Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Linh Trịnh Thị PHương

II.Bài tập:

Bài 1: Cho câu tục ngữ sau: Một nắng hai sương.

a. Nêu nội dung của câu tục ngữ?

b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ trên và cho biết tác dụng của biện pháp đó.

c. Hãy viết một đoạn văn ngắn (8- 10 câu) có sử dụng câu tục ngữ trên.

Bài 2: Chỉ rõ và khôi phục thành phần câu bi rút gọn trong những câu sau đây:

a) Bước tới đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

(Bà Huyện Thanh Quan)

b) Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào là khác nữa.

(Nam Cao)

c) Lúc ông chủ nhà tôi về, tôi hỏi khéo:

- Thế nào, cụ nghe tiếng Kinh có hiểu không?

- Có chứ.

(Nguyễn Công Hoan)

Bài 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

a) Tìm những câu văn là luận điểm của đoạn văn.

b) Trong đoạn văn trên, Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

c) Em hãy viết 3-5 câu văn làm dẫn chứng cho luận điểm trên của đoạn văn.

Bài 4: Em hãy phân biệt những điểm khác biệt cơ bản giữa tục ngữ và ca dao.

Hướng dẫn làm bài:

- Lập bảng so sánh những điểm khác của tục ngữ và ca dao.

Tiêu chí so sánh

Tục ngữ

Ca dao

Hình thức

Nội dung

Bài 5: Tìm các câu rút gọn trong các câu sau và cho biết tác dụng của chúng.

a) Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

b) Ngó lên nuột lạt mái nhà

Bao nhiêu nuột lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

Bài 6: Cho đoạn văn sau:

“Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó, con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải, vật chất nuôi sống chính mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp làm vấn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại sự cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.”

(Theo Giáo trình dịch Anh-Việt, Đại học mở Hà Nội)

Em hãy nhận xét về lập luận của đoạn văn trên.

Hướng dẫn làm bài:

Học sinh nhận xét về lập luận của đoạn văn trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

- Câu văn nào nêu luận điểm. Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?

- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào? Nhận xét về cách nêu các luận cứ đó. (trình tự, cách lựa chọn dẫn chứng…)


Các câu hỏi tương tự
Linh Nguyễn của Yunki
Xem chi tiết
Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiên Nhi
Xem chi tiết
Ngô Mạnh Hùng
Xem chi tiết
Ngọc châu
Xem chi tiết
trinh gia huy
Xem chi tiết
Canh Nguyễn
Xem chi tiết
anh phạm
Xem chi tiết
Lê Việt Dũng
Xem chi tiết