Bài 47 : Châu Nam cực - châu lục lạnh nhất thế giới

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bui Duc Phuc

Hãy viết ra những hiểu biết của em về châu Nam Cực.

Trẻ Trâu Việt Nam
7 tháng 3 2017 lúc 15:19

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lývà nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương.

Bình Trần Thị
7 tháng 3 2017 lúc 15:26

-Vị trí: Từ vòng cực Nam đến cực Nam.
-Giới hạn: gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
-Diện tích: 14,1 triệu km2.

1. Khí hậu
– Khí hậu rất giá lạnh – được coi là “cực lạnh” của thế giới.
– Nhiệt độ quanh năm dưới 0oC.
– Là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới, vận tốc gió thường trên 60km/giờ.
+ Địa hình: Toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành cao nguyên băng khổng lồ, cao trung bình trên 2000m.
– Thể tích băng lên tới trên 35 triệu km3.
+ Sinh vật: Thực vật không thể tồn tại. Động vật khá phong phú với các loài có khả năng chống chịu với giá lạnh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo, cá voi xanh và các loài chim biển sống ở ven lục địa.
+ Khoáng sản: Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.

2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu
– Là châu lục được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất (Châu Nam Cực được phát hiện cuối thế kỉ XIX).
– Là châu lục duy nhất trên thế giới chưa có cư dân sinh sống thường xuyên.

Bé Nấm
4 tháng 5 2017 lúc 16:27

châu nam cực nằm ở vị trí từ vùng cực Nam đến cực Nam có khí hậu khắc nghiệt giá lạnh. Nhiệt độ thấp, ẩm 94,5%, lạnh nhất thế giới. Là nơi có khí áp cao có nhiều gió bão nhất thế giới. Vận tốc gió 60km/h

Lê Thị Thanh Hoa
25 tháng 4 2018 lúc 10:33

. Khí hậu

- Vị trí, giới hạn: nằm ở cực Nam của Trái Đất. Gồm lục địa Nam Cực, các đảo ven lục địa

- Diện tích: 14,2 triệu km2km2

- Khí hậu: đc gọi là " cực lạnh" của thế giới, nđộ thấp nhất ( - 94,5 oCoC), nằm trong vùng khí áp cao, có gió bão nhiều nhất thế giới.

- Địa hình: toàn bộ lục địa Nam Cực đc bao phủ bởi băng tuyết, tạo thành các cao nguyên khổng lồ, thể tích băng: 35 triệu/ km2km2.

+ Ngày nay, do biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên khiến băng tuyết ở châu Nam Cực tan ra ngày càng nhanh.

2. Tài nguyên, sinh vật:

* Sinh vật:

- Thực vật: ko có

- Động vật:

+ Phong phú: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi xanh, các loài chim và nguồn hải sản tôm, cá,.. sống ở ven lục địa và trên các đảo

+ Do con người đánh bắt quá mức dẫn đến cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng

- Con người: chủ yếu là các nhà nghiên cứu khoa học, vẫn chưa có dân cư sinh sống thường xuyên.

* Khoáng sản: phong phú, dồi dào: than đá, sắt, đồng, dầu khí,...

P/s: Chúc bạn học tốt

Phạm Thảo Vân
3 tháng 5 2018 lúc 20:18

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa.[4] Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục.[5] Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu VostokMirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.

Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.

Anna Trần
25 tháng 2 2019 lúc 20:54

Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm). Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.

Châu Nam Cực, xét trung bình, là lục địa lạnh nhất, khô nhất, nhiều gió nhất, và cao nhất trong tất cả các lục địa. Châu Nam Cực được xem là một hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới, với lượng giáng thủy hàng năm chỉ ở mức 200 mm (8 inch) dọc theo bờ biển và giảm dần khi vào trong nội lục. Nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt −89 °C (−129 °F), dù vậy nhiệt độ trung bình quý III (giai đoạn lạnh nhất trong năm) là −63 °C (−81 °F). Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 đến 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa. Chỉ có các vi sinh vật ưa lạnh có thể sống sót ở châu Nam Cực như các loại tảo, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, và một số loài động vật nhất định như mạt, giun tròn, chim cánh cụt, hải cẩu và gấu nước. Thảm thực vật xuất hiện là đài nguyên.

Mặc dù những huyền thoại và suy đoán về Terra Australis ("vùng đất phía nam") đã có từ lâu, châu Nam Cực chỉ được phát hiện lần đầu vào năm 1820 bởi hai nhà thám hiểm người Nga Fabian Gottlieb von Bellingshausen và Mikhail Lazarev trên hai con tàu VostokMirny. Tuy vậy, do môi trường khắc nghiệt, thiếu nguồn tài nguyên dễ tiếp cận, và tính biệt lập, châu Nam Cực vẫn bị bỏ mặc trong phần còn lại của thế kỷ 19. Cuộc đổ bộ được xác nhận đầu tiên do một nhóm người Na Uy thực hiện vào năm 1895.

Hiệp ước Nam Cực được ký năm 1959 với sự tham gia của 12 quốc gia; cho đến nay đã có 49 quốc gia ký kết. Hiệp ước nghiêm cấm các hoạt động quân sự và khai thác khoáng sản, thử hạt nhân và thải bỏ chất thải hạt nhân; ủng hộ nghiên cứu khoa học và bảo vệ khu sinh thái của lục địa. Các thí nghiệm hiện vẫn đang được tiến hành với sự tham gia của hơn 4.000 nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia.

Các bằng chứng lịch sử được công nhận rộng rãi cho biết lục địa này đã được con người nhìn thấy lần đầu vào năm 1820 và đổ bộ lên vào năm 1821. Trước đó đã có một bản đồ của đô đốc Piri Reis thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, vẽ vào năm 1513 cho thấy một lục địa phía nam có bờ biển gần giống châu Nam Cực.

Có giả thuyết cho rằng con người đã từng cư ngụ ở châu Nam Cực dựa trên lập luận bản đồ châu này đã có từ thế kỷ 16 do Piri Reis phác họa.

Châu Nam Cực là lục địa lạnh nhất trên Trái Đất. Nhiệt độ tự nhiên thấp nhất ghi nhận được trên Trái Đất là −89,2 °C (−128,6 °F) tại trạm Vostokt của Liên Xô (nay là Nga) ở Nam Cực vào ngày 21 tháng 7 năm 1983.[21] Nhiệt độ này thấp hơn nhiệt độ của nước đá khô 11 °C (20 °F) ở 1 atm áp suất riêng phần, nhưng vì CO2 chỉ chiếm 0,039% trong không khí, nhiệt độ dưới -150 °C có thể cần đạt được để tạo ra tuyết đá khô ở Nam Cực. Nam Cực là hoang mạc lạnh với lượng giáng thủy rất thấp; tại điểm Cực Nam lượng giáng thủy nhận được trung bình ít hơn 10 cm (4 in)/năm. Giá trị nhiệt độ thấp nhất nằm trong khoảng −80 °C (−112 °F) và −95 °C (−139 °F) trong nội địa vào mùa đông và lớn nhất khoảng 5 °C (41 °F) và 15 °C (59 °F) gần bờ biển vào mùa hè. Cháy nắng là một vấn đề về sức khỏe khi mà bề mặt băng tuyết phản xạ gần như toàn bộ tia tử ngoại chiếu lên nó. Theo vĩ độ, thời gian bóng tối kéo dài hoặc ánh sáng ngày liên tục tạo ra khí hậu rất khó chịu đối với con người ở hầu hết các nơi trên lục địa này.

Nhiều quốc gia đã gửi những nhà nghiên cứu đến cư trú thường xuyên trong các trạm nghiên cứu rải rác trên toàn châu lục. Số lượng những người làm công tác nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu ở đây dao động từ 1.000 người vào mùa đông và 5.000 người vào mùa hè.

Trạm cư trú đầu tiên được thiết lập tại Nam Cực vào năm 1786 bởi các ngư dân săn hải cẩu Anh Mỹ. Họ đã lập những trạm cư trú tạm thời trên đảo Georgia để sống qua mùa đông Nam Cực trong thời gian một năm hay nhiều hơn. Trong suốt thời kỳ săn cá voi (kết thúc vào năm 1966), số dân trên toàn châu lục là khoảng 1.000 người (có những năm vượt 2.000 người) vào mùa hè và 200 người vào mùa đông. Phần lớn những thợ săn cá voi là người Na Uy và những năm tiếp theo người ta ghi nhận thấy sự gia tăng của những người có quốc tịch Anh. Các điểm quần cư khi đó gồm có Grytviken, Leith Harbour, King Edward Point, Stromness, Husvik, Prince Olav Harbour, Ocean Harbour và Godthul. Những người quản lý công việc săn bắt cá voi thường sống ở đây với gia đình họ. Một trong số đó là Đại tá Carl Anton Larsen, người thành lập nên Grytviken là một nhà thám hiểm và săn bắn cá voi người Na Uy, sau đó nhập quốc tịch Anh vào năm 1910.

Đứa trẻ đầu tiên sinh ra ở vùng cực nam Trái Đất này là một bé gái người Na Uy có tên Solveig Gunbjörg Jacobsen. Jacobsen sinh ngày 8 tháng 11 năm 1913và là con gái của Fridthjof Jacobsen, trợ lý của một trạm đánh bắt cá voi và vợ Klara Olette Jacobsen. Jacobsen đến đảo vào năm 1904 và trở thành quản lý của Grytviken từ 1914 đến 1921; hai đứa trẻ của ông được sinh ra ở Nam Cực

Emilio Marcos Palma là người đầu tiên được sinh ra trong lục địa Nam Cực tại trạm Base Esperanza vào năm 1978; cha mẹ của anh cùng với 7 hộ gia đình khác được chính phủ Argentina đưa đến lục địa Nam Cực để chứng minh liệu con người có thể sinh sống được trong điều kiện khắc nghiệt của môi trường hay không. Năm 1984, Juan Pablo Camacho trở thành đứa trẻ Chile đầu tiên được sinh ra ở Nam Cực tại trạm Frei Montalva Station. Rất nhiều trạm (căn cứ) hiện trở thành nhà và trường học của con em những người sống trên Nam Cực

Chúc Bạn học tốt nhé !!!


Các câu hỏi tương tự
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Mai Vĩnh Nam Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Dương Anh Na
Xem chi tiết
Khang Nguyễn Hữu Vĩnh
Xem chi tiết
pampam
Xem chi tiết
Ky Giai
Xem chi tiết
Duy Linh
Xem chi tiết
Vương Quốc Anh
Xem chi tiết
Như Quỳnh Đinh
Xem chi tiết