Sinh học 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Oishi

Hiện tượng đa bóp cổ

nguyen thi vang
21 tháng 7 2017 lúc 13:03

Đa bóp cổ (Ficus sumatrana) - Cuộc tình của kẻ bạc tình

Cập nhật ngày 4/6/2014 lúc 9:28:00 AM. Số lượt đọc: 1074.

Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi để xua đi bầu không khi oi bức của muà khô - khô hạn trên khắp các cánh rừng miền đông Nam bộ. Làn hơi nước mát lạnh của cơn mưa đã làm chợt tỉnh những loài thực vật ngủ khô trong khu rừng, hàng ngàn loài thực vật khô khát đang thoả cơn khát, chúng chợt bừng tỉnh, những mầm non bất đầu nhú lên, những bông hoa đầu mùa cũng lung linh khoe sắc.

Đâu đó trong khu rừng loài Đa bóp cổ cũng cũng lặng lẽ thực hiện chức năng mà tạo hoá đã ban tặng cho chúng - đâm hoa kết trái và hình thành nên một thế hệ mới trong cuộc đời ngao du của những hạt giống mới, để tồn tại và phát triển, để giết chết kẻ mà đã cưu mang mình và để cho chúng ta những hiểu biết sâu về đời sống của thực vật cũng như những điều bí ẩn mà cây Đa bóp cổ Ficus sumatrana bạn chưa một lần biết đến trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.

Đa bóp cổ Ficus sumatrana ảnh: Phùng mỹ Trung

Đa bóp cổ là loài thực vật phụ sinh khi những ngày đầu hình thành và phát triển. Loài thực vật có hoa này sau khi thụ phấn hoa của chúng sẽ kết thành những đám quả màu vàng được gọi là quả phức. (quả hình thành do một khối nguyên vẹn của nhiều hoa độc lập tụ họp lại mà thành. Nói cách khác đa là quả do cả một cụm hoa tạo nên).

Quả đa rất ngọt và thơm ngon rất hấp dẫn các loài thú, linh trưởng ăn hoa quả, chim và một số loài Dơi ăn trái chín. Sau khi đã chen no nê một bụng đầy quả đa chín mọng một số loài động vật có thói quen thải các chất thải trên thân cây khi chúng di chuyển hay những nơi ở cố định của chúng trong tự nhiên. Sau khi được thải ra, phân có hạt của trái đa dính trên các nhánh của cây chúng sẽ nảy mầm và phát triển.Do trải qua hàng triệu năm loài đa bóp cổ đã hoàn thiện được những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống phụ sinh đấu tời. Nhũ hạt của chúng có thể dính được là vì xung quanh hạt được bao bọc một lớp chất nhày như keo đó là nguồn thức ăn tạm thời của cây non khi mới hình thành nảy mầm và phát triển thành cây. Rồi theo năm tháng rễ sinh khí của nó sẽ dài ra và hút các chất mục bên ngoài của vỏ cây, bộ rễ khi đã phát triển đủ dài ôm ấp lấy thân cây chủ như một đôi tình nhân vì cây chủ đã giúp nó sống qua những ngày đầu đời. Nhưng cây chú không thể ngờ rắng đó là thứ tình yêu của kẻ giết mình. Khi bộ rễ thả dọc theo cây đủ tới chúng sẽ bám được vào đất và lúc này chúng phát triển và vươn lên rất nhanh nhằm chiếm tầng tán cao hơn của cây chủ.

Cuộc tình của hai loài cứ ôm ấp nhau theo ngày tháng với một tình yêu bền chặt đến không ngờ khi bộ rễ đã bám được vào thân cây và chúng đan xen vào nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rể bám chồng lên nhau. Những chiếc rễ cây ngày một lớn để phát triển thành thân gỗ. Những chiếc rễ cắm xuống đất có nhiệm vụ hút nước và mang các chất khoáng lên nuôi cây. Trên tầng cao chúng vươn lên tạo ra một tầng tán xoè rộng để chiếm lấy những vị trí nhiếu ánh sáng nhất giúp những chiếc là quang hợp và che mất bóng của cây chủ khốn khổ đã cưu mang nó trong suốt những tháng ngày gian khó đầu đời. Thế rồi cây Đa có thể sống độc lập và ngày càng phát triển bên ngoài thân cây chủ, chúng cột chặt lấy cây chúng và cây chủ tội nghiệp khi vỏ của chúng không thể mang các dưỡng chất nuôi phần trên thân và các đám là không còn khả năng quang hợp. Rồi một ngày nào đó trong cái chết đau đớn và từ từ nó từ giã cuộc đời để cho kẻ cưu mang mình nhởn nhơ sống trọn.

Đa bóp cổ Ficus sumatrana là loài có thân gỗ cao 15 – 20m, vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng. phụ sinh lúc nhỏ. Cành non không lông màu nâu nhạt, với những đốt mắt lá ngắn, nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cách, dày, dài 7 - 16cm, rộng 4 - 7cm, hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, thuôn dần về gốc. Cuống lá mảnh dài 2cm, có lông. Sung hình cầu, đường kính 1,5 - 2cm. Hoa đực không cuống, 4 cánh đài hình trái xoan. Gỗ xấu không được dùng và cây con có thể trồng làm cảnh trên các thế đá trong vườn và hòn non bộ.

Câu chuyện về loài đa bóp cổ là một trong những bí ẩn của thiên nhiên mà ta cần khám phá và chiêm nghiệm. Cuộc sống hoang dã là vậy và luôn là vậy một cuộc đấu đấu tranh sinh tồn không khoan nhượng giữa các loài với nhau để tồn tại, để phát triển. Đôi khi ở góc độ cuộc sống, vô tình cây đa bóp cổ lại được ví như một kẻ man rợ khi cây nó qay lại 'bóp cổ', giết đi cây 'chủ' đã nuôi dưỡng nó, cưu mang nó, từ lúc chào đời, tạo cho nó có nơi để dung thân, nuôi dưỡng để cho nó trưởng thành bằng một phần da thịt của mình. Hơn thế nữa, cái tính man rợ của loài cây này có một chủ đích, một chiến lược, một kế hoạch rất chi li, kín kẽ mà cây chủ không ngờ. Nhưng đó là qui luật của tự nhiên vì có những loài chết đi để những loài khác sống và tồn tại để tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp đẽ nhất của rừng mưa nhiệt đới cho con người chúng ta chiêm ngưỡng và bảo vệ.

Lê Mĩ Hoài An
21 tháng 7 2017 lúc 13:05

man RỢ

Phan Phương
21 tháng 7 2017 lúc 21:11

Một cây đa bóp cổ nhỏ đang dần phát triển trên thân cây chủ trong rừng Thác Mai (Đồng Nai). Đây là hiện tượng có thật trong giới thực vật, và người ta dùng từ “bóp cổ” để chỉ mối quan hệ lấn lướt nhau giữa hai cây sống gần gũi ở trong rừng, mà thủ phạm là một số loài đa, trong đó có đa bóp cổ Ficus sumatrana, khá phổ biến trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam. Đa bóp cổ là loài thực vật phụ sinh trong những ngày đầu mới mọc. Loài thực vật có hoa này sau khi thụ phấn sẽ kết thành những đám quả màu vàng được gọi là quả phức. Quả hình thành do một khối nguyên vẹn của nhiều hoa độc lập tụ lại. Quả đa rất ngọt và thơm ngon nên hấp dẫn các loài thú, linh trưởng, chim và một số loài dơi. Sau khi chén no nê những quả đa chín mọng, chúng thải phân lên những nhánh, hốc trên thân cây khi di chuyển hay những nơi ở cố định của chúng trong tự nhiên. Trong chất thải có hạt của trái đa. Từ đây, nhờ chất mùn và độ ẩm trên thân cây, hạt đa nảy mầm thành cây. Trải qua hàng triệu năm, loài đa bóp cổ đã hoàn thiện được những yếu tố cần thiết để có một cuộc sống phụ sinh. Nhũ hạt của chúng có thể dính được vì xung quanh hạt bao bọc một lớp chất nhầy như keo. Đây chính là nguồn thức ăn tạm thời của cây non khi mới nảy mầm. Theo năm tháng, rễ sinh khí của loài này dài ra và hút các chất mục bên ngoài vỏ cây. Bộ rễ khi đã phát triển đủ dài, ôm ấp lấy thân cây chủ như… một đôi tình nhân. Nhưng cây chủ không thể ngờ rằng đó là tình yêu của một sát thủ. Khi bộ rễ thả dọc theo cây đủ tới đất, chúng sẽ bám vào đất và vươn lên rất nhanh nhằm chiếm tầng tán cao hơn của cây chủ. Tận dụng lợi thế bám vào thân cây chủ, chúng đan xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ. Những chiếc rễ này ngày một lớn để phát triển thành thân gỗ. Những chiếc cắm được xuống đất có nhiệm vụ hút nước và mang khoáng chất lên nuôi cây. Trên tầng cao, chúng tạo ra một tầng tán xòe rộng để chiếm lấy những vị trí nhiều ánh sáng nhất để quang hợp và che mất bóng cây chủ. Thế rồi, khi có thể sống độc lập, loài đa bóp cổ cột chặt lấy cây chủ tội nghiệp đến khi vỏ cây chủ không thể mang các dưỡng chất nuôi phần trên thân, các đám lá không còn ánh nắng để quang hợp... sẽ dần từ giã cuộc đời. Chính từ đặc tính này, các nhà khoa học đã gọi đó là hiện tượng “thắt nghẹn” hay “bóp cổ”, một hiện tượng khá phổ biến trong rừng nhiệt đới. Câu chuyện về loài đa bóp cổ là một trong những điều thú vị của thiên nhiên mà ta được khám phá và chiêm nghiệm. Cuộc sống hoang dã là vậy, luôn hiện hữu những cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa các loài để tồn tại, để phát triển. Quy luật của tự nhiên là có những loài phải chết đi để những loài khác tồn tại và điều đó tạo nên bức tranh sinh động của rừng nhiệt đới. Chân dung đa bóp cổ Cây gỗ cao 15 – 20m, vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng, phụ sinh lúc nhỏ. Cành non không lông màu nâu nhạt, với những đốt mắt lá ngắn, nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cách, dày, dài 7 – 16cm, rộng 4 – 7cm, hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, thuôn dần về gốc. Cuống lá mảnh dài 2cm, có lông. Sung hình cầu, đường kính 1,5 – 2cm. Hoa đực không cuống, bốn cánh đài hình trái xoan. Gỗ xấu không dùng được và cây con có thể trồng làm cảnh trên các thế đá trong vườn và hòn non bộ. Cây gỗ cao 15 – 20m, vỏ màu xám, xù xì, thịt vỏ màu trắng, phụ sinh lúc nhỏ. Cành non không lông màu nâu nhạt, với những đốt mắt lá ngắn, nhựa mủ trắng. Lá đơn, mọc cách, dày, dài 7 – 16cm, rộng 4 – 7cm, hình trái xoan hoặc trứng, đầu có mũi nhọn ngắn, thuôn dần về gốc. Cuống lá mảnh dài 2cm, có lông. Sung hình cầu, đường kính 1,5 – 2cm. Hoa đực không cuống, bốn cánh đài hình trái xoan. Gỗ xấu không dùng được và cây con có thể trồng làm cảnh trên các thế đá trong vườn và hòn non bộ.

Dương Hạ Chi
22 tháng 7 2017 lúc 13:04

Hiện tượng lí thú ở các loài thuộc chi Đa. Chim ăn quả, đánh rơi hạt đa vào 1 chỗ phân cành của cây gỗ nào đó. Hạt đa nảy mầm. Do có sức sống mãng liệt nên rế của nó phát triển rất nhanh. Trong sự "vô tâm" của cây chủ, rễ đa tạo thành một mạng quấn chặt thân cây kia. Rồi rễ đa dài ra, cắm sâu xuống đất, hút chất dinh dưỡng của cây chủ. Nó bóp nghẹt cây chủ để tranh thứ ăn và ánh sáng cho đến khi cây chủ chết và nhường lại không gian cho nó. Thế là cây đa có thân rỗng(do cây chủ bị bức tử tạo thành) vươn lên tầng vượt tán, đón ánh mặt trời rồi tiếp tục tỏa rễ phụ. Hiện tượng “Đa bóp cổ” này rất phổ biến ở những cánh rừng nhiệt đới.

~~Chúc bạn học tốt!!~~

Nguyễn Thị Hồng Nhung
24 tháng 7 2017 lúc 16:09

Đúng là khi hạt đa được chim thả trên cành các cây khác thì đa vẫn phát triển theo phương thức nêu trên. Nhưng cũng có nhiều trường hợp đa và cây chủ chung sống với nhau hàng trăm năm, thậm chí 500 năm, 700 năm mà cây chủ vẫn sống mặc dù đa đã trở thành cổ thụ. Cặp “đa+thị” ở sân điện Lam Kinh Thành Hóa đã chung sống trên 300 năm thì thị mới chết. Nhưng “cụ” thị trong vòng ôm của “cụ” đa ở Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử Quảng Ninh thì đã trên 700 năm rồi mà 2 “cụ” vẫn xanh tươi.

Cây đa “bóp cổ” trong sân Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử; sau hơn 700 chung sống,
“cụ Thị” trong vòng ôm của “cụ Đa” vẫn sống khỏe, vẫn ra trái.

Còn nữa: nếu coi đa là giống cây nguy hiểm bạo tàn, sống nhờ cây chủ rồi “bóp” cây chủ đến chết thì tại sao người Việt lại kính trọng đa đến thế. Đa là loài cây được VACNE vinh danh là cây di sản Việt Nam nhiều lần nhất, do cộng đồng tiến cử nhiều nhất, nếu tính theo số lần được vinh danh cho đến ngày 01/9/2012

Tại Việt Nam, cây đa có mặt tại nhiều đình, đền, miếu và nhiều làng quê, cạnh cổng làng, cạnh giếng nước. Đình đền miếu là nơi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu và thờ cúng tổ tiên, một tín ngưỡng bản địa lâu đời nhất ở Việt Nam. Hầu như làng quê truyền thống nào ở Bắc Bộ cũng đều có cây đa cổ thụ. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Cây đa còn là biểu tượng thần quyền và tâm linh của con người. Người Việt có lệ khi bình vôi không dùng được nữa, thay vì vất bỏ thì đem treo ở cây đa. Cây đa còn gắn liền với hình ảnh của làng quê Việt Nam như "cây đa, giếng nước, sân đình" hay "cây đa, bến nước, con đò”, qua điệu dân ca lý cây đa, trong sự tích “Chú Cuội ngồi gốc cây đa” và qua câu tục ngữ “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”.

Ngoài sức sống mãnh liệt và bóng mát, cây đa dường như không có giá trị gì về chất lượng gỗ, về quả. Có lẽ vì vậy mà cây đa là tài sản được ở yên với dân làng nhiều đời, không bị kẻ quyền thế cưa chặt hoặc bứng đi. Bở vì “ít giá trị nên cây đa trở thành rất có giá trị” đối với những người dân quê hiền lành. Đó cũng là triết lý Trung đạo của Lão Tử góp phần hình thành nên Đạo Giáo vốn rất gần với tín ngưỡng thờ Mẫu và Tổ tiên của người Việt. Đạo giáo – hay Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo bản địa chính thống của xứ này.

Rõ ràng người Việt không để tâm đến hành động “bóp cổ” của cây đa, chỉ coi đó là một phương thức sinh tồn khi hạt rơi vào điều kiện khó khăn mà nếu là hạt các cây khác thì đã không thể sống được. Dân gian không mấy ai gọi đó là “bóp cổ”, chỉ có nhà khoa học gọi mà thôi. Và nếu cây chủ có chết thì cũng còn nhiều lý do khác, ví dụ cây chủ vốn là cây không thọ lâu, bị sâu bệnh, kém thích nghi,… chẳng hạn.

Cây đa 13 gốc, ở tại xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền.

Cây đa là biểu tượng của nông thôn Việt, của người Việt, vì nhũng giá trị không dễ đánh giá hết của nó.

thiên thương nguyễn ngọc
29 tháng 7 2017 lúc 20:15

Cây không có tay nhưng vẫn có thể bóp được cổ, không phải cổ người, mà là bóp thân cây khác. Đây là hiện tượng có thật xảy ra trong giới Thực vật. người ta dùng từ “bóp cổ” để chỉ mối quan hệ lấn lướt nhau giữa 2 cây sống gần gũi ở trong rừng, mà thủ phạm là một số loài đa. Chim chóc khi ăn quả của những cây này vô tình nhả hạt vào hốc những cây to khác trong rừng. Nhờ chất mùn và độ ẩm ở hốc, hạt nảy mầm và mọc thành cây, lớn dần lên, đâm những rễ phụ hướng xuống phía dưới. Các rễ phụ này phát triển mạnh và dài mãi ra, khi chạm đất chúng cắm chắc vào đó, tạo thành một tấm lưới dầy đặc và chắc khoẻ, bao bọc xung quanh thân cây chủ. Chúng cứ xiết chặt, xiết chặt dần khiến cuối cùng cây chủ bị chết vì các mạch dẫn bên trong bị tắc nghẽn, không thể dẫn truyền được nước và muối khoáng lên cho bộ lá để quang hợp. Hiện tượng này chẳng khác nào một người bị kẻ cướp đột nhập vào nhà bóp cổ cho đến nghen thở và chết để cướp lấy chỗ ở ! Các nhà khoa học gọi đó là hiện tượng “thắt nghẹn” hay “ bóp cổ”, một hiện tượng khá phổ biến ở trong rừng nhiệt đới, ví dụ như rừng Cúc Phương ở nước ta; và loài cây gây hiện tượng này thường là các loài thuộc học Moraceae (Họ Đa), được gọi là cây “đa bóp cổ”.
Cây này không hiếm gặp. Ở Buôn Ma Thuột, bạn có thể thấy hiện tượng cây như thế này ở ngay đối diện cổng trước trường THTP Bán công Buôn Ma Thuột, trên đường Lê Duẩn phía đối diện đường Phan Đình Giót…

Tú Anh Phan
17 tháng 8 2017 lúc 16:34

Đây là hiện tượng có thật trong giới thực vật, và người ta dùng từ “bóp cổ” để chỉ mối quan hệ lấn lướt nhau giữa hai cây sống gần gũi ở trong rừng, mà thủ phạm là một số loài đa, trong đó có đa bóp cổ Ficus sumatrana, khá phổ biến trong thiên nhiên hoang dã Việt Nam.Sinh học 6

Haibara Ai
18 tháng 5 2018 lúc 10:26

Trên phương diện tự nhiên, "cây Đa ôm cây Thị" thường được giới khoa học gọi là hiện tượng "đa bóp cổ". Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Cây nảy mầm từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.

Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ xiết chặt thân cây chủ.

Không chỉ bóp nghẹt khiến vỏ cây chủ không còn mang nổi dinh dưỡng nuôi thân, các tán lá của đa bóp cổ sẽ vươn cao và rộng hơn cây chủ, chiếm hết nguồn ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của cây. Quá trình "bóp cổ" này kéo dài sẽ dẫn đến cái chết của thân cây chủ...


Các câu hỏi tương tự
Kiên NT
Xem chi tiết
Trần Như
Xem chi tiết
Huỳnh Thắm
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Trương Thị Hương Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Hà
Xem chi tiết
Kiều Bích Ngọc
Xem chi tiết
ĐoànThùyDuyên
Xem chi tiết
Nguyễn Huỳnh Hân
Xem chi tiết