Đức tính giản dị, thanh bạch của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện trước hết trong lối ăn, mặc, ở của Người.Đã là người Việt Nam, hẳn không ai là không biết hay nghe kể về cuộc sống giản dị của Bác. Mấy chục năm xa cách quê hương, trở về, Người vẫn yêu thích những món ăn mang đậm quê nhà như cá kho, cà muối…Kể cả khi hòa bình, về Hà Nội, Người ăn uống vẫn rất thanh đạm. Sau khi xong bữa, Người luôn tự tay thu dọn bát đũa gọn gàng để người phục vụ chỉ việc mang đi.Quần áo Người mặc thường ngày cũng chỉ là bộ bà ba màu nâu với đôi dép cao su, khi tiếp khách hay đến những sự kiện quan trọng cũng chỉ bộ kaki với đôi giày vải.Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Người cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội…
(Theo Thu Hạnh/TTXVN)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,5điểm)
Câu 2: Đoạn trích trên gợi nhớ đến tác phẩm nào em đã được học trong chương trình (Ngữ văn 7 tập 2- NXB GD). (0,5 điểm)
Câu 3: Nêu nội dung đoạn trích trên? (1,0 điểm)
Câu 4: Xác định trạng ngữ trong câu in đậm trên và cho biết công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,0 điểm)
Câu 5: Từ nội dung văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân. (1,0 điểm)
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa”.
Tìm dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ lối sống rất bình dị của Bác Hồ trong đoạn trích trên?
Bài 1: Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi :
“Hồ Chủ tịch là người Việt Nam, Việt Nam hơn người Việt Nam nào hết. Ngót ba mươi năm, bôn tẩu bốn phương trời, Người vẫn giữ thuần tuý phong độ, ngôn ngữ, tính tình của một người Việt Nam. Ngôn ngữ của Người phong phú, ý vị như ngôn ngữ người dân quê Việt Nam; Người khéo dùng tục ngữ, hay nói ví, thường có lối châm biếm kín đáo và thú vị. Làm thơ, Người thích lối ca dao, vì ca dao là Việt Nam cũng như núi Trường Sơn, hồ Hoàn Kiếm hay Đồng Tháp Mười vậy. Mấy mươi năm xa cách quê hương, Người không quên mùi vị những thức ăn đặc biệt Việt Nam như cà muối, dưa chua, tương ớt, và ngày thường bây giờ, Người vẫn ưa thích những thứ ấy. Ngay sau khi về nước, gặp Tết, Người không quên mừng tuổi đồng bào hàng xóm và quà bánh cho trẻ em, tuy chỉ có mấy đồng xu, nhưng cũng bọc giấy hồng đơn cẩn thận, tiêm tất. Bình sinh như thế, đứng địa vị Chủ tịch Chính phủ kháng chiến kêu gọi quốc dân, Người dùng những lời nói thống thiết đi sâu vào tâm hồn Việt Nam:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
(Trích sgk Ngữ văn 7,tập 2 trang 56)
Câu 1(1 điểm ). Nêu luận điểm và luận cứ có trong đoạn trích trên ?
Câu 2(1điểm). Luận điểm và luận cứ có vai trò như thế nào trong việc triển khai ý của đoạn trích trên ?
Bài 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cả có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa....”
(Theo Ngữ Văn 9, tập 1NXB Giáo dục)
Câu 1(1 điểm): Xác định luận điểm, luận cứ của đoạn trích trên?
Câu 2 (1 điểm): Nêu vai trò của luận điểm, luận cứ trong việc triển khai ý của đoạn trích trên?
Nửa thế kỉ trước đây,trong đêm dài nô lệ,cái tên rất đẹp:Nguyễn Ái Quốc vang dội trong lòng nhiều người Việt Nam ta như một niềm tin và lời kêu gọi đấu tranh.Từ đó đến nay,Hồ chủ tịch cùng dân tộc ta đã chia sẻ biết bao ngọt bùi cay đắng suốt quá trình chiến đấu cách mạng lâu dài,gian khổ,oanh liệt.Tình cảm của Hồ chủ tịch đối với dân tộc và tình cảm của dân tộc ta đối với Hồ chủ tịch là điển hình mẫu mực của mối quan hệ giữa lãnh tụ và quần chúng.Thể hiện tinh thần cao cả của chủ nghĩa Mác-Lê Nin,đồng thời mang sắc thái tình cảm đậm đà dân tộc Việt Nam ta.
a,xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
b,nêu nội dung đoạn trích
Lập dàn ý trình bày suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước của con người Việt Nam
Mình cần gấp
Hán Việt trong câu nào sau đây không phù hợp :
Sứ mệnh của văn chương là phải đem ánh sáng vào tim con người
Giang sơn Việt Nam thật tươi đẹp
Yếu điểm của anh ta là nhút nhát
Nguyễn Du là một thi sĩ nổi tiếng của nước ta
"Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp"
Xác định trạng ngữ trong câu trên và trạng ngữ vừa tìm được bổ sung ý nghĩa gì cho câu? giúp mình với :(
Ca dao có câu :
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
em hãy sáng tác một bài văn với chủ đề thiếu nhi việt nam làm theo 5 điều Bác Hồ dạy