HỒI THỨ 14, HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
Bài 1:
1. Nêu vài nét về hoàn cảnh đất nước khi tác phẩm ra đời.
2. Nêu nội dung hồi thứ 14, nhận xét nghệ thuật trần thuật.
3. Tóm tắt văn bản bằng khoảng 6-8 câu văn.
4. Cho biết vua Quang Trung có mấy lời? Mỗi lời dduocj nói ở đâu, khi nào, với ai? Qua mỗi lời đó ta hiểu gì về nhà vua?
5. Bằng vài câu văn hãy giới thiệu về Quang Trung.
6. Lời dụ của vua Quang Trung được nói trong hoàn cảnh nào? Ghi lại cụ thể từng nội dung, mục đích của lời dụ.
7. Kể tên 1 văn bản của 1 vị tướng khác cũng nhằm động viên, khích lệ tinh thần đấu tranh của binh lính? Qua những văn bản này, emhieeru gì về những người đứng đầu phong trào kháng chiến chống giặc ngoại xâm thời phong kiến?
Bài 2:
1. Viết đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu làm rõ trí tuệ sáng suốt, nhạy bén của vua Quang Trung. Trong đoạn có sử dụng 1 câu ghép, 1 câu có thành phần biện lập phụ chú (gạch chân và chú thích rõ)
2. Viết đoạn văn qui nạp khoảng 12 câu, làm rõ vẻ đẹp lẫm liệt của vua Quang Trung. Trong đoạn có sử dụng 1 câu cảm than, một thành phần biệt lập tình thái.
Bài 3:
1. Vì sao nói “Hòi thứ 14, Hoàng Lê nhất thống chí” là hồi hào sảng nhất trong tác phẩm?
2. Qua sự ghi chép về thắng lợi của vua Quang Trung và sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh, ta thấy cảm xúc, tình cảm nào của tác giả.
Bài 4:
Trong văn bản, vua Quang Trung đã kêu gọi binh lính ‘đồng tâm hiệp lực’ nhằm tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc chống ngoại xâm. Từ đây, hãy ghi lại những suy nghĩ của em về sức mạnh tinh thần đoàn kết bằng khoảng nửa trang giấy thi.
Bài 1 :
1)
Hoàn cảnh sáng tác
- Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Tác phẩm không chỉ dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào 30 năm cuối thế kỉ 18 và mấy năm đầu thế kỉ 19. Cuốn tiểu thuyết bao gồm 17 hồi
2)
Giá trị nội dung
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống
Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm nổi bật là một tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán với cách kể chuyện nhanh gọn, chọn lọc sự kiện, khắc họa nhân vật chủ yếu qua hành động, lời nói, kể chuyện xen miêu tả sinh động và cụ thể, gây ấn tượng mạnh
3)Nguyễn Huệ nhận được tin báo quân Thanh kéo vào nước ta, vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Ông cùng nghĩa quân Tây Sơn vào Nghệ An, mở cuộc tuyển quân, chiêu dụ được thêm 1 vạn quân lính, kéo quân ra Bắc đánh bại kẻ thù. Nhờ vào sự chỉ huy tài giỏi, sự tính toán khôn khéo của nhà vua, nghĩa quân đã đánh thắng được quân địch, chiếm đồn Hà Hồi vào nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu. Sau đó, nghĩa quân tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi, đánh chiếm thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, vội vàng bỏ trốn, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về phía Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua tôi nhà Lê cũng nhận kết cục bi thảm, phải cướp cả thuyền của dân để bỏ chạy.
5) Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung