Bài viết số 5 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lợn Lười

Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiộn tượng học sinh mải chơi điện tử , sao nhãng học hành

Phạm Thu Thủy
15 tháng 1 2017 lúc 9:26

Trò chơi điện tử vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .
Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Dương Phương Trà
30 tháng 12 2017 lúc 22:16

Bài làm

Trong nhiều năm trở lại đây internet đã làm thay đổi bộ mặt của nhiều quốc gia và Việt Nam là một trong số đó. Thời đại công nghệ số chính là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong những năm gần đầy. Không chỉ mang đến sự phát triển về kinh tế, mở ra sự giao lưu với nước ngoài mà nó cũng mang đến nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội. Game hay còn gọi là trò chơi điện tử là một trong số đó.

Cái thời mà các trò chơi dân gian xưa như : Ô ăn quan, nhảy ngựa, đá dế, trận giả… đã lùi vào dĩ vãng. Thay vào đó là cả một ngành công nghiệp giải trí được ra đời. Ngành công nghiệp game là một trong những ngành nghề hái ra tiền hiện nay. Vì thế, các nhà sản xuất đã không ngừng tung ra hàng triệu các game khác nhau để thu hút người dùng đặc biệt là giới trẻ.

Nếu vô tình bước chân vào một quán internet, sẽ chẳng ngạc nhiên gì khi phần lớn là các bạn đồng trang lứa với áo đồng phục đang say sưa chơi các game đầy hấp dẫn như : đá bóng, đua xe, đế chế… Công bằng nói thì việc chơi game không hoàn toàn xấu. Thậm chí nó còn giúp chúng ta rèn luyện sự kiên trì, nhanh nhẹn và giảm căng thẳng sau những giờ học tập. Nhưng vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã không ngừng sử dụng tình huống bạo lực, hình ảnh mát mẻ để kích thích để tăng sự hấp dẫn của game nhưng đồng thời cũng biến nó thành một liều thuốc độc giết người.

Không cần một số liệu thống kê nào thì bất cứ ai cũng nhận thấy rằng đối tượng chính của game chính là các bạn học sinh. Với đồ họa đẹp mắt, âm thanh sắc nét chân thực cùng những thử thách ly kỳ hấp dẫn game nhanh chóng trở thành thú tiêu khiển hấp dẫn của học sinh. Nhưng cũng chính vì điều đó đã khiến các bạn đắm chìm trong điện tử dẫn đến “nghiện game”. Việc cày 4 – 5 tiếng điện tử hay chơi thâu đêm đã không còn là xa lạ đối với những con nghiện. Đối với các bạn giờ đây việc tăng cấp, lấy được vật phẩm còn cao hơn sức khỏe, học tập hay cả chính gia đình mình! Chấp nhận bỏ học đi chơi, chấp nhận kỷ luật thậm trí để có tiền chơi game các bạn sẵn sàng làm trái pháp luật.

Game không phải một trò chơi miễn phí, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của mình các bạn cần phải có tiền. Từ việc nhịn ăn sáng tiêu vặt lấy tiền chơi game, đến các việc như nói dối bố mẹ, trộm cắp trong nhà… Và đến khi vẫn không đủ thì các bạn đã làm những điều sai trái. Hàng loạt những bài về việc cướp của giết người để lấy tiền chơi game dường như đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng chơi game ở giới trẻ.

Không chỉ tốn kém về kinh tế mà việc chơi game quá lâu thường dẫn đến các bệnh về mắt như cận thị loạn thị, ăn uống nghỉ ngơi không đúng bữa khiến sức khỏe giảm sút. Đã có nhiều trường hợp tử vong vì chơi game liên tục trong nhiều giờ. Việc đắm chìm trong thế giới ảo thường quên đi thế giới thực dẫn đến sự sa sút trong học tập và dần đánh mất đi tương lai của mình. Những hình ảnh chém giết bạo lực kích thích trong game còn dẫn đến tâm lý mất cân bằng không phân biệt được việc chém giết trong game và ngoài đời thực dẫn đến việc vi phạm pháp luật. Có thể nói rằng, nghiện game cũng nguy hiểm như nghiện ma túy.

Là một nước đang phát triển thị trường game ở Việt Nam phát triển rất nhanh. Có cầu ắt có cung, hàng ngàn quán game được ra đời để phục vụ giới trẻ và cũng từ đây nhiều tệ nạn ra đời. Cùng với đó là sự thiếu quan tâm của gia đình cứ nghĩ rằng con mình luôn đi học đầy đủ đến khi sự việc xẩy ra thì đã quá muộn. Ở tuổi mới lớn nhu cầu vui chơi giải trí là nhu cầu chính đáng nhưng nếu chỉ vì thế mà quên đi việc học đánh mất tương lại thì thật đáng buồn.

Giới trẻ nghiện game có nhiều nguyên nhân, ngoài sự kích thích và hấp dẫn của trò chơi thì đây còn là nơi các em dễ dàng chinh phục được nhiều đẳng cấp, khẳng định được giá trị của bản thân mình.

Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội cũng theo đó tăng cao vì vậy đừng để mình bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Vì vậy, để có thể biến game thành một trò chơi có ích bản thân các bạn cần có quyết tâm và một ý chí vững vàng. Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể của lớp, trường. Sắp xếp cân đối giữa việc học và chơi sao cho hợp lý. Cùng với đó gia đình và thầy cô cũng cần quan tâm đến con em mình. Không chỉ kiểm soát về tài chính, giờ chơi mà cần định hướng cho các bạn biết đâu là việc quan trọng. Các nhà quản lý, sản xuất cần cân nhắc các hình ảnh tính bạo lực kích thích trong game sao cho phù hợp. Hãy cùng nhau phát triển một xã hội tốt đẹp, biến game trở thành môn thể thao điện tử chứ không còn là chất gây nghiện nguy hiểm.


Các câu hỏi tương tự
Vô Danh
Xem chi tiết
Lợn Lười
Xem chi tiết
Noo Phước Thịnh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bình Yên
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Minh Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hải Anh
Xem chi tiết
Phú Phạm Minh
Xem chi tiết
Phú Phạm Minh
Xem chi tiết
Phương
Xem chi tiết