CHƯƠNG III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Nữ Trà My

Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít H2(đktc) và dung dịch chứa m g muối.Tính m

Minh Huyền
25 tháng 5 2017 lúc 16:44

\(Fe+H_2SO_4->FeSO_4+H_2\)

\(Mg+H_2SO_4->MgSO_4+H_2\)

\(Zn+H_2SO_4->ZnSO_4+H_2\)

nH2= 1,344/22,4=0,06mol => mH2= 0,06.2=0,12gam

Từ 3 phương trình phản ứng trên ta thấy nH2SO4=nH2=0,06mol

=>mH2SO4=0,06.98=5,88gam

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :

mX+mH2SO4=mMuối+mH2

=> mMuối= 3,22+5,88-0,12=8,98 gam

Vậy m=8,98 gam

Trần Băng Băng
25 tháng 5 2017 lúc 16:45

Giải:

- Gọi CTHH chung của 3 kim loại : X (hóa trị II)

=> PTHH: X + H2SO4 ----> XSO4 + H2

Theo bài ra ta có: n\(H_2\)= \(\dfrac{1,344}{22,4}\)= 0,06 (mol)

=> m\(H_2\)= \(0,06.2=0,12\left(gam\right)\)

Theo PTHH : n\(H_2SO_4\)= n\(H_2\)= 0,06 (mol)

=> m\(H_2SO_4\)= \(0,06.\left(2+32+4.16\right)=5,88\left(gam\right)\)

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

\(m_X+m_{H_2SO_4}=m_{XSO_4}+m_{H_2}\)

=> \(m_{XSO_4}=m_X+m_{H_2SO_4}-m_{H_2}=3,22+5,88-0,12=8,98\left(gam\right)\)

Nguyễn Trần Thành Đạt
25 tháng 5 2017 lúc 19:21

Ta có: \(n_{H_2}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)\\ =>m_{H_2}=0,06.2=0,12\left(g\right)\)

PTHH: \(\left(1\right)Fe+H_2SO_4->FeSO_4+H_2\\ \left(2\right)Mg+H_2SO_4+H_2\\ \left(3\right)Zn+H_2SO_4->ZnSO_4+H_2\\ =>n_{H_2SO4}=n_{H_2}=0,06\left(mol\right)\\ =>m_{H_2SO_4}=0,06.98=5,88\left(g\right)\\ Theo-ĐLBTKL-ta-có:\\ m_X+m_{H_2SO_4}=m_{muối}+m_{H_2}\\ =>m_{muối}=\left(m_X+m_{H_2SO_4}\right)-m_{H_2}=\left(3,22+5,88\right)-0,12=8,98\left(g\right)\)

Lê Thị Hằng
29 tháng 12 2017 lúc 20:18

Có ai biết làm cách dùng định luật bảo toàn nguyên tố không?


Các câu hỏi tương tự
nguyễn triệu hiếu
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Sinphuya Kimito
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
nguyễn thị huyền
Xem chi tiết
Trần Băng Băng
Xem chi tiết
Việt Máu Mặt
Xem chi tiết
duy Nguyễn
Xem chi tiết
duy Nguyễn
Xem chi tiết