Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Thị Xuân Bình

Hướng dẫn soạn bài " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" - Hồ Chí Minh - ( Văn lớp  7)

Thời Sênh
14 tháng 1 2019 lúc 22:28

I. Đọc – hiểu văn bản:

Câu 1:

* Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

* Câu thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”.

Câu 2: Bố cục của bài văn:

Phần 1: Từ đầu đến “cướp nước”: Nhận định chung về lòng yêu nước.

Phần 2: Tiếp đến “yêu nước”: Những biểu hiện của lòng yêu nước.

Phần 3: Còn lại; Nhiệm vụ của chúng ta.

* Lập dàn ý:

- Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta.

- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.

- Chứng minh luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” .

- Nhiệm vụ của Đảng.

Câu 3: Chứng minh nhận định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng:

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử xa xưa qua các thời đại: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫn chứng được chia ra: theo các lứa tuổi, người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài,…

- Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện để minh chứng nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Câu 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:

- Tinh thần yêu nước kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính…hòm.

Câu 5: Đọc đoạn văn “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”:

a. Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”.

b. Các dẫn chứng trong đoạn được sắp xếp theo mô hình: từ…đến và theo trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp.

c. Mối quan hệ theo các bình diện khác nhau nhưng mang ý nghĩa bao quát tất cả mọi người tuy tuổi tác khác nhau, khu vực cư trú, miền xuôi – ngược… tức là toàn thể nhân dân Việt Nam đều có lòng yêu nước nồng nàn và rất xứng đáng với những người đi trước.

Câu 6: Nghệ thuật nghị luận bài này có đặc điểm nổi bật:

- Bố cục chặt chẽ, rõ ràng

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo thứ tự thời gian.Nhưng các dẫn chứng yêu nước thời nay được sắp xếp theo các bình diện.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gần gũi, dễ hiểu gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Học thuộc lòng đoạn văn: từ đầu đến “anh hùng”.

Câu 2: Viết đoạn văn theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “từ…đến”.

Gợi ý:

Viết về lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, có sử dụng “từ…đến”.



Huỳnh lê thảo vy
15 tháng 1 2019 lúc 6:30

1. Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Trả lời:
Vấn đề nghị luận của bài văn là “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Vấn đề nghị luận trong bài dược thâu tóm ở đầu câu đó là : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”

2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Trả lời:
Bố cục của bài văn gồm 3 phần.
Dàn ý theo trình tự lập luận trong bài là:

Mở bài là từ đầu đến “ kẻ cướp nước”: đoạn văn nêu lên vấn đề, khẳng định là nhân dân ta có tinh thần yêu nước rất nồng nàn, to lớn và đó là tinh thần to lớn góp phần chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thân bài từ tiếp theo đến “ lòng nồng nàn yêu nước”: đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta qua các hình ảnh và hành động cụ thể. Kết bài là đoạn còn lại: nhân dân ta có tinh thần yêu nước nhưng nhà nước và đ-ảng phải có những chính sách và biện pháp để nhân dân ta phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn này.


3. Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Trả lời:
Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng là:

Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ Từ những kiều bào ở nước ngoài Những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm Từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận Những phụ nữ Các bà mẹ chiến sĩ Từ những nam nữ công nhân và nông dân Đồng bào điền chủ

Những dẫn chứng đó được sắp xếp một cách hợp lí và chặt chẽ theo thời gian từ quá khứ đến hiện tại, lưới tuổi từ già đến trẻ, từ không gian,…

4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Trả lời:
Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh:

Các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý

Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy:

Làm rõ nên trạng thái yêu nước Thể hiện được tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta


5. Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a) Câu mở đọạn, Câu kết đoạn
b) Dần chứng được sắp xếp như thế nào?
c) Các sự việc còn con người được liên kết như thế nào?
Trả lời:
a) Câu mở đọạn:” Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ngày trước".
Câu kết đoạn: “Những cử chí cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".
b) Các dẫn chứng được sắp xếp theo một trình từ nhất định, rõ rang: theo tuổi tác, theo địa phương, theo tầng lớp, theo giai cấp,…
c) Các sự việc còn con người được liên kết theo mô hình “từ”….”đến”

6. Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh).
Trả lời:
Nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật là:

Bố cục rõ rang Dẫn chứng toàn diện, rõ rang cụ thể, cách chọn lọc dẫn chứng theo mô hình liên kết Hình ảnh so sánh đặc sắc, làm nổi bật hình ảnh so sánh và mục đích so sánh.
Nguyễn Tuấn Việt
19 tháng 2 2016 lúc 21:58

 

I. THỂ LOẠI

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.

Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.

Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

2. Bài văn có bố cục ba phần:

– Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

– Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Để chứng minh cho nhận định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta", tác giả đã đưa ra các dẫn chứng:

– Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại.

– Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm bị chiếm và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được cất giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tàng, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

5. a) Câu mở đoạn của đoạn văn này là:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.

Câu kết đoạn của đoạn văn là:

"Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

b) Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ ... đến ..." và được sắp xếp theo các trình tự: tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp.

c) Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,...; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.

6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật:

– Bố cục chặt chẽ.

– Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian (từ xưa đến nay). Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

– Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Bằng  những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Cách đọc

Để đọc tốt văn bản này, cần chú ý:

- Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,... của tác giả về vấn đề được nêu ra.

- Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,... để tạo nên một giọng điệu lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phần câu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúp cho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tự nhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường, do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp.

3. Tìm hiểu về cách liệt kê, đồng thời học cách lập luận trong bài để xây dựng đoạn văn.

Tham khảo đoạn văn sau:

 

Phòng của bé Nam (em trai tôi) lộn xộn thật. Từ giường tủ đến quần áo. Từ giấy vở, bút sách đến đồ chơi. Lúc nào cu cậu cũng bầy biện lộn tung hết cả.

Đỗ Thùy Dương
20 tháng 2 2016 lúc 15:32

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 và mất ngày 2/9/1969. Người sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, nguồn gốc nông dân ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.

2. Tác phẩm

"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là một văn bản nghị luận của Hồ Chí Minh. Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí : "Dân ta có một lòng  nồng nànyêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta". bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận

II. Trả lời câu hỏi

1. Bài văn nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm nội dung nghị luận trong bài : "Dân ta có một lòng  nồng nànyêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" 

2. Bài văn có bố cục 3 phần

- Mở bài ( từ đầu đến " lũ bán nước và lũ cướp nước: nêu lên vấn đề nghị luận : Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước" : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại

- Kết bài (phần còn lại) : Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

3. Để chứng minh cho nhận định : "Dân ta có một lòng  nồng nànyêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta" , tác giả đã đưa ra các dẫn chứng :

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các thời đại

- Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Dẫn chứng lại chia ra các lứa tuổi; người trong vùng tạm chiến và nước ngoài; miền ngược, miền xuôi; chiến sĩ ngoài mặt trận và công chức ở hậu phương; phụ nữ và các bà mẹ chiến sĩ; công nhân, nông dân thi đua sản xuất đến điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ....Các dẫn chứng tiêu biểu, toàn diện đã chứng minh dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước.

4. Trong bài băn, tác giả đã sử dụng hình ảnh so sánh : tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh cụ thể, độc đáo. Lối so sánh như vậy làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

Hình ảnh so sánh khác là ví tinh thần yêu nước như các thứ của quý. Có khi được trưng bày, có khi được cất giấu. Khi được trưng bày, ai cũng nhìn thấy. Khi được giấu thì kín đáo. Như vậy tinh thần yêu nước khi tiềm tang, khi lộ rõ, nhưng lúc nào cũng có. Cách so sánh này làm cho người đọc hình dung được giá trị của lòng yêu nước; mặt khác nêu trách nhiệm đưa tất cả của quý ấy ra trưng bày, nghĩa là khơi gợi, phát huy tất cả sức mạnh còn đang tiềm ẩn, đang được cất giấu ấy để cho cuộc kháng chiến thắng lợi.

5. Mở đầu của đoạn văn :

" Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước"

Kết đoạn văn :

" Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước"

Các dẫn chứng trong đoạn này được đưa ra theo mô hình "từ.... đến..." và được sắp xếp theo các trình tự : tuổi tác, khu vực cư trú; tiền tuyến, hậu phương; tầng lớp, giai cấp. Những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ....; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt nam.

6. Nghệ thuật bài văn có những điểm nổi bật

- Bố cục chặt chẽ

- Dẫn chứng chọn lọc và trình bày theo trật tự thời gian. Nhấn mạnh các dẫn chứng thời nay, đưa các dẫn chứng này theo các bình diện để làm nổi bật tính chất toàn dân.

- Hình ảnh so sánh độc đáo, gợi cho người đọc thấy rõ sức mạnh to lớn và giá trị quý báu của tinh thần yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng

 

 

Dung Nguyen
18 tháng 1 2018 lúc 20:18

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Vấn đề : tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bố cục và dàn ý theo trật tự trong bài :

- Mở bài (Từ đầu … lũ bán nước và lũ cướp nước) : Nêu vấn đề nghị luận.

- Thân bài (tiếp … lòng nồng nàn yêu nước) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (còn lại) : Nhiệm vụ tất cả mọi người.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

- Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), …

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :

- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đồng bào ta ngày nay … nơi lòng nồng nàn yêu nước :

a. Câu mở đầu : Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b. Cách sắp xếp dẫn chứng : theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự : tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …

c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

- Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.

Luyện tập

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đoạn văn tham khảo :

Hè đến, những cơn mưa rào cũng vô tình đến. Dọc phố, từ những hàng cây rung rinh đón gió đến những âm thanh rộn rã đàn ve, từ bầu trời quang mây nắng chiếu đến từng hơi thở nặng trĩu nóng nực. Tất cả như đè lên không khí một mùi nắng nóng. Hè đến thật rồi.

Vu Kim Ngan
18 tháng 1 2018 lúc 20:35

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Vấn đề : tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu văn thâu tóm : "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bố cục và dàn ý theo trật tự trong bài :

- Mở bài (Từ đầu … lũ bán nước và lũ cướp nước) : Nêu vấn đề nghị luận.

- Thân bài (tiếp … lòng nồng nàn yêu nước) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (còn lại) : Nhiệm vụ tất cả mọi người.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại.

- Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp.

Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ – hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), …

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng :

- Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn …

- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.

Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn.

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đồng bào ta ngày nay … nơi lòng nồng nàn yêu nước :

a. Câu mở đầu : Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

b. Cách sắp xếp dẫn chứng : theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự : tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, …

c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam.

Câu 6 (trang 26 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Nghệ thuật nghị luận của bài có những điểm nổi bật :

- Bố cục chặt chẽ.

- Dẫn chứng chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục.

- Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo.

Luyện tập

Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

Hè đến, những cơn mưa rào cũng vô tình đến. Dọc phố, từ những hàng cây rung rinh đón gió đến những âm thanh rộn rã đàn ve, từ bầu trời quang mây nắng chiếu đến từng hơi thở nặng trĩu nóng nực. Tất cả như đè lên không khí một mùi nắng nóng. Hè đến thật rồi.

nguyễn thị ngọc khánh
1 tháng 2 2018 lúc 15:45

1. Bài văn nghị luận: về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu thâu tóm nội dung vấn đề trong bài là: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

2. Bố cục:
-Đoạn 1 : Dân ta … lũ cướp nước.
Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.

-Đoạn 2 : Lịch sử ta … yêu nước.
Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

-Đoạn 3 : Phần còn lại.
Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần yêu nước ngày càng phát huy mạnh mẽ.

Để chứng minh cho nhận định: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng sau:

3. Dẫn chứng của tác giả:
a. Trong lịch sử:

- Bà Trưng
- Bà Triệu
- Trần Hưng Đạo
- Lê Lợi
- Quang Trung

b. Trong cuộc kháng chiến hiện tại:
- Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng.
- Từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm.
- Từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi.
- Từ chiến sĩ ngoài mặt trận ... đến công chức ở hậu phương …
- Từ những phụ nữ … đến bà mẹ …
- Từ nam nữ … đến đồng bào điền chủ …
Dẫn chứng toàn diện, thủ pháp liệt kê, mô hình liên kết câu từ ... đến ... có tác dụng làm nổi rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ở mọi tầng lớp, mọi đối tượng.

4. Đặc sắc về nghệ thuật:
- Các động từ được nhân hóa, chọn lọc, thể hiện sức mạnh với những sắc thái khác nhau : kết thành, lướt qua, nhấn chìm.

- Phép liệt kê sử dụng thích hợp có tác dụng thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của lòng yêu nước trong nhân dân như lứa tuổi, tầng lớp, nơi cư trú, giai cấp... , mô hình liên kết câu từ ... đến... có mối quan hệ hợp lí.

- Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối rất đặc sắc làm người đọc hình dung rõ hai trạng thái của lòng yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và rõ ràng, dễ thấy.

5. Ý nghĩa:
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

Yu Ri Na
1 tháng 2 2018 lúc 16:17

Câu hỏi 1: Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm ở phần ở đầu câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài. Gợi ý: - Đọc bài văn ta nhận thấy vấn đề nghị luận của bài là: Lòng yêu nước của nhân dân ta. - Trong phần mở bài câu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta” được coi là câu chốt, thâu tóm nội dung của bài văn nghị luận. Câu hỏi 2: Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Gợi ý: - Bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng như sau: Mở bài: Từ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đến “...lũ cướp nước”. Thân bài: Từ “lịch sử ta” đến “...lòng nồng nàn yêu nước”. Kết bài: Phần còn lại. - Bài văn được lập dàn ý theo trình tự lập luận: Mở bài: Giới thiệu về dân ta có lòng nồng nàn yêu nước; đó là truyền thống quý báu và khẳng định mỗi khi Tố quốc bị xâm lăng thì nó lại trỗi dậy sức mạnh hơn bao giờ hết. Thân bài: Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì: + Lịch sử ta đã có rất nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại (tiêu biểu là Bà Trưng, Bà Triệu...), chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng ấy. + Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước (từ các cụ già đén các cháu nhi đồng, từ các kiều bào đến những đồng bào ở vùng bi tạm chiến, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi...), tất cả đều giống nhau bởi cùng có lòng yêu nước nồng nàn. Kết bài: Tác giả nêu lên bổn phận của mọi người là phải làm cho tinh thần yêu nước được thế hiện bằng các việc làm thiết thực (giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo) đề góp phần vào công cuộc kháng chiến. Câu hỏi 3: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào? Gợi ý: Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thông quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra các dẫn chứng theo trình tự thời gian. Tác giả chọn lọc dẫn chứng trong hiện tại phong phú, gợi lên không khí sôi nổi của cuộc kháng chiến chông Pháp và khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi người dân. Dần chứng đó thể hiện như sau: Thứ nhất là trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Thứ hai là trong kháng chiến Pháp: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức hậu phương...”. Các dẫn chứng đưa ra thật phong phú ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đều có chung lòng yêu nước. Câu hỏi 4: Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy. Gợi ý: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã thuyết phục được mọi tầng lớp của nhân dân Việt Nam. Có được điều đó là do tác giả đã dùng những lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục. Một trong những yếu tô góp phần quan trọng vào sự thành công đó chính là việc tác giả đã dùng các câu văn có hình ảnh so sánh để khẳng định sức mạnh to lớn và vẻ đẹp của tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hình ảnh so sánh rất đặc sắc được ta nhận thấy ngay ở phần mở bài: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”. Tác giả đã so sánh “tinh thần yêu nước” (một khái niệm trừu tượng) với làn sóng to lớn mạnh mẽ (một hình ảnh cụ thể). Từ đó, giúp cho người đọc hình dung rõ ràng về sức mạnh phi thường, vô tận của tinh thần yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Cùng với việc kết hợp với các động từ mạnh “nhấn”, “lướt” đã góp phần làm cho người đọc thấy được cái linh hoạt mà mềm dẻo, mạnh mẽ vô cùng của tinh thần yêu nước. Hình ảnh so sánh tiếp theo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Cũng như hình ảnh so sánh trên, tác giả so sánh tinh thần yêu nước (mang tính chất trìu tượng) với các thứ của quí (các sự vật cụ thể). Từ đó giúp người đọc hình dung rõ ràng về giá trị to lớn của tinh thần yêu nước. Cua quý khi đã cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm thì không ai nhìn thấy nhưng khi đã đem ra trưng bày thì ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy. Và tinh thần yêu nước cũng vậy, nó phải được thực hành vào những công việc cụ thể để góp phần đưa kháng chiến của chúng ta tới thắng lợi. Có thể nói đây là một hình ảnh so sánh đẹp, nhắc nhở mọi người phải biết phát huy lòng yêu nước. Câu hỏi 5: Đọc lại đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết: a- Câu mở đoạn và câu liên kết đoạn. b- Các dẫn chứng trong đoạn văn này được sắp xếp theo cách nào? c- Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “ từ... đến” có mối quan hệ với nhau như thế nào? Gợi ý: a. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay...” đến "... nơi lòng nồng nàn yêu nước” ta tìm thấy câu văn mở đoạn như sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...”. Câu văn kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. b. Các dẫn chứng trong đoạn văn trên được tác giả sắp xếp theo phương pháp liệt kê các biểu hiện của tinh thần yêu nước ở mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền... c. Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “Từ ... đến” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng được sắp xếp theo trình tự: - Theo quan hệ lứa tuổi: “Từ cụ già... đến các cháu nhi đồng...”. - Theo quan hệ không gian: “Từ kiều bào nước ngoài đến nhân dân vùng tạm bị chiếm...”. - Theo quan hệ công việc: “Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận đến những công chức ở hậu phương ...”. Cách liên kết theo mô hình trên, làm cho lập luận của đoạn văn trở nên chặt chẽ, sâu sắc do hệ thống dẫn chứng được dần ra liên tục mà không rối, vừa khái quát, vừa cụ thể. Gợi lên một khôi đoàn kết, đồng tâm nhất trí cao của cả dân tộc. Câu hỏi 6: Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài này có những đặc điểm gì nổi bật? (Bố cục, chọn lọc dẫn chứng và trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh). Gợi ý: Bài văn với bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động dễ hiểu. Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc. Đây là bài văn nghị luận mẫu mực. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Học thuộc lòng đoạn văn từ đầu đến “tiêu biểu của một dân tộc anh hùng”. Gợi ý: HS sinh học thuộc đoạn đầu của văn bản để tích lũy cho bản thân những kinh nghiệm quý báu về cách diễn đạt đặc sắc trong văn nghị luận. Bài tập 2. Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ ... đến”. Gợi ý: HS có thể tự viết theo mô hình liên kết “từ... đến”. Ngoài ra các em có thể tham khảo đoạn văn sau: “Lá lành đùm lá rách” là một trong những truyền thống đạo lí đẹp đẽ của dân tộc ta. Ngày nay, truyền thống đó lại được phát huy mạnh mẽ. Hằng năm, cứ vào dịp cuối năm là cả nước ta lại chung tay góp sức ủng hộ người nghèo. Từ các quan chức cấp cao của nhà nước đến các công nhân viên chức bình thường, từ những doanh nhân thành đạt cho đến những nông dân lao động một nắng hai sương, từ những cụ già tóc bạc cho đến những nhi đồng trẻ thơ, từ các chiến sĩ ngoài hải đảo cho đến những kiều bào ở nước ngoài... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giông nhau ở tấm lòng tương thân, tương ái, ở sự sẻ chia đối với những cảnh đời còn cơ cực nghèo khổ. Những việc làm đó, đã góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.


Các câu hỏi tương tự
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Đăng Trải Bùi
Xem chi tiết
Chuyên hỏi Đéo Trả lời
Xem chi tiết
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
hoangthicha
Xem chi tiết
Sao Băng
Xem chi tiết
Qúy Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Linh Lê
Xem chi tiết