1. Biến dị tổ hợp là loại biến dị xuất hiện do sự sắp xếp lại các đặc điểm di truyền của bố mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con cháu xuất hiện KH khác bố mẹ.
Biến dị tổ hợp thường xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính. Vì ở những loài sinh vật bậc cao (sinh sản hữu tính là sinh vật bậc cao), KG có rất nhiều gen thường tồn tại ở thể dị hợp. Do đó sự PLĐL và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về KG và KH ở đời con cháu.
2. a) So sánh điểm khác biệt cơ bản của quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái?
Phát sinh giao tử cái | Phát sinh giao tử đực |
-Noãn bào bậc I qua giảm phân I cho 1 thể cực thứ nhất có kích thước bé và noãn bào bậc II có kích thước lớn. | -Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II. |
-Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho ra thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn. | -Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân II cho 2 tinh tử. Các tinh tử phát triển thành tinh trùng. |
-Từ mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng, trong đó chỉ có trứng tham gia trực tiếp vào quá trình thụ tinh. | -Từ mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia thụ tinh. |
b) Ở một loài động vật có 8 tinh nguyên bào và 8 noãn nguyên bào tham gia giảm phân để hình thành giao tử. Các giao tử sinh ra kết hợp ngẫu nhiên với nhau tạo ra 6 hợp tử. Tính hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng?
Giải
-Số tinh trùng được tạo ra là: 8.4=32 tinh trùng
-Số trứng được tạo ra = noãn nguyên bào = 8 trứng
Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là:
HSTT=(6/32).100%=18,75%
Hiệu suất thụ tinh của trứng là:
HSTT=(6/8).100%=75%
Câu 7:
Ở người có 4 nhóm máu: A; B; O; AB
KG của nhóm A: IAIA; IAIo
KG của nhóm B: IBIB ; IBIo
KG của nhóm O: IoIo
KG của nhóm AB: IAIB
c. Bố nhóm máu A mẹ nhóm B có thể sinh con nhóm O
SĐL
P: ♂ IAIo x ♀ IBIo
G: IA IO IB Io
Con: IAIB ; IAIo ; IoIo ; IBIo
Vậy bố nhóm A ; mẹ nhóm B có thể sinh con nhóm O
3. a) -Mạch 1 và 2 là ADN (vì có các nu A,T,G,X), mạch 3 là ARN (vì có nu U).
-M1:-X-A-A-X-X-T-T-G-G
-M2:-G-T-T-G-G-A-T-X-X
-M3:-X-A-A-X-X-U-U-G-G
b) Prô có nhiều chức năng quan trọng: là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hòa các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmon), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển cung cấp năng lượng,... liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
4. a)b) (Trường của mình không có dạy cái này nên mình không biết.)
c) So sánh:
Thường biến | Đột biến |
-Là những biến đổi KH của cùng 1 KG, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. | -Là những biến đổi cơ sở vật chất của tính di truyền (ADN,NST), dẫn đến sự biến đổi KH tương ứng. |
-Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. | -Xuất hiện riêng lẻ, không theo hướng xác định. |
-Có ý nghĩa thích nghi cao, có lợi cho sinh vật. | -Thường có hại cho sinh vật. |
-Không di truyền. | -Di truyền. |
5. Có thể gây ra những bệnh như: Đao (Thêm 1 chiếc ở NST thứ 21), siêu nữ (Thêm 1 chiếc ở NST giới tính ở nữ XXX), klinefelter (Thêm 1 chiếc ở NST giới tính ở nam XXY).
Đây là dạng đột biến số lượng NST (thể 3 nhiễm). Cơ chế:
-Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, có 1 cặp NST nào đó không phân li. Kết quả tạo thành 2 loại giao tử: 1 loại mang cả 2 NST (n+1), 1 loại không mang NST nào (n-1).
-Trong thụ tinh:
+Nếu giao tử (n+1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n+1) (thể 3 nhiễm).
+Nếu giao tử (n-1) thụ tinh với giao tử bình thường (n) sẽ tạo thành hợp tử (2n-1) (thể 1 nhiễm).
6) Theo đề bài, ta có cây thân cao, quả đỏ ở F2 là 450 cây => 450/800 =9/16
=> Thân cao, quả đỏ là tính trạng trội so với thân thấp, quả vàng
-Qui ước gen:
A-Thân cao, a-Thân thấp, B-Qủa đỏ, b-Qủa vàng
-Xác định KG của P:
a)Theo đề bài, ta có P là thân cao, quả vàng lai với thân thấp, quả đỏ =>P:AAbb x aaBB
-Sơ đồ lai: (Bạn tự viết nhé!)
b) Ta xét từng cặp tính trạng:
+Về tính trạng hình dáng thân:
Thân cao/Thân thấp=75/25=3:1 => Đây là kết quả của phép lai phân tính =>P:Aa x Aa
+Về tính trạng màu quả: F1: 100% quả vàng => bb x bb
Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên, ta có: P: Aabb x Aabb (Thân cao, quả vàng x thân cao, quả vàng)
8) a. T=A=20% => X=G=30%
H=2A+3G=3900 => Số liên kết hidro chiếm 130% tổng số nu gen =>N=3000 nu
T=A=600 nu, X=G=900 nu
Số nu từng loại trên từng mạch mình chỉ tính được nhiêu đây thôi (khó quá):
T2=A1=10%=(N/2).10%=150 nu
X1=G2=50%=(N/2).50%=750 nu
b) (Câu này mình tính không được)
c) 2^5=32 =>Có 5 lần nhân đôi