Ôn tập lịch sử lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Phát

I-KINH TẾ.
Câu 1 : Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không ?
Câu 2 : Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống nông dân như thế nào ?
Câu 3 : Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Câu 4 : Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta ?
Câu 5 : Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ? Kể tên một số đô thị ?
Câu 6 : Thái độ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đối với ngoại thương như thế nào ?
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
Câu 1 : HS đọc kĩ mục 1 (từ Ở Đàng Ngoài...khai hoang).
Câu 2 : HS đọc kĩ mục 1 (từ phần chữ in nhỏ...đi nơi khác).
Câu 3 : HS đọc kĩ mục 1 (từ Ở Đàng rong...làng ấp ; từ Năm 1698...xã mới ; từ Nhờ khai hoang...rất cao).
Câu 4 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Ở thế kỉ XVII...Quảng Nam).
Câu 5 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Nghề thủ công... hành phố HCM).
Câu 6 : HS đọc kĩ mục 2 (từ Chúa rịnh...suy tàn dần).

Phúc
11 tháng 4 2020 lúc 15:13

Câu 2 : Cường hào đem cầm bán ruộng công đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân như thế nào ?

- Ruộng đất công trong làng xã bị cường hào đem cầm bán đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống nông dân:

- Sản xuất nông nghiệp: Ruộng công không còn nhiều, tư liệu sản xuất bị đem bán => sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng.

- Đời sống nông dân: Ruộng công là ruộng nhà nước cấp phát cho nông dân để cày cấy nhưng nay bị cường hào đem bán => Nông dân mất ruộng đất, phải bỏ làng đi phiêu bạt khắp nơi, đời sống vốn đã cực khổ này càng khó khăn hơn.

Câu 3 : Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ?

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

Câu 4 : Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta ?

Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:

+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);

+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),

+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),

+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...

+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...

Trịnh Long
11 tháng 4 2020 lúc 15:14

I

Câu 3:

Ở Đàng trong, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như:

+ Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

+ Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

=> Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt.

Câu 4:

Em hãy kể tên những làng thủ công có tiếng ở nước ta thời xưa và hiện nay mà em biết.
...
Ta có thể kể đến một số cái tên như:
Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang)
Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)
Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế
Lụa tơ tằm ở Hội An – Quảng Nam.
Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Tây)…

Thảo Phương
11 tháng 4 2020 lúc 17:04

Câu 1 : Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh có quan tâm đến phát triển nông nghiệp không ?

Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.

Câu 5 : Hoạt động thương nghiệp phát triển như thế nào ? Kể tên một số đô thị ?

Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Câu 6 : Thái độ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn đối với ngoại thương như thế nào ?

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.




Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Tue Ngo
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nam
Xem chi tiết
Ngô Hoàng Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Quỳnh Chi
Xem chi tiết
Lương Huyền Trang
Xem chi tiết
NguyễnLêAnhThư
Xem chi tiết
NguyễnLêAnhThư
Xem chi tiết