I. GTVĐ
Sách Trung Dung đã dạy khi học thì phải: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người”. Vì thế mà câu ngạn ngữ có câu rằng: “Học mà không suy nghĩ thì luôn luôn u tối. Suy nghĩ mà không học thì luôn luôn nghi ngờ”. Quả thật, việc học rất cần có sự suy nghĩ cho thấu đáo, nếu học mà không suy nghĩ thì không hiểu được điều mình học, nhưng có suy nghĩ rồi thì lại phải học hơn nữa như thế mới tránh khỏi nghi ngờ về điều mình học.
II. GQVĐ.
1. Giải thích.
- “Học mà không suy nghĩ thì luôn luôn u tối”: có nghĩa là, khi học chúng ta phải suy nghĩ về điều mình học, phải tìm hiểu cho kỹ, cho cẩn thận thì mới tránh được sự uu tối trong nhận thức. Nếu ta học mà không suy nghĩ thì sẽ luôn luôn u tối trong nhận thức, trong hiểu biết. Đó là một yêu cầu cần thiết của việc học!
- “Suy nghĩ mà không học thì luôn luôn nghi ngờ”: có nghĩa là, khi có sự suy nghĩ về việc học mà không học thì lại dẫn đến sự nghi ngờ, nghi vấn về mọi sự vật hiện tượng. Đây là một yêu càu quan trọng trong quá trình nhận thức của con người.
Vậy khi ta học về một vấn đề nào đó thì phải suy nghĩ cho kỹ, cho cẩn thận về điều mà ta học được, từ suy nghĩ ấy ta lại phải tiếp tục học để cho việc học trở nên thấu đáo, sâu sắc, toàn vẹn, đầy đủ,... nhưng nếu từ suy nghĩ ấy mà ta không tiếp tục học thì sẽ dẫn đến sự nghi ngờ trong nhận thức về mọi sự vật hiện tượng. Điều ấy cũng có nghĩa là khi chúng ta học thì phải học đến nới đến chốn, cho trọn vẹn, đầy đủ,... không được bỏ dở giữa đường, nếu không sẽ dẫn đến những nghi ngờ không tốt về mọi vấn đề ta học.
2. Phân tích, chứng minh, bình luận.
a. Phân tích.
- Trong quá trình học bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội thì cũng có những yêu cầu nhất định của nó. Có hai yêu cầu được đặt ra cho người học qua câu ngạn ngữ trên là: khi học phải suy nghĩ để tránh u tối; khi đã có suy nghĩ rồi thì phải học tiếp, học nữa nếu không sẽ dẫn đén sự nghi ngờ, nghi vấn, hoài nghi về việc học, sự học.
+ D/c: Trong học tập các bộ môn ở nhà trường: nếu ta học môn văn, sử, địa, toán, lí, hoá, triết học,... mà không có sự suy nghĩ về những vấn đề đó thì sẽ không hiểu được bài học, không áp dụng trong khi học và trong cuộc sống được.
+ Nhưng khi ta đã học, đã có suy nghĩ về việc học mà ta chỉ dừng lại ở suy nghĩ đó mà không học tiếp thì việc học hành bị gián đoạn, sẽ dẫn tới nghi ngờ không biết điều ta học có đúng hay sai, sự bắt đầu và kết thúc đến đâu, quá trình nhận thức sẽ không hoàn thành.
b. Chứng minh.
Trong học tập của bản thân và những người xung quanh ta.
c. Bình luận.
+ Trong thực tế có nhiều người học mà không suy nghĩ cho nên đã dẫn tới không hiểu bài, không làm được bài tập, kết quả học tập không tốt. Và cũng có nhiều người học chỉ suy nghĩ mà không thực hành việc học cho nên không có tiến bộ trong học tập. Vì vậy chúng ta phải học tập và suy nghĩ về việc học thì sẽ tránh khỏi sự u mê, tăm tối trong nhận thức. Khi ta đã suy nghĩ thì phải tiếp tục học để tránh nghi ngờ về sự học.
+ Cần kết hợp giữa việc học – suy nghĩ – học để hoàn thiện quá trình học. Rồi sau đó đem những kiến thức đã học ra để thực hành trong cuộc sống. Đúng như một câu nói khác là: “Học không phải để biết mà để thực hành” hay “Học đi đôi với hành”. Và phải xác định việc học tập là việc của cả cuộc đời, đúng như lời phát biểu nổi tiếng của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”.
+ Cũng là để thực hiện bài học trở thành người, học cách làm người: “Học cho rộng. Hỏi cho thật kỹ. Suy nghĩ cho thật cẩn thận. Phân biệt cho rõ ràng. Làm việc cho hết sức. Như thế mới thành người” (sách Trung Dung).
3. Mở rộng.
III. KTVĐ
- Khẳng định ý nghĩa giáo dục, tầm quan trọng, vai trò và tác động của câu ngạn ngữ.
- Bài học của bản thân.