help me!!! mai mik phải nộp r !! mn giúp vs please!!!
đề 1: hãy viết 1 đoạn văn chứng minh "tinh thần yêu nước của nhân dân ta" chứng tỏ luận điểm đó
đề 2: hãy viết 1 đoạn văn chứng minh "đức tính giản dị của Bác Hồ" chứng tỏ luận điểm đó
đề 3: hãy viết 1 đoạn văn chứng minh" ý nghĩa của văn chương" chứng tỏ luận điểm đó
Sarah Nguyễn
1/
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu .
2/
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Bác hiểu phong cách và tập quán của ngưới Việt Nam và Bác muốn hòa mình vào tập quán ấy. Đời sống đó được thề hiện ở nhiều mạt trong đời sống, trong bữa cơm, trong cách ăn mặc... Đời sống của Bác rất giản dị, bũa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc Bác ăn không để rơi vãi một hột cơm nào, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy vậy, tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn...Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vỉ sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý
3/
Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa của văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học kết hợp nhuần nhuyễn với cảm xục tinh tế. Ta có thể nhận thấy thái độ và tình cảm của Hoài Thanh đối với văn chương bộc lộ khá rõ trong bài văn này. Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ, tình cảm để bày tỏ quan điểm của mình. Quạ quá trình bình luận, thái độ của Ông trước sau như một: trân trọng và đề cao giá trị của văn chương. Hoài Thanh đã khẳng định thế giới văn chương thật kì diệu, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.
2/
Đã có rất nhiều bài viết nói về sự giản dị của Bác. Và một trong số đó là bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” do Phạm Văn Đồng viết. Bởi vì ông là học trò và cũng là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên bài viết của ông về Bác khá chi tiết, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đức tính giản dị của Người. Bác không chỉ giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong mà còn trong cả lời ăn tiếng nói và bài viết nữa. Đầu tiên phải kể đến là đời sống hằng ngày: bữa cơm của bác rất giản đơn, chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Là một vị chủ tịch nước nhưng nơi ở của Bác đâu phải là nơi nào đó rộng lớn, cao sang như những vị vua chúa ngày xưa. Mà đó là một căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Bác luôn tự làm mọi việc có thể, nên số người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay. Không những vậy sự giản dị của Bác còn thể hiện khá rõ qua lời nói và bài viết, vì Bác muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được và làm được. Đời sống của Bác giản dị, thanh bạch nhưng cũng không kém phần sôi nổi, phong phú. Giản dị là một đức tính vô cùng quý báu, vì vật chúng ta hãy học tập và làm theo Bác. Mọi người nhé!
P/s: Nguyệt tự làm không chép mạng nha~
Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên (1909 – 1982), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là một nhà phê bình văn học xuất sắc. Năm 2000, ông được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa – Nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là cuốn Thi nhân Việt Nam, in năm 1942. Bài Ý nghĩa của văn chương sau này in lại đã đổi tựa đề thành Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
Với một lối văn nghị luận kết hợp hài hòa giữa lí lẽ sắc bén với cảm xúc tinh tế, trong văn bản này, Hoài Thanh khẳng định: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng. Hơn thế, văn chương còn góp phần sáng tạo ra sự sống, gây dựng cho con người những tình cảm không có và luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn, tẻ nhạt.
Quan niệm đúng đắn đó thể hiện trình độ hiểu biết sâu sắc cùng thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả dành cho văn chương.
Bố cục bài văn có thể chia thành hai phần. Phần một: Từ đầu đến gợi lòng vị tha: đề cập đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương. Phần còn lại: bàn về vai trò quan trọng và công dụng to lớn của văn chương.
Trước khi phân tích bài văn, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm văn chương. Vậy thế nào là văn chương?
Học giả Phan Kế Bính đã định nghĩa ngắn gọn rằng: Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương…
Theo cách hiểu trước đây thì văn chương nghĩa rộng bao gồm cả triết học, sử học, văn học; , ,Nghĩa hẹp dùng để gọi các tác phẩm văn học, nghĩa hẹp hơn nữa là tính nghệ thuật, vẻ đẹp của câu văn, lời thơ… Trong văn bản này, thuật ngữ văn chương được dùng theo nghĩa hẹp.
Hoài Thanh giải thích nguồn gốc của văn chương bắt đầu bằng một giai thoại hoang đường: Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, nhịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.
Dân tộc ta có một truyền thống đấu tranh chống xâm lược, từ bao thế hệ cho ông đã nối tiếp nhau đứng lên chống ngoại xâm để bảo vệ Tổ quốc và viết nên những trang sử oai hùng. Trong giai đoạn chống Pháp gay go ác liệt, để động viên cổ vũ lòng yêu nước của toàn dân, tại Đại hội Đảng lần II năm 1954 trong bài viết "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", Hồ Chủ Tịch đã khẳng định:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"
Thật vậy, lòng yêu nước đã trở thành truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam từ thế hệ nay qua thế hệ khác. Tình cảm này có khi được thực hiện bằng những hành động cụ thể, nhiều lúc thể hiện qua thơ ca. Đã có biết bao nhiêu chiến sĩ, nhà thơ đã mượn lời thơ để trang trải tấm lòng yêu quê hương của mình.
Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một minh chứng hùng hồn nhất của lòng yêu nước:
"Một xin rửa sạch thù nhà
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng".
Đầu mùa xuân 1077 chiến thắng trên sông Ngư Nguyệt của Lý Thường Kiệt đánh tan 4 vạn quân Tống xâm lược đã khẳng định chủ quền dân tộc. Ta làm sao quên được bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, tương truyền của Lý Thường Kiệt ngân nga trong ngôi đền bên sông ấy:
"Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
(Sông núi nước Nam - đã dịch ra tiếng Việt)
Chính lòng yêu nước mãnh liệt ấy mà Trần Quốc Tuấn đã phải thốt lên những lời tâm sự thiết tha và đầy chân thành:
"Ta thường đến bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng" (Hịch tướng sĩ)
Và đêm đêm giấc ngủ không tròn, Nguyễn Trãi cứ mãi lo nghĩ đến quê hương đất nước:
"Những trằn trọc trong cơn mộng mị
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi".
Đến lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta, tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với giọng thơ hào hùng, Phan Bội Châu con người tài cao chí lớn, dù bị giam trong nhà lao vẫn tự hào, vẫn không mất nhuệ khí của người trai:
"Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù"
(Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông).
Đối với người yêu nước, tù đày khổ sở mà bọn giặc cố tình hành hạ cũng không làm cho họ chùn bước ngã lòng, mà ngược lại đó là dip để cho "người lớ bước" thể hiện khí phách của mình:
"Những kẻ vá trời đi lở bước
Gian nan chi kể việc con con"
(Đập đá ở Côn Lôn)
Mang một nỗi trăn trở khôn nguôi trước thực trạng của đất nước, người trai như gánh nặng một trọng trách là không thể thốt thành lời. Trần Tuấn Khải đã mượn hình ảnh cô gái "gánh nước đêm" để trang trải nỗi lòng mình khi đứng trước thời cuộc, trước cảnh đất nước bị nô lệ.
"Em bước chân ra
Con đường xa tít
Non sông mù mịt
Gánh nặng em trở ra về...
... Nước non gánh nặng
Cái đức ông chồng hay hỡi còn hay?
Em trở vai này..."
Từ năm 1930 cuộc đấu tranh giành độc lập được tiến hành dưới ngọn cờ của giai cấp vô sản, những người thanh niên trẻ yêu nước, giác ngộ lí tưởng sẵn sàng hiến dâng đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước.
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".
(Từ ấy - Tố Hữu)
Cũng trong lúc này, những tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm của giới thanh niên trẻ đáng để chúng ta khâm phục. Họ là những chiến sĩ "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" như Lý Tự Trọng, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu... những Người đã viết lên những trang sử oai hùng.
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện rõ nét và tiêu biểu nhất: là hình tượng của Bác Hồ, người cha già của dân tộc, vị lãnh tụ đánh kính, là linh hồn cuộc kháng chiến. Bác đã từ bỏ tuổi thanh xuân của mình ra đi tìm đường cứu nước và luôn mang trong tim một quyết tâm đánh đuổi kẻ thù ra khỏi đất nước. Trong tù ngục, Bác đã trằn trọc suốt đêm vì mãi lo nghĩ đến sự nghiệp cách mạng còn dang dở:
"Một canh... hai canh... lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh"
(Không ngủ được - Hồ Chí Minh)
và truyền thống ấy được dân tộc ta phát huy tới đỉnh cao trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giai đoạn này toàn dân trẻ, già, trai, gái... đều hiến dâng sưc lực, trí tuệ của mình để tham gia vào cuộc đấu tranh giữ nước:
"Lớp cha trước, lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành".
Và cũng biết bao tấm gương yêu nước của các chiến sĩ cách mạng đã làm cho kẻ thù khiếp sợ... như anh Nguyễn Văn Trỗi với chính phút cuối cùng của đời anh (Sống như anh); như chị Sứ vẫn hiên ngang giữ được phẩm chất anh hùng của mình trước cái chết gần kề (Hòn Đất); như anh giải phóng quân kiên cường dũng cảm trên đường băng Tân Sơn Nhất:
"... Anh chẳng để lại gì cho riêng anh trước lúc lên đường.
Chỉ để lại dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ"
(Dáng đứng Việt Nam - Lê Anh Xuân)
Rõ ràng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã viết tiếp những trang sử vàng của Lê Lợi, Quang Trung:
"Chi Lăng bài học thuở xưa
Người đi thì có, người về thì không"
Lòng yêu nước đã khiến cho nhân dân ta có sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn gian khổ, chiến thắng bọn cướp nước và bán nước. Đáng tự hào thay sự hi sinh cao cả đầy anh dũng của những người con nước Việt.
Có thể nói lòng yêu nước của dân tộc ta là nhân tố quyết định thắng lợi trong công cuộc đấu tranh chống xâm lược, để bảo vệ Tổ quốc. Em nguyện sống sao cho xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của cha anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân.