Chương I. Các loại hợp chất vô cơ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lam Thao Nguyen

Hòa tan 29,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 trong dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối trong đó có 38,1 gam FeCl2. Tính khối lượng FeCl3 tạo thành. Hãy giải bài này tối đa là 4 cách.

Khánh Hạ
21 tháng 7 2017 lúc 11:31

Cách 1:

Quy đổi hỗn hợp thành FeO và Fe2O3

Số mol FeCl2 = 0,3 mol

FeO \(\rightarrow\) FeCl2

Fe2O3 \(\rightarrow\) 2FeCl3

x 2x

Ta có: 0,3 . 72 + 160x = 29,6

giải ra x = 0,05 mol

\(m_FeCl_3\) = 2 . 0,05 . 162,5 = 16,25 (gam)

Khánh Hạ
21 tháng 7 2017 lúc 11:43

Cách 2:

Quy đổi hỗn hợp thành FeO và Fe3O4

FeO \(\rightarrow\) FeCl2

x_______x

Fe3O4 \(\rightarrow\) 2FeCl3 + FeCl2

y_________2y______y

Ta có:

x + y = 0,3 (1)

72x + 232y = 29,6 (2)

giải ra x = 0,25 ; y = 0,05

\(m_FeCl_3\) = 2 . 0,05 . 162,5 = 16,25 (gam)

Khánh Hạ
21 tháng 7 2017 lúc 11:51

Cách 3:

Quy đổi hỗn hợp thành Fe3O4 và Fe2O3

Fe2O3 \(\rightarrow\) 2FeCl3

x_________2x

Fe3O4 \(\rightarrow\) 2FeCl3 + FeCl2

0,3________0,6_____0,3

Ta có:

160x + 0,3 . 232 = 29,6

giải ra x = -0,25 (chấp nhận được)

\(n_FeCl_3\)= 2(-0,25) + 0,6 = 0,1 mol

\( m_FeCl_3\) = 0,1 . 162,5 = 16,25 gam.

Khánh Hạ
21 tháng 7 2017 lúc 11:56

Cách 4:

Quy đổi hỗn hợp thành Fe và Fe2O3

Fe2O3 \(\rightarrow\) 2FeCl3

x_________2x

Fe + 2FeCl3 \(\rightarrow\) 3FeCl2

0,1____0,2______0,3

Ta có:

160x + 0,1 x 56 = 29,6

\(\Rightarrow\) x = 0,15

\(n_FeCl_3\) = (2 . 0,15) - 0,2 = 0,1 mol

\(m_FeCl_3\) = 0,1 . 162,5 = 16,25 gam.

Khánh Hạ
21 tháng 7 2017 lúc 12:08

Cách 5:

Quy đổi hỗn hợp Fe3O4 và Fe

Fe3O4 \(\rightarrow\) 2FeCl3 và FeCl2

x__________2x_______x

Fe + 2FeCl3 \(\rightarrow\) 3FeCl2

y_____2y_______3y

Ta có:

232x + 56y = 29,6 (1)

x + 3y = 0,3 (2)

=> x = 0,1125 ; y = 0,0625

\(n_FeCl_3\) = 2x - 2y = 0,1 mol

\(m_FeCl_3\) = 0,1 . 162,5 = 16,25 gam.

P/s: cách này bạn có thể tham khảo thêm, ngoài ra còn nhiều cách khác nữa nhưng đề bài yêu cầu tối đa là 4 cách nên thôi nhé.

* Về phần nhận xét riêng của mình:

- Khi hòa tan hỗn hợp Fe và các oxit sắt vào dung dịch HCl, H2SO4 loãng thì điều đáng quan tâm nhất là sự tồn tại của Fe, FeCl3 và H2.

- Nếu sau phản ứng giải phóng H2 (hoặc dư Fe) thì sẽ không thu được FeCl3. Ngược lại, nếu sau pư thu được FeCl3 thì Fe tan hết và không giải phóng H2. Đây là mốc chốt để xác định điểm dừng của các phản ứng hóa học.


Các câu hỏi tương tự
Hà Khánh Linh
Xem chi tiết
Ngọc ngọc
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
tuilaconcho
Xem chi tiết
Huỳnh Mai
Xem chi tiết
NGUYỄN HỮU DŨNG
Xem chi tiết
ABC123
Xem chi tiết
Phan Đại Hoàng
Xem chi tiết
Linh Trần đình khánh
Xem chi tiết