Tham khảo
Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” đã cho ta thấy tinh thần kiên cường, chống chọi với lũ lụt của dân tộc ta. Ngoài ra còn có tính đoàn kết, cùng một lòng đánh bại lũ lụt của nhân dân.
Tham khảo
Hình ảnh Sơn Tinh “không hề nao núng, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi” đã cho ta thấy tinh thần kiên cường, chống chọi với lũ lụt của dân tộc ta. Ngoài ra còn có tính đoàn kết, cùng một lòng đánh bại lũ lụt của nhân dân.
Hình ảnh "sơn tinh bốc từng quả đồi dời từng dãy núi"cho em liên tưởng đến hình ảnh nào(viết 1 đoạn văn)
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng, mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân. Nêu nội dung của đoạn trích trên?. Tìm từ 1 từ láy, 1 từ ghép trong đoạn trích trên và đặt câu có dùng từ láy, từ ghép đó.
Mng giúp em ạ! Em cần gấp
Trong bài văn Sơn Tinh, Thủy Tinh từ đoạn
Sơn Tinh không hề nao núng đến thần nước đành rút quân
viết doạn văn trình bày ý nghĩa của văn bản em vừa tìm đc
rúp mình với ,mình đang cần gấp
trong truyền thuyết" sơn tinh, thủy tinh " có hình ảnh " nước dông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". viết đoạn văn nêu cảm nhận về ý nghĩa của chi tiết đó
Sự thật lịch sử trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thể hiện rõ nhất qua những chi tiết, hình ảnh nào?
Nói ngắn gọn thôi nha các bạn!
Trong câu “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”, biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng để nói lên phép thần thông của Sơn Tinh? ( Sơn Tinh, Thủy Tinh )
Soạn bài: SƠN TINH, THUỶ TINH (Truyền thuyết)
I. VỀ THỂ LOẠI
(Xem trong bài Con Rồng cháu Tiên).
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể chia thành ba đoạn. Đoạn một (từ đầu đến "mỗi thứ một đôi"): Vua Hùng thứ mười tám ra điều kiện kén rể. Đoạn hai (tiếp theo đến "thần Nước đành rút quân"): Cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, kết quả Sơn Tinh thắng. Đoạn ba (phần còn lại): Cuộc trả thù hằng năm với Sơn Tinh và những thất bại của Thủy Tinh. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. 2. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo. - Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. – Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. 3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Nam xưa.III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt: Hùng Vương thứ mười tám kén rể cho Mị Nương. Một hôm, cả Sơn Tinh (thần Núi) và Thủy Tinh (thần Nước) cùng đến cầu hôn. Trước hai chàng trai tài giỏi khác thường, vua bèn ra điều kiện: hôm sau, ai đem sính lễ đến trước sẽ cho cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân. Từ đấy, cứ hằng năm, Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão lụt để trả thù Sơn Tinh. 2. Lời kể: - Đoạn 1 và đoạn 3: Giọng kể chậm; - Đoạn 2: Giọng sôi nổi, mạnh mẽ miêu tả cuộc giao tranh cầu hôn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. 3. Từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có thể thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn đúng đắn. Nó là một giải pháp phòng chống lũ lụt hữu hiệu rút ra từ kinh nghiệm ngàn đời của dân tộc chúng ta. Vì thế, mỗi chúng ta rất nên hưởng ứng và tán thành chủ trương đúng đắn này. 4*. Hãy viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng? Gợi ý: Có thể kể các truyện sau: Hùng Vương chọn đất đóng đô, Thành Phong Châu, Con voi bất nghĩa, Vua Hùng dạy dân cấy lúa, Vua Hùng trồng kê tra lúa, Vua Hùng đi săn, Chử Đồng Tử, Người anh hùng làng Dóng,…Giúp mình với mọi người ơi!
Dựa vào bài Sơn Tinh Thủy Tinh hay cho biết:
Câu 1: Trong câu " Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời mà sức thủy tinh đã kiệt". Từ đánh thuộc từ loại nào?
Câu 2: Từ nao núng có nghĩa là gì?
Câu 3: Từ nào sau đấy là từ Hán Việt?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của bài văn là gì?
e) Theo em, nhân dân lao động (tác giả dân gian) đã thể hiện thái độ ủng hộ đối với nhân vật Sơn Tinh hay Thủy Tinh ? Tại sao ?
g) Dưới đây là một số ý kiến nói về ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Em không đồng ý với ý kiến nào ? Tại sao ?
Bạn A: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích những hiện tượng ghen tuôn sống thường xảy ra trong cuộc sống.
Bạn B: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm giải thích nạn lũ lụt thường xảy ra hằng năm.
Bạn C: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhằm thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự lũ lụt, thiên tai.