Hóa 8 BỒI DƯỠNG HS GIỎI
Gíup em với
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 9,75 Zn và 4,2g Fe bằng một lượng vừa đủ axit clohidric
a/ Tính thể tích khí hidro thu được ở đktc
b/ Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí hidro trên?
Bài 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hidro người ta cho kim loại nhu sắt, nhôm, kẽm tác dụng với axit clohidric. Nếu dùng cùng khối lượng với các kim loại trên thì trường hợp nào sẽ điều chế được khí hidro nhiều hơn? Giải thích?
Bài 3: Cho 60,5 g hỗn hơp gồm hai kim loại Zn và Fe tác dụng với dung dịch axit clohidric. Thành phần phần trăm của sắt trong hồn hợp là 46,289%.
a/ Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
b/ Thể tích khí H2 sinh ra (đktc)
c/ Khối lượng các muối tạo thành sau phản ứng
Bài 4: Trong PTN, người ta dùng cacbon axit để khử 0,2 mol Fe3O4 và dùng khí hidro để khử 0,1 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a/ Tính Vco, Vh2 cần dùng ở đktc
b/ Tính khối lượng sắt thu được trong mỗi phản ứng
Bài 5: Cho 8,4g sắt tác dụng với một lượng dd axit sunfuric vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua đồng (II) oxit đun nóng
a/ Tính thể tích khí sinh ra ở đktc?
b/ Tính khối lượng kim loại đồng thu được
Bài 6: Cho 22,4g Fe tác dụng với dd loãng có chứa 10,95g axit clohidric
a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? Dư bao nhiêu g?
b/ Tính thể tích khí thu được ở đktc
c/ Tính thể tích khí Oxi (đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí hidro thu được ở trên?
Bài 7: Nếu thu được 6g hỗn hợp 2 kim loại từ phản ứng hidro khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thì thể tích khí hidro cần dùng là bao nhiêu, biết có 2,8g sắt sinh ra
Bài 8: Hòa tan 8g lưu huỳnh tri oxit vào nước
a/ Tính khối lượng axit thu được
b/ Cho 4,8g Magie tác dụng với lượng axit thu được ở trên thì thu được dung dịch A và Khí B
c/ Tính thể tích khí B thu được (đktc)
d/ Nếu nhúng giấy quỳ tím và dd A thì giấy quỳ tím đổi màu như thế nào? Giải thích
Bài 9: Người ta dùng H2(dư) để khử m g Fe2O3 và đã thu được n g Fe. Cho lượng Fe này tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 2,8l H2 (đktc). Tính m,n
Bài 10: Cho 4,6g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với H2O thì thu được 2,24l khí ở đktc. Xét tên của kim loại trên
Bài 1:
nZn=9,75/65=0,15(mol)
nFe=4,2/56=0,075(mol)
pt: Zn+2HCl--->ZnCl2+H2
0,15________________0,15
Fe+2HCl--->FeCl2+H2
0,075____________0,075
\(\Sigma nH2=\)0,15+0,075=0,225(mol)
=>VH2=0,225.22,4=5,04(l)
b) 2H2+O2--t*-->2H2O
0,225___0,1125
=>VO2=0,1125.22,4=2,52(l)
Bài 2: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí hidro người ta cho kim loại nhu sắt, nhôm, kẽm tác dụng với axit clohidric. Nếu dùng cùng khối lượng với các kim loại trên thì trường hợp nào sẽ điều chế được khí hidro nhiều hơn? Giải thích
pt:
Fe+2HCl--->FeCl2+H2(1)
a/56_____________a/56
2Al+6HCl--->2AlCl3+3H2(2)
a/27________________a/18
Zn+2HCl--->ZnCl2+H2
a/65______________a/65(3)
===>Al
Bài 3:
mFe=60,5.46,289%=28(g)
=>mZn=60,5-28=32,5(g)
nFe=28/56=0,5(mol)
nZn=32,5/65=0,5(mol)
Zn+2HCl--->ZnCl2+H2
0,5_________0,5____0,5
Fe+2HCl--->FeCl2+H2
0,5_________0,5___0,5
\(\Sigma nH2=\)0,5+0,5=1(mol)
=>VH2=1.22,4=22,4(l)
mZnCl2=0,5.136=68(g)
mFeCl2=0,5.127=63,5(g)
Bài 4:
4CO+Fe3O4--->3Fe+4CO2(1)
0,8____0,2____0,6
3H2+Fe2O3--->2Fe+3H2O(2)
0,3____0,1____0,2
VCO=0,8.22,4=17,92(l)
VH2=0,3.22,4=6,72(l)
mFe(1)=0,6.56=33,6(g)
mFe(2)=0,2.56=11,2(g)
Bài 5: Cho 8,4g sắt tác dụng với một lượng dd axit sunfuric vừa đủ. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra qua đồng (II) oxit đun nóng
a/ Tính thể tích khí sinh ra ở đktc?
b/ Tính khối lượng kim loại đồng thu được
nFe=8,4/56=0,15(mol)
Fe+H2SO4---->FeSO4+H2
0,15________________0,15
VH2=0,15.22,4=3,36(l)
H2+CuO--->Cu+H2O
0,15_______0,15
mCu=0,15.64=9,6(g)
Bài 6: Cho 22,4g Fe tác dụng với dd loãng có chứa 10,95g axit clohidric
a/ Chất nào còn dư sau phản ứng? Dư bao nhiêu g?
b/ Tính thể tích khí thu được ở đktc
c/ Tính thể tích khí Oxi (đktc) dùng để đốt cháy hoàn toàn lượng khí hidro thu được ở trên?
Giải
nFe = \(\dfrac{22,4}{56}=0,4\) mol
nHCl = \(\dfrac{10,95}{36,5}=0,3\) mol
Pt: Fe + .......2HCl --> FeCl2 + H2
0,15 mol<-0,3 mol---------> 0,15 mol
Xét tỉ lệ mol giữa Fe và HCl:
\(\dfrac{0,4}{1}>\dfrac{0,3}{2}\)
Vậy Fe dư
mFe dư = (0,4 - 0,15) . 56 = 14 (g)
VH2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (lít)
Pt: 2H2 + ..........O2 --to--> 2H2O
0,15 mol-> 0,075 mol
VO2 = 0,075 . 22,4 = 1,68 (lít)
Bài 7: Nếu thu được 6g hỗn hợp 2 kim loại từ phản ứng hidro khử đồng (II) oxit và sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao thì thể tích khí hidro cần dùng là bao nhiêu, biết có 2,8g sắt sinh ra
................................................Giải
nFe = \(\dfrac{2,8}{56}=0,05\) mol
mCu = mhh - mFe = 6 - 2,8 = 3,2 (g)
=> nCu = \(\dfrac{3,2}{64}=0,05\) mol
Pt: CuO + ....H2 --to--> Cu + H2O
0,05 mol-> 0,05 mol
......Fe2O3 + 3H2 --to--> 2Fe + 3H2O
0,05 mol--> 0,15 mol
VH2 cần dùng = (0,05 + 0,15) . 22,4 = 4,48 (lít)
Bài 8: Hòa tan 8g lưu huỳnh tri oxit vào nước
a/ Tính khối lượng axit thu được
b/ Cho 4,8g Magie tác dụng với lượng axit thu được ở trên thì thu được dung dịch A và Khí B
c/ Tính thể tích khí B thu được (đktc)
d/ Nếu nhúng giấy quỳ tím và dd A thì giấy quỳ tím đổi màu như thế nào? Giải thích
nSO3 = \(\dfrac{8}{80}=0,1\) mol
nMg = \(\dfrac{4,8}{24}=0,2\) mol
Pt: SO3 + H2O --> H2SO4
0,1 mol------------> 0,1 mol
mH2SO4 thu được = 0,1 . 98 = 9,8 (g)
Pt: Mg + H2SO4 --> MgSO4 + H2
...............0,1 mol-------------> 0,1 mol
Xét tỉ lệ mol giữa Mg và H2SO4:
\(\dfrac{0,2}{1}>\dfrac{0,1}{1}\)
Vậy Mg dư
VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít)
Hướng dẫn bài 9:
viết pt, tính số mol H2, suy ra số mol Fe, từ mol Fe suy ra số mol Fe2O3, rồi tính khối lượng
Bài 10: Cho 4,6g một kim loại hóa trị I tác dụng hết với H2O thì thu được 2,24l khí ở đktc. Xét tên của kim loại trên
Gọi A là kim loại cần tìm
nH2 = \(\dfrac{2,24}{22,4}=0,1\) mol
Pt: 2A + 2H2O --> 2AOH + H2
0,2 mol<-----------------------0,1 mol
Ta có: \(4,6=0,2M_A\)
\(\Rightarrow M_A=\dfrac{4,6}{0,2}=23\)
Vậy A là Natri (Na)