Hướng dẫn soạn bài Tức nước vỡ bờ - trích

Nguyễn Kim

I.Tức nước vỡ bờ
1. Văn bản có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng các tuyến nhân vật như trên có ý nghĩa, nghệ thuật gì?
2. Tìm những chi tiết nói về tình cảnh chị Dậu trước khi bọn cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào?
3. Tinh thần phản kháng của chị Dậu được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả như thế có hợp lí không?

Aurora
18 tháng 9 2019 lúc 16:32

1.
Đoạn trích có hai tuyến nhân vật : Loại nhân vật thấp cổ bé họng (Gia đình chị Dậu và bà lão hàng xóm) và loại nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị ( Cai lệ và đám người nhà lí trưởng).
Ý nghĩa nghệ thuật :
- Làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
- Vừa tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị vừa nêu lên được vẻ đẹp của những người nông dân lương thiện và giàu tinh thần phản kháng.

2.Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu

- Đang trong lúc cùng đường : bán con, bán chó, bán cả gánh khoai mới đủ nộp suất sưu cho chồng nhưng bọn hào lí lại bắt nộp cả suất sưu cho người em chồng đã chêt.

- Chồng đau ốm, nếu bị đánh đập nữa thì khó mà giữ được mạng sống...

- Bọn tay sai hung hãn xông vào để đánh trói, thúc thuế.
- Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất : quan sắp về tận làng để đốc thuế , bọn tay sai xông vào tận nhà để đánh trói , đem ra đình cùm kẹp ....
- Chị Dậu phải bán con , bán chó , cả gánh khoai nhưng vẫn không đủ tiền để nộp cả xuất sưu cho em chồng đã chết từ năm ngoái .
- Anh Dậu đang ốm đau rề rề vẫn có thể bị bắt trói , đánh đập , hành hạ bất cứ lúc nào .
Chị Dậu- người đàn bà đảm đang , nghèo xác xơ này còn biết làm gì hơn ngoài sự lo lắng , hi vọng cơ may đến để làm sao bảo vệ được người chồng đang ốm nặng .

3.

* Khi chị Dậu đối mặt với bọn tay sai:

- Lúc đầu: + Van xin, giọng run run

+ Xưng hô : ông - cháu

=> Rất lễ phép.

- Cai lệ không nghe, đáp lại bằng những quả bịch vào ngực và xông đến trói anh Dậu.

- Chị Dậu đã phải cự lại.

+ Bước 1 : Cự lại bằng lí lẽ : " Chồng tôi .... "

Xưng hô: ông - tôi -> Xưng hô ngang hàng.

+ Cai lệ không trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu.

- Chị Dậu nghiến hai hàm răng:" Mày trói chồng bà đy, bà cho mày xem. "

=> Xưng hô: bà - mày: Rất đanh đá thể hiện sự căm hận, khinh bỉ đến cao độ.

- Bước 2: Từ đấu lí chuyển sang đấu lực :

+ Với cai lệ : Túm cổ cai lệ, dúi ra cửa khiến hắn ngã trổng quèo trên mặt đất.

+ Với người nhà lí trưởng: Dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thêm.

=> Do lòng căm hờn đến mức cao độ mà chị Dậu có sức mạnh như vậy.

** Cahs miêu tả hợp lý theo cách tăng đần

Bình luận (0)
Diệu Huyền
2 tháng 10 2019 lúc 11:08

Câu 3:

Sức mạnh phản kháng của chị Dậu được thế hiện qua những chặng sau :
-Lúc đầu , chị thiết tha van xin vơi hy vọng những kẻ nha dịch sẽ tha tình .Đó là tư thế của kẻ dưới
-Trước sự đểu giả và tàn bạo của bọn cai lệ , chị liều mạng cự lại
-Biết là không thể van xin chị Dậu chuyển sang đấu lý :"chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !"Cách xưng hô tôi-ông chị không còn kẻ dưới mà ngang hàng
-Đỉnh cao của tinh thần phản kháng là màn đâu lực :"Mày trói chồng bà đi rồi bà cho mày xem !".Cách xưng hô cho thấy chị Dậu đang ở tư thế khác , tư thế của kẻ bề trên .Trong cuộc đấu phần thắng đã thuộc về người đàn bà Lực Điền

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
phạm như khánh
Xem chi tiết
Nam Truong Van
Xem chi tiết
Lê Ngọc Minh
Xem chi tiết
Syndra
Xem chi tiết
Ẩn Danh
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Thư Minh
Xem chi tiết
Phạm Minh
Xem chi tiết