Đề cương ôn tập văn 7 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
An Tạ

Hãy viết đoạn văn :

+ Cảm nhận hình ảnh Bác Hồ trong 2 bài thơ Rằm tháng giêng & Cảnh khuya

Gợi ý :

- Hình ảnh 1 : Bác là 1 thi sĩ tài hoa (lấy dẫn chứng, nêu phân tích )

- Hình ảnh 2 : Bá là 1 chiến sĩ luôn lo lắng cho vận mệnh dân tộc ... (lấy dẫn chứng, phân tích, nêu cảm nghĩ )

+ Cảm nhận về phép Điệp Ngữ trong bài Nguyên tiêu

Gợi ý :

- Điệp từ đó là điệp từ "xuân" trong bài

=> Dạng điệp ngữ gì ? Phân tích và nêu cảm nghĩ

+Điệp ngữ "vì" của bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Dạng điệp ngữ gì ? Nhấn mạnh, khẳng định điều gì ?

+ Cảm nhận về điệp ngữ "nghe" trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Khổ đầu bài thơ Tiếng gà trưa:

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ

"Cục...cục tác cục ta"

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ..."

- Dạng điệp ngữ gì ? Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> phân tích tác dụng của mỗi điệp từ "nghe"...

+Cảm nhận về 1 cụm từ có nghĩa trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Nêu chọn cụm từ "tiếng gà trưa"

- tiếng gà trưa được nhắc lại mấy lần ?

- Đây là phép tu từ gì : Điệp câu

-Phân tích tác dụng cũng như nội dung sau cụm từ "tiếng gà trưa"

-Nêu cảm nghĩ của em về cụm từ đó

+ Cảm nhận đàn gà trong bài Tiếng gà trưa

Gợi ý :

- Đây là 1 bức tranh với nhiều gam màu tươi sáng

- Cảnh làng quê Việt Nam hiện ra thông qua hình ảnh đàn gà

Mỗi một dấu + là 1 đề bài nha ! 😄

Câu hỏi của mình hơi dài do có GỢI Ý !😅

Giúp mình viết thành cá đoạn văn nha ! 🙏

Sắp thi rồi ! 😭

Nguyễn Hải Đăng
13 tháng 12 2017 lúc 12:14

Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.

Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.

Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.


Các câu hỏi tương tự
Love you
Xem chi tiết
Đinh Thị Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Thiên Nhi
Xem chi tiết
Siu Cấp VIP PRO
Xem chi tiết
thủy lưu
Xem chi tiết
Quân Hồ
Xem chi tiết
Như Trúc
Xem chi tiết
thủy lưu
Xem chi tiết
đinh văn việt
Xem chi tiết