôn trọng phép nước, tôn trọng người giữ đúng phép nước, dù đó là kẻ dưới quyền.

   Tình huống thứ ba là phu nhân xin ông cho một người trong họ của bà được làm câu đương, tức là một chức dịch nhỏ trong xã chuyên lo việc bắt giữ và áp giải phạm nhân. Chi tiết này tạo ra mâu thuẫn giữa tính cách liêm chính của Trần Thủ Độ với lời đề nghị của phu nhân. Tác giả gây chú ý bằng chi tiết: Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó, khiến người đọc lầm tưởng là sự việc sẽ diễn ra đúng theo ý muốn của phu nhân, để rồi hoàn toàn bất ngờ trước cách xử lí của Thái sư cũng như thú vị trước cách giải quyết cao trào xung đột của tác giả. Trần Thù Độ yêu cầu hắn muốn làm câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với những câu đương khác, khiến hắn ta sợ hãi, kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho.

   Như vậy là Trần Thủ Độ luôn có ý thức giữ gìn sự công bằng, không chấp nhận thói chạy chọt, đút lót, dựa dẫm, nhờ vả để tiến thân.

   Tình huống thứ tư là vua muốn phong tướng cho An Quốc, anh trai của Trần Thủ Độ, Tưởng Trần Thủ Độ sẽ mừng rỡ mà tạ ơn vua nhưng tác giả lại khiến người đọc ngạc nhiên đến bất ngờ khi Trần Thủ Độ thẳng thắn trình bày ý kiến: An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?

   Vì có tầm nhìn xa trông rộng nên ông đã lường trước được những phiền toái sẽ xảy ra khi cả hai anh em đều nắm giữ trọng trách. Điều đó sẽ đẩy nhà vua vào tình thế khó xử. Câu trả lời trên cho thấy Thái sư Trần Thủ Độ có tinh thần chí công vô tư, vượt khỏi quan niệm phổ biến trong xã hội là: Một người làm quan, cả họ được nhờ.

 

   Những tình huống đầy kịch tính nêu trên đã góp phần làm nổi bật bản lĩnh cứng cỏi và nhân cách cao quý của Trần Thủ Độ: thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh và đặc biệt là chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên hết, không mảy may tư lợi cho bản ,thân và gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và gánh nặng trách nhiệm hầu như đè lên vai ông, vì vua còn nhỏ tuổi. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng đáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dân.

   Sử gia Ngô Sĩ Liên khi viết về Thái sư Trần Thủ Độ dù cố tỏ ra rất khách quan nhưng bằng những câu văn đầy cảm xúc, tác giả đã thể hiện lòng khâm phục và ca ngợi Trần Thủ Độ. Ông là tấm gương sáng để lại nhiều bài học bổ ích, thiết thực cho hậu thế. Tên tuổi và tài năng của ông được lưu danh muôn thuở.

chuche
2 tháng 11 2021 lúc 18:49

Theo sử cũ, vào giữa thế kỷ XIII, ở nước Tống có một vị quan đậu đến tiến sĩ, rất thông tỏ thiên văn, tử vi, tên là Hoàng Bính. Khi quân Nguyên - Mông sang đánh nước Tống, ông hiểu rằng nhà Tống đã hết thời, nhìn về phương Nam thấy nơi ấy sáng tỏ tất có thể cư ngụ. Năm 1257, Hoàng Bính đưa toàn bộ gia tộc khoảng 2.000 người đến Đại Việt xin được lập nghiệp. Ngày ấy, Hoàng Bính có cô con gái út mới 16 tuổi tên là Hoàng Chu Linh hết sức tài giỏi, thông hiểu tử vi, học một hiểu mười. Hoàng Bính thường để con gái Chu Linh xem cho mọi người. Chu Linh xem cho mọi người đều vô cùng chuẩn xác, khiến ai cũng khâm phục. Lúc này, Thái sư Trần Thủ Độ mới tìm cách thử tài Chu Linh, câu chuyện này được ghi chép trong sách “Đông A di sự” như sau:

Nhà vua chỉ vào Trần Thủ Độ nói: Hoàng cô nương! Đây là lão Vũ Thủy. Vì lão có tài trồng hoa nên quả nhân trao cho lão coi vườn thượng uyển. Xin cô nương coi giùm xem lão còn sống được mấy năm nữa! Rồi lão Vũ Thủy (tức Trần Thủ Độ) cho biết mình sinh vào giờ Tỵ, ngày, tháng, năm... Sau khi bấm tay, Chu Linh nói: À! Lão tiên sinh đùa tiểu nữ đây! Chu Linh đoán: Cứ như tướng tiên sinh: Dáng đi như con diều hâu rình mồi, mắt hổ, đầu lân, tay vượn..., thì e tiên sinh chỉ ngồi dưới một người mà trên vạn người. Lúc này, Hoàng Bính mới xen vào câu chuyện cùng Trần Thủ Độ đánh cược, nếu Chu Linh đoán đúng hết thân thế, sự nghiệp thì Trần Thủ Độ phải thực hiện 3 yêu cầu của Chu Linh. Còn ngược lại đoán không đúng thì Hoàng Bính cùng toàn bộ gia tộc trở về tộc. Khi ấy, mọi người giật mình, vì không ngờ Hoàng Bính dám đánh cược lớn quá như vậy. Nhà vua định bảo Thủ Độ bỏ cuộc, nhưng Trần Thủ Độ đồng ý đánh cược.

Sau một lúc bấm ngón tay, Chu Linh nói: Tiên sinh tuổi Dần, mệnh lập tại Dần thì trong người có đến 2 ông kễnh thủ mệnh, lại thêm sao Thiên hình phù trì. Tử vi kinh nói: Hình hổ cư Dần, hổ đới kiếm hùng, tương phùng đế cách, ư Giáp Kỷ nhân, uy vũ trấn động. Nghĩa là: Người có thiên hình, với bạch hổ, hay tuổi Dần, là cách hổ đeo kiếm hùng. Người tuổi Giáp, tuổi Kỷ, uy vũ trấn động. Có điều tiên sinh được Lộc tồn thủ mệnh, Hóa lộc cư quan, là cách song lộc, thì là người chuyên quyền... Thiên hình miếu địa ở mệnh, thì dù tiên sinh chịu ơn ai một bát cơm, sau sẽ trả bằng một kho thóc. Bị ai mắng một câu, sau này tiên sinh sẽ tru di tam tộc nhà người ta.

Cung thê của tiên sinh có Phá quân, ngộ Hóa quyền, Thai, lại bị Kiếp, Không chiếu thì duyên tình của tiên sinh rối như mớ bòng bong. Cho đến giờ này cũng chưa xong, còn chạy như ngựa nhong nhong.

Năm trên mười tuổi, tiên sinh gặp một người. Rồi hai người thề non, hẹn biển, định cuộc trăm năm, không cần mai mối, cũng chẳng thỉnh mệnh cha mẹ. Mà dù cha mẹ có cản trở, tiên sinh cũng không nghe. Hai người xa nhau. Nàng tuân lệnh cha mẹ lấy chồng. Tiên sinh hóa điên, hóa khùng, nhưng nhất quyết trung thành với nàng. Vì vậy khi chồng nàng qua đời, tiên sinh với nàng nối lại tình xưa. À, có một điều tiểu nữ nói tiên sinh đừng giận... Kể về uy quyền, thì tiên sinh thuộc loại vương bất vi vương, bá bất vi bá, nhi quyền khuynh thiên hạ. Nghĩa rằng tiên sinh chẳng là vua, cũng chẳng là bá, mà quyền nghiêng thiên hạ. Thế nhưng, bất cứ một người ở địa vị cao sang nào cũng năm thê bảy thiếp. Riêng tiên sinh thì chỉ biết có một phu nhân mà thôi!

Cung quan của tiên sinh có Liêm trinh, Thiên tướng, thì tiên sinh là người võ công cao thâm không biết đâu mà lường. Danh tiếng bốn bể. Nhưng tiếc rằng cung quan ngộ Thiên không, nên tiên sinh hành sự bất chấp luật pháp, chẳng kể đạo lý. Có lúc tiên sinh thành người nửa chính, nửa tà, nửa ma, nửa quỷ. Tiểu nữ e muôn nghìn năm sau còn bị dị nghị. Nhưng... dù ai dị nghị, thì chỉ dị nghị về cá nhân tiên sinh. Còn đối với đất nước, quả thật công nghiệp cũng như tấm lòng của tiên sinh sáng như trăng rằm, không ai chê trách được.

Lời bàn:

Cuối triều Lý, chính quyền Trung ương bất lực trước các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi đánh giết lẫn nhau, cướp bóc bừa bãi. Ngoài biên thùy, Chiêm Thành và Chân Lạp thường xuyên quấy phá. Đế quốc Mông Cổ đang chuẩn bị xâm lược các nước phía Nam. Trong lúc ấy, vua Lý Cao Tông vẫn mải mê rong chơi, say đắm thanh sắc, không thiết gì đến chính sự. Vua Lý Huệ Tông thì nhu nhược, bệnh hoạn,... Và trong tình thế ấy, Trần Thủ Độ đã làm cuộc đảo chính thay đổi triều đại mà không xảy ra đổ máu và đảo lộn lớn trong nước. Ông không những là công thần sáng lập triều Trần, mà còn là người đã xây dựng một triều đại huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông xứng đáng được xếp vào hàng những nhân vật kiệt xuất, đi đầu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc.

Tuy nhiên, Trần Thủ Độ cũng là nhân vật bị các sử thần thời phong kiến chê trách nhiều. Dưới ngòi bút của họ, Trần Thủ Độ hiện ra như một quyền thần vô học, có tài mà không có đức, có công với nhà Trần, lại có tội với nhà Lý. Nhưng nhân dân lại đánh giá ông với cách nhìn khác quan điểm Nho giáo. Trong đền thờ ông trên đồi Lim ở huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh vẫn còn hai câu đối treo ở trước bàn thờ như sau: Công đáo vu kim, bất đán Trần gia nhị bách tải. Luận định thiên cổ, kỳ tại Nam thiên đệ nhất lưu. Nghĩa là: Công đức của ông để mãi đến ngày nay, không chỉ bó hẹp trong hai trăm năm đời nhà Trần. Sau nghìn đời, công luận đã định, ông đáng liệt vào bậc thứ nhất dưới trời Nam. Xưa nay, nhân dân mới là người viết sử công bằng nhất và như vậy, thời ấy có mấy ai được như ông?

#xu zianghồ2011^^

  

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trâm
Xem chi tiết
Giang Bùi
Xem chi tiết
Giang Bùi
Xem chi tiết
Giang Bùi
Xem chi tiết
Giang Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bảo Như
Xem chi tiết
khánh
Xem chi tiết