Hướng dẫn soạn bài Tôi đi học - Thanh Tịnh

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
An Võ (leo)

hình ảnh nhân vật tôi trong văn bản "tôi đi học" gợi cho em suy nghĩ gì về ngày khai trường đầu tiên của mình

luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:30
Sau kì nghỉ hè với bao nhiêu kỉ niệm, em háo hức bước vào lễ khai giảng. Sáng hôm đó em dậy rất sớm, mặc đồng phục chỉnh tề. Em rất vui vì được gặp lại thầy, cô giáo, các bạn và mái trường bạn nào cũng hớn hở, thi nhau kể những kỉ niệm trong hè. Đúng 8 giờ lễ khai giảng bắt đầu. Đầu tiên cả trường đứng trang nghiêm hát Quốc ca, Đội ca. Sau đó cô Hiệu phó lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi các em học sinh nhân ngày khai giảng. Giọng cô ấm áp khắc sâu vào tân trí em những căn dặn của Chủ tịch nước. Tiếp đó, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn và đánh hồi trống đầu tiên “Tùng! Tùng! Tùng!...” báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ gây ấn tượng nhất với em là những tràng pháo giấy, những chùm bóng bay trên không trung và toàn trường hát vang bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. Buổi lễ khai giảng đã kết thúc và trôi qua nhưng cảm xúc đó vẫn in đậm trong trái tim em
nguyen thi vang
21 tháng 6 2018 lúc 15:06

Cái ngày đáng nhớ ấy tôi làm sao quên được. Tôi có thể trở thành con người có ích cho xã hội hay không, tôi có thể là một công dân có đạo đức tốt hay không, có thể hiểu biết được kiến thức, xã hội hay không đó là nhờ bàn tay vun đắp của những người "trồng cây". Và ngày đầu tiên tôi đến trường cũng đầy ắp những suy nghĩ ấy, mà quả thật tôi không muốn suy nghĩ đến mà chỉ hồi hộp lo sợ nép dưới bóng người mẹ thân thương của tôi. Tôi luôn hỏi mẹ :"Sao con phải đến nơi này, có phải đây là nơi sẽ giam cầm con mãi mãi và không thể bên mẹ không?" Đúng là nực cười nhỉ, cho đến bây giờ nhớ đến tôi cảm thấy mình ngây thơ và dại dột quá. Nhưng cái cảm giác của ngày đầu tiên tôi biết đến nơi tôi được học, được viết, được vui chơi ấy, sao đến bây giờ không thể nào có được cảm xúc như vậy. Dù đã trải qua nhiều buổi khai trường, nhiều lần lên lớp, tiếp xúc với cô giáo mới nhưng thật sự ngày đầu tiên tôi đi học là một kỉ niệm khó quên nhất.

luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:23

Bài làm Vậy là một năm học mới lại bắt đầu. Hình ảnh của mùa khai trường đầu tiên vẫn còn đọng lại cho em một cách sâu sắc với những tình cảm non nớt cũng những hình ảnh về buổi khai trường đầu tiên của cuộc đời mình. Để rồi ngày hôm nay, dù đã lớn nhưng em vẫn luôn thầm biết ơn thây cô đã cho em được cảm nhận ngày khai trường đẹp nhất và ý nghĩa nhất trong cuộc đời của người học sinh. Buổi khai trường đầu tiên. Khi ấy, em vẫn chỉ là một cô bé sáu tuổi. trong trí nhớ non nớt, hình ảnh của nhà trường là một nơi cao lớn với những người thầy, người cô nghiêm khắc sẽ đi cùng mình t rong suốt những quãng đường của thời học sinh. Sáng sớm, mẹ đã cho em mặc bộ quần áo đồng phục thật đẹp và còn mới đã được các cô phát cho từ mấy ngày trước. đó là một chiếc áo trắng đi liền với váy màu tím than. Mái tóc ngang vai được mẹ tết thành hai bím tóc nho nhỏ, đung đưa ở hai bên tai. Mẹ bảo ngày đầu tiên đi học cũng là ngày quan trọng nhất đối với một người học sinh. Do đó, em cũng cần phải cố gắng thật ngoan ngoãn và biết nghe lời của thầy cô. Đúng tám giờ sáng, chuông báo của nhà trường vang lên. Phụ huynh không được vào trong trường nữa, mọi người chỉ được đứng ở ngoài cánh cổng để nhìn thôi. Em cảm thấy tò mò về tất cả mọi thứ. Dù đã được đi ngắm trường trước đo nhưng đây vẫn là lần dầu tiên em đi một mình và không có bố mẹ đi cùng. Tò mò và xen lẫn chút sợ hãi là cảm xúc của em lúc bấy giờ. Cô giáo phụ trách sau khi hỏi tên của các bạn đã phân ra theo từng lớp. Cô giáo chủ nhiệm của em là cô Hoa. Trong trí nhớ của em thì hình ảnh của cô hiện lên một cách dịu dàng với tà áo dài trắng thướt tha cùng những bông hoa cúc nhỏ hiện trên tà áo. Mái tóc của cô buông dài với nụ cười như tỏa ra ánh nắng mùa thu. Cô dịu dàng nói chuyện chúng em làm cho tất cả như không còn sợ hãi nữa. Tiếng trống trường đã điểm, từng hàng học sinh nối nhau đi vào phía cổng trường theo từng khối lớp. Trên tay của mỗi người là những đóa hoa tươi lắm, trên môi của chúng em lại nở những nụ cười tươi tắn nhất. Nhìn mọi thứ thật lạ lẫm nhưng em biết rằng, chỉ một thời gian nữa thôi, nơi đây sẽ là nơi mà em sẽ gắn bó trong suốt những năm tới với những kiến thức mới mà các thầy cô truyền đạt. Chín giờ sáng, thầy hiệu trưởng lên đọc diễn văn và những phát biểu về những điều kiện của nhà trường và những lời động viên an ủi của thấy dành cho các em học sinh trong từng khối học. Mỗi khối học lại có những lời nhắc nhở khác nhau và những ưu nhược điểm và những gì cần phát huy khác nhau. Tiếp theo đo là những tiết mục văn nghệ của các anh chị đã tập luyện và biểu diễn. Đó là những bài hát về thầy cô và mái trường cùng những bài ca về tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đó được các thầy cô khen ngợi rất nhiều. Em cùng các bạn bắt đầu làm quan với nhau và cùng nhau tìm cách ghi nhớ những hình ảnh đẹp nhất, gần gũi nhất của ngồi trường tiểu học thân thương. Đọng lại trong em là hình ảnh của những bức tường vàng, thỉnh thoảng hiện lên những khoảng có rêu phong cổ kính. Những dãy hành lang san sát nhau, những phòng học có cánh cửa màu xanh đứng cạnh nhau. Bên ngoài là chiếc trống trường, là nơi mà bác bảo vệ sẽ đánh trống báo hiệu những giờ ra chơi hay và lớp.

luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:24

"Tôi đi học" của Thanh Tịnh là một truyện ngắn xuất sắc đã thể hiện một cách xúc động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi”, chú bé được mẹ đưa đến trường vào học lớp Năm trong ngày tựu trường.

Đó là “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh", chú bé mặc “chiếc áo vải dù đen dài”, chú cảm thấy “trang trọng và đứng đắn”. Lòng chú "tưng bừng rộn rã” được mẹ hiền “âu yếm nắm tay' dẫn đi trên con dường làng thân thuộc “dài và hẹp". Chú vô cùng xúc động, cảm thấy bỡ ngỡ, cảm thấy lạ, tưởng như con đường làng và mọi cảnh vật xung quanh "đều thay đổi”. Chú đã nghĩ về sự bỡ ngỡ ấy: “vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học".

Chú bâng khuâng tự hào thấy mình đã lớn khôn, không còn lêu lổng đi thả diều, đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn, thằng Quý nữa. Chú “thèm” cảnh mấy cậu học trò bằng tuổi mình “áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem". Chỉ cầm hai quyển vở mới, dù "tay ghì thật chật” mà chú vẫn cảm thấy ‘"nặng", rồi một quyển vở “xệch ra và chếch đầu cúi xuống đất". Nhìn thấy mấy cậu ôm sách vở nhiều lại còn kèm cả bút thước nữa, chú ngây thơ nghĩ: “chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước". Ý nghĩ, tâm lí ấy đã thoáng qua trong trí của nhân vật "'tôi" một cách nhẹ nhàng “như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi".

Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ. Chú ngạc nhiên trước cảnh đông vui “đầy đặc cả người” trước sân trường; ai cũng áo quần “sạch sẽ” gương mặt “vui tươi sáng sủa”. Chú đã từng đi bẫy chim quyên với thằng Minh, và ghé lại trường một lần, đi quanh các lớp, cảm thấy trường “. Xa lạ, “cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng”. Buổi tựu trường hôm nay, chú cảm thấy trường Mỹ Lý của mình “vừa xinh xắn oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp". Đứng giữa sân trường rộng, chú bé “đâm ra lo sợ vẩn vơ”. Đó là tâm trạng bồi hồi, bỡ ngỡ rất thực, rất điển hình đối với tuổi thơ trong buổi tựu trường đầu tiên của đời mình.

Chú bé cũng như những học trò mới khác “bỡ ngỡ đứng nép bên ngựời thân", chỉ dám “nhìn một nửa", chỉ dám “đi từng bước nhẹ”. Tất cả đều '‘"như con chim con đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ"...

Chú cảm thấy lòng mình vô cùng hồi hộp “thúc vang dội" bởi một hồi trống trường; cảm thấy mình "chơ vơ", “vụng về lúng túng". Chân “không đi" như bị một sức mạnh “kéo dìu" về phía trước; lúc “co”, lúc “duỗi”, cứ “dềnh dàng mũi". Chú cũng như các cậu học trò mới vì quá hồi hộp mà "run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp".

Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé xúc động, hồi hộp đến độ quả tim như “ngừng đập", “giật mình lúng túng", chú "quên cả mẹ" đứng sau mình. Nghe ông đốc dặn dò, “không em nào dám trả lời”, trước cái nhìn của mọi người, các học trò mới cũng như nhân vật "tôi" càng thêm “lúng túng". Nhiều học trò mới "ôm mặt khóc”, chú bé cũng “dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo". Mặc dù lúc ấy "một bàn tay dịu dàng”, “một bàn tay quen nhẹ” của mẹ hiền “vuốt mái tóc” cho, nhưng chú vẫn cảm thấy cô đơn, lẻ loi hơn bao giờ hết khi xếp hàng đi vào lớp: "Trong thời thơ ấu, tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này”.

Cảm xúc hồi hộp, bâng khuâng dâng lên man mác trong lòng khi chú vào ngồi trong lớp, cảm thấy “một mùi hương lạ xông lên”. Chú “thấy lạ và hay hay" những hình treo trên tường. Chú nhìn bàn ghế rồi lạm nhận đó là “vật riêng của mình” nhìn người bạn tí hon ngồi cạnh không cảm thấy xa lạ mà “quyến luyến tự nhiên"... Có lúc chú“đưa mắt thèm thuồng" một cánh chim... Chú vòng tay lên bàn lẩm nhẩm đánh vần bài viết tập "Tôi đi học". Tiếng phấn của thầy giáo đã đưa chú trở về “cảnh thật”...

Thanh Tịnh đã diễn tả những ki niệm, những diễn biến tâm trạng hổi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi” trong buổi tựu trường theo trình tự thời gian - không gian: lúc đầu là buổi sớm mai mẹ dẫn đi trên con đường làng, sau đó là lúc đứng giữa sân trường, một hồi trống vang lên, nghe ông đốc đọc tên và dặn dò, cuối cùng là khi thầy giáo trẻ đưa vào lớp.

Kỉ niệm ấy rất sâu sắc và rất đẹp, vì thế sau này "hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”.

An Võ (leo)
20 tháng 6 2018 lúc 21:27

bn ơi có bài nào ngắn hơn ko viết văn ngăn mà

chép trên máy tính cũng khỗ lắmbucminh

luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:29

Em còn nhớ mãi ngày khai giảng năm học lớp hai. Tuy đã qua một năm học ở trường nhưng em vẫn thấy buổi khai giảng đó như ngày đầu tiên đi học.

Sân trường được trang hoàng rất đẹp. Sau các tháng hè nắng cháy, cây cối như đực khoác lại màu áo xanh truyền thống. Sauk hi thầy Phó Hiệu trưởng tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu, thầy Hiệu trưởng đọc diễn văn chính thức khai giảng năm học mới. Một cô giáo thay mặt cho toàn thể giáo viên nhà trường phát biểu cảm nghĩ trong ngày khai giảng. Học sinh cũng được nói lên tâm trạng của chính mình. Và đại diện cho toàn thể học sinh của trường chính là em. Giây phút bước lên phía trước để nói lên suy nghĩ của mình đối với em không thể nào quên. Em đã thay mặt tất cả các bạn trong trường nêu quyết tâm học giỏi và rèn luyện tốt trong năm học đó. Kết qủa cuối năm học của toàn trường đẫ chứng minh cho lời hứa của chúng em. Sau buổi khai giảng, buổi học đầu tiên đưa không khí sân trường trở lại với nhịp bình thường của nó.

Mỗi năm có một ngày khai giảng, nhưng đối với em đó là ngày khai giảng không bao giờ quên

luong nguyen
20 tháng 6 2018 lúc 21:30
Sau kì nghỉ hè với bao nhiêu kỉ niệm, em háo hức bước vào lễ khai giảng. Sáng hôm đó em dậy rất sớm, mặc đồng phục chỉnh tề. Em rất vui vì được gặp lại thầy, cô giáo, các bạn và mái trường bạn nào cũng hớn hở, thi nhau kể những kỉ niệm trong hè. Đúng 8 giờ lễ khai giảng bắt đầu. Đầu tiên cả trường đứng trang nghiêm hát Quốc ca, Đội ca. Sau đó cô Hiệu phó lên đọc thư của Chủ tịch nước gửi các em học sinh nhân ngày khai giảng. Giọng cô ấm áp khắc sâu vào tân trí em những căn dặn của Chủ tịch nước. Tiếp đó, cô Hiệu trưởng đọc diễn văn và đánh hồi trống đầu tiên “Tùng! Tùng! Tùng!...” báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Hình ảnh cuối cùng của buổi lễ gây ấn tượng nhất với em là những tràng pháo giấy, những chùm bóng bay trên không trung và toàn trường hát vang bài hát “Trái đất này là của chúng mình”. Buổi lễ khai giảng đã kết thúc và trôi qua nhưng cảm xúc đó vẫn in đậm trong trái tim em
Úc Manh Manh
23 tháng 11 2020 lúc 15:15

kể lại ngày đầu tiên đi học bằng lời của em

Buổi khai giảng lần đầu tiên mà em ấn tượng nhất là vào năm tôi lên lớp 1. Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng đầy sương thu và gió thổi se sẽ, những chiếc lá vàng rụng xuống bay khắp nơi khiến cảnh tượng thật là đẹp. Thế là em đã sắp là học sinh lớp một rồi đấy, các bạn học sinh háo hức, mong chờ và vô cùng hồi hộp trong những giây phút mới lạ chào đón năm học mới. Cha và mẹ đưa em đến trường rồi cái cảm xúc lạ lùng lại bất giác hiện ra khiến em cảm thấy có chút gì đó lo lắng. Có thể vì quá bỡ ngỡ trước bạn bè mới và môi trường học tập. Mẹ đã trấn an em và bảo "hãy vào đi con, thế giới rộng lớn đang vươn tay đón chờ con đấy". Em cũng vâng lời và bước vào, bây giờ nghĩ lại em cảm thấy lần khai giảng ấy không chỉ có niềm vui, sự hân hoan chào đón của các thầy cô, anh chị lớp trên dành cho chúng em mà nó còn mang ý nghĩa rất lớn. Một buổi khai giảng tuy không dài nhưng lại vô cùng hồn nhiên và sâu sắc. Nó mang lại cho các bạn một sự ấm áp, hồn nhiên của những đứa trẻ đầu tiên bước vào môi trường mới.

↔bài viết sẵn↔

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
kim nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
phạm như khánh
Xem chi tiết
Uyên
Xem chi tiết
Mai Anh
Xem chi tiết
Barbie
Xem chi tiết
Lê Huyền nhi
Xem chi tiết