I. Khu vực ĐNÁ
- Mục tiêu thành lập hiệp hội các nước ĐNÁ.
- Thành tựu đạt đc của VN trên con đường xây dựng và phát triển.
- VN là 1 trong những quốc gia thể hiện đầy đủ các yếu tố của ĐNÁ.
II. Tự nhiên VN
- Nguyên nhân khiến cho khoáng sản VN có nguy cơ cạn kiệt, biện pháp khắc phục.
- Đặc điểm của biển Đông và vùng biển VN.
Bài tập: bảng 22.1 (Sgk tr. 79)
Mấy bn soạn giúp mình với nha.
Mai KT 1 tiết ùi....
II. Tự nhiên VN
* Câu hỏi 1 → Nguyên nhân làm nguồn khoáng sản cạn kiệt và giải pháp khắc phục..- Khai thác, sử dụng chưa hợp lí
- Công việc quản lí chưa thật sự hiểu quả
- Khai thác bằng cách thủ công không hiệu quả
- Nhà nước vẫn chưa đề ra những chính sách bảo vệ tài nguyên khoáng sản
→ Giải pháp :
- Áp dụng Khoa học - Kỹ thuật vào công cuộc khai thác khoáng sản
- Không khai thác bừa bãi
- Cần tìm ra các nguồn khoáng sản năng lượng mới, để thay vào các nguồn khoáng sản cụ
- Cần tuyên truyền vận động toàn dân sử dụng tiết kiệm
- Sử dụng có mục đích chính đáng ... *Câu hỏi 2:
Đặc điểm của biển Đông
- Biển Đông là một trong các biển lớn của thế giới (biển rộng với diện tích là 3,447 triệu km2), nguồn nước dồi dào.
- Biển Đông trải dài từ Xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật Biển Đông cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú.
- Biển VN
– Vùng biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển Đông.
– Diện tích :3.477.000 km2, rộng và tương đối kín.
– Biển nóng quanh năm, thiên tai dữ dội.
– Chế độ hải văn theo mùa.
– Chế độ mưa: 1100 – 1300mm/ năm. Sương mù trên biển thường xuất hiện vào cuối mùa đông, đầu mùa hạ.
– Chế độ thuỷ triều phức tạp và độc đáo ( nhật triều).
– Độ mặn trung bình: 30 – 33%o
Bài tập bảng 22.1 sgk tr. 79
Trả lời
* Nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1
Từ năm 1990 đến năm 2000, cơ cấu sản phẩm trong nước của Việt Nam có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 14,44%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 13,94%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 0,5%.
* Hãy cho biết một số thành tựu nổi bật của nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời gian qua. Quê hương em đã có những đổi mới, tiến bộ như thế nào?
- Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội nước ta được triển khai từ 1986, đến nay đã đạt những thành tựu to lớn, toàn diện.
+ Nước ta đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Nền kinh tế phát triển ổn định với gia tăng GDP hơn 7% một năm. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Từ chỗ thiếu ăn, phải phập khẩu lương thực, nước ta đã trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kì). Mỗi năm xuất khẩu từ 3 đến 4 triệu tấn gạo.
+ Nền công nghiệp phát triển nhanh, từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường. Nhiều khu công nhiệp mới, khu chế xuất, khu công nghiệp kĩ thuật cao… được xây dựng và đi vào sản xuất.
+ Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, ngày càng đa dạng phục vụ đời sống và sản xuất trên cả nước.
- Liên hệ thực tế địa phương: về đới sống nông dân, kết cấu hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, cấp nước sạch…), các ngành nghề sản xuất…
Mấy câu hỏi đó mik nghĩ liên quan lên trả lời luôn rồi đóa~
I. Khu vục ĐNÁ
*VN là 1 trong những quốc gia thể hiện đầy đủ các yếu tố của ĐNÁ.
- Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
- Dẫn chứng:
+ Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
+ Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
+ Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...
*Thành tựu đạt đc của VN trên con đường xây dựng và phát triển.
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đạt những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển. Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân thật sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
*Mục tiêu thành lập hiệp hội các nước ĐNÁ.
1) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa hình và thịnh vượng.
2) Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
3) Thúc đẩy hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cần quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và hành chính.
4) Giúp đỡ lẫn nhau thông qua đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5) Hợp tác có hiệu quả hơn, tận dụng nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả nghiên cứu các vấn đề về thương mại hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân.
6) Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.
7) Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này.
Tuy nhiên mục tiêu xuyên suốt và không đổi của ASEAN là tạo dựng, duy trì và củng cố môi trường hòa bình và ổn định ở khu vực, tạo điều kiện để các nước thành viên phát triển và hướng tới sự thịnh vượng chung.