Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Hương Thơm

hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ ) nói về bạo lực học đường

Trần Hoàng Sơn
20 tháng 1 2016 lúc 9:13

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

DÀN Ý:

I. Mở bài: 
- Nêu một số hiện tượng xấu trong học sinh dẫn vào bạo lực học đường.
- Nhận định: là hiện tượng xấu, có nhiều tác hại
II. Thân bài: 
1. Giải thích: 
- “Bạo lực học đường” là gì?
- Nêu biểu hiện và thực trạng.
2. Bàn luận: 
a. Phân tích tác hại của bạo lực học đường:
- Nêu các ví dụ về bạo lực học đường.
- Tác hại với học sinh bị bạo lực và gia đình.
- Tác hại với học sinh gây ra bạo lực và gia đình.
b. Phân tích nguyên nhân của bạo lực học đường:
- Nguyên nhân chính là do bản thân học sinh.
- Nguyên nhân khác: do gia đình và xã hội…
3. Đề xuất biện pháp khắc phục: 
- Nâng cao vai trò của gia đình, nhà trường, xã hội trong quản lí, giáo dục học sinh.
- Bản thân học sinh không tham gia bạo lực học đường.
III. Kết bài: 
- Đánh giá chung về hiện tượng, cảm nghĩ chung.

BÀI VIẾT THAM KHẢO

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết, ta cần hiểu bạo lực học đường là gì? Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ, ngày 30/5/2012, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nữ sinh Lê Thị Thanh Trang học sinh lớp 9B, do mâu thuẫn với bạn cùng lớp là Phạm Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Hoài, Trang mang dao đến trường, gọi Ánh và Hoài ra nói chuyện, rút dao đâm một nhát vào ngực Hoài, một nhát vào bụng Ánh. Hoài bị chết trên đường đi cấp cứu, Ánh bị thương nặng. Hay ở huyện Châu Đốc, Tiền Giang vào tháng 3/2012, một học sinh lớp 10 là Trần Thị Cẩm Thu đã đâm chết bạn học là Lê Thị Thu Thảo, sau khi đâm chết bạn, Thu còn thản nhiên gọt trái cây để ăn.
Từ cách giải thích và thực trạng trên, ta thấy bạo lực học đường để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, khó lường. Đối với học sinh bị đánh, sẽ bị tổn thương về mặt thể xác, bị thương tích, tàn phế, thậm chí mất mạng; để lại di chứng về mặt tinh thần. Gia đình học sinh bị hại sẽ luôn lo lắng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc, đau đớn hơn là mất con sau bao năm nuôi nấng, hi vọng. Về phía kẻ gây ra bạo lực, hậu quả cũng không kém phần đau lòng. Bị nhà trường đuổi học, bị vào vòng tù tội bị bạn bè xa lánh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người.
Bạo lực học đường gây ra tác hại nghiêm trọng, nên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực, phim ảnh bạo lực. Về phía gia đình cần quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm tư tình cảm của con em mình, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Về phía học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Khi phát hiện vụ việc phải báo ngay với giáo viên hoặc người lớn tuổi để kịp thời ngăn cản và răn đe, giáo dục. 
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Là học sinh, chúng ta cần hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường, không tham gia bạo lực học đường.
Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường lành mạnh, tất cả hãy nói KHÔNG với bạo lực học đường.

Khánh Huyền Nguyễn Thị
23 tháng 1 2016 lúc 17:57

I.Mở bài:

   Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

II.Thân bài:

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

III. Kết bài:

  Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

 

Đặng Thị Huyền Trang
10 tháng 1 2018 lúc 20:52

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Lý Tín
6 tháng 3 2018 lúc 21:13

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: học sinh lười học, ngiện Game online, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề… Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là nạn bạo lực học đường. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.
Trước hết, ta cần hiểu bạo lực học đường là gì? Đó là hiện tượng học sinh dùng hành vi mang tính bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân với cá nhân học sinh hoặc giữa các nhóm học sinh với nhau. Diễn ra trong hoặc ngoài nhà trường, đánh nhau thường có hung khí. Ví dụ, ngày 30/5/2012, tại trường THCS Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nữ sinh Lê Thị Thanh Trang học sinh lớp 9B, do mâu thuẫn với bạn cùng lớp là Phạm Thị Ngọc Ánh và Trần Thị Hoài, Trang mang dao đến trường, gọi Ánh và Hoài ra nói chuyện, rút dao đâm một nhát vào ngực Hoài, một nhát vào bụng Ánh. Hoài bị chết trên đường đi cấp cứu, Ánh bị thương nặng. Hay ở huyện Châu Đốc, Tiền Giang vào tháng 3/2012, một học sinh lớp 10 là Trần Thị Cẩm Thu đã đâm chết bạn học là Lê Thị Thu Thảo, sau khi đâm chết bạn, Thu còn thản nhiên gọt trái cây để ăn.
Từ cách giải thích và thực trạng trên, ta thấy bạo lực học đường để lại nhiều tác hại nghiêm trọng, khó lường. Đối với học sinh bị đánh, sẽ bị tổn thương về mặt thể xác, bị thương tích, tàn phế, thậm chí mất mạng; để lại di chứng về mặt tinh thần. Gia đình học sinh bị hại sẽ luôn lo lắng, tiêu tốn thời gian, tiền bạc, đau đớn hơn là mất con sau bao năm nuôi nấng, hi vọng. Về phía kẻ gây ra bạo lực, hậu quả cũng không kém phần đau lòng. Bị nhà trường đuổi học, bị vào vòng tù tội bị bạn bè xa lánh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến (…) nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: Do sự thiếu giáo dục từ phía gia đình. Do sự phát triển của tâm sinh lý lứa tuổi. Ngoài ra, bạo lực học đường còn là do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, game bạo lực; nên dẫn đến những hành xử thiếu tính người.
Bạo lực học đường gây ra tác hại nghiêm trọng, nên ta cần tìm ra biện pháp khắc phục: Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực, phim ảnh bạo lực. Về phía gia đình cần quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống tâm tư tình cảm của con em mình, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Về phía học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm. Khi phát hiện vụ việc phải báo ngay với giáo viên hoặc người lớn tuổi để kịp thời ngăn cản và răn đe, giáo dục.
Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Là học sinh, chúng ta cần hiểu rõ hậu quả của bạo lực học đường, không tham gia bạo lực học đường.
Tóm lại, bạo lực học đường là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường lành mạnh, tất cả hãy nói KHÔNG với bạo lực học đường.


Các câu hỏi tương tự
Ha19052003 Nguyen
Xem chi tiết
Vũ Trung Hiếu
Xem chi tiết
tran thi mai anh
Xem chi tiết
Tuyết Lâm Như
Xem chi tiết
Phan Ngọc Anh
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
Giấu tên
Xem chi tiết
Nguyễn  Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết