"Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư"
Hai câu này tuy được dịch khác nhau, nhưng đại để gặp nhau:
- Nhóm Bùi Kỷ: “Sự oán hận xưa nay khó mà hỏi trời được. Nỗi oan phong vận lạ kia, tự mình ta buộc lấy mình”.
- Đào Duy Anh: “Mối hận cổ kim khó hỏi trời. Oan lạ của người phong vận ta cũng tự thấy có mình ở trong ấy”.
- Vũ Tam Tập: “Những mối hận cổ kim, khó mà hỏi trời được. Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc lỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã”.
Đây là cặp câu “luận” bàn về sự đời, nhà thơ nói tới sự khó hiểu, vô lí của số phận. Đáng chú ý là câu sáu nhà thơ nói: Ta cũng tự coi như rơi vào cái oan lạ lùng của kiếp phong nhã (như của nàng). Hiểu theo ý trên thì Nguyễn Du hẳn phải có oan trái gì sâu sắc lắm, hiểu theo ý dưới thì tấm lòng nhà thơ hoàn toàn đồng cảm với Tiểu Thanh. Câu này với sự xuất hiện từ “ta” (ngã) báo hiệu chuyển mạch, nói tới “Tố Như” trong câu kết.
Nguyễn Du ông là một Đại thi hào của dân tộc Việt Nam ngoài truyện Kiều- một kiệt tác văn học ông còn có một tác phẩm nổi tiếng viết về số phận của những người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh viết bằng chữ hán đc thể hiện qua tác phẩm 'Độc tiểu Thanh Kí'. Trong bài thơ có câu" Cổ kim hận sự thiên nan vấn / Phong vận kì oan ngã tự cư" Hai câu thơ này là câu luận được dịch sang thơ nghĩa " Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi / Cái án phong lưu khác tự mang'. Người xưa là Tiểu Thanh , người nay Nguyễn Du , lại người nay khóc thương người xưa thương cho phận phụ nữ ' Tài hoa nhưng bạc mệnh ' giống trong câu thơ của Nguyễn Du có viết" Cái tài đi với cái tai một vần" người như Tiểu Thanh vừa thông minh vừa xinh đẹp , có tài lẫn sắc phải chịu số phận hẩm hiu . Hai câu thơ cho thấy sự bất lực bế tắc ko tìm thấy câu trả lời cho những nỗi oan khuất của những con người đã và đang gặp phải trong cuộc sống . Nguyễn Du một thiên tài văn học con người đa cảm như thấy mình cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc oan vì nét phong nhã qua Tiểu Thanh ta lại liên tưởng đến nàng Kiều âu cũng vì nét " phong nhã" mà số phận hẩm hiu.